Tổchức và quản lý đàotạo

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đào tạo nguồn nhân lực tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên cao su krong búk (Trang 33 - 35)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.6. Tổchức và quản lý đàotạo

a. Chuẩn bị giáo viên

Trình độ của đội ngũ đào tạo là một phần quyết định đến hiệu quả đào tạo. Chúng ta cần lựa chọn đội ngũ giảng dạy từ các nguồn khác nhau nhƣ trong nội bộ tổ chức hay liên kết với các trƣờng chính quy hoặc mời chuyên gia về đào tạo. Nhƣng các giảng viên cần có kiến thức sâu rộng, có kinh nghiệm và đặc biệt phải am hiểu về tình hình của doanh nghiệp cũng nhƣ các chiến lƣợc, phƣơng hƣớng đào tạo của doanh nghiệp. Tùy theo từng đối tƣợng mà lựa chọn giảng viên, đối với lao động trực tiếp nên lựa chọn những ngƣời có tay nghề giỏi, có khả năng truyền đạt và có lòng nhiệt tình trong doanh nghiệp để giảng dạy nhằm giảm chi phí thuê ngoài.

Việc sử dụng nguồn giáo viên nào cũng đều có những ƣu nhƣợc điểm riêng. Do đó, để có thể thiết kế nội dung chƣơng trình đào tạo phù hợp nhất với thực tế tại doanh nghiệp, có thể kết hợp giáo viên thuê ngoài và những ngƣời có kinh nghiệm lâu năm tại doanh nghiệp. Việc kết hợp này cho phép ngƣời lao động tiếp cận với kiến thức mới, đồng thời không xa rời với thực tiễn tại doanh nghiệp.

Sau khi lựa chọn đƣợc giáo viên thì cần tiến hành tập huấn, cung cấp cho họ những thông tin về mục tiêu, đối tƣợng và nội dung đào tạo để họ có thể phát huy đƣợc hiệu quả cao nhất.

b. Lựa chọn thời gian đào tạo

Thời gian thực hiện một chƣơng trình đào tạo cần phải đƣợc xác địnhngay trong giai đoạn lập kế hoạch, giúp tổ chức chủ động hơn trong việc phân bổ chỉ tiêu đi học, tiết kiệm kinh phí đào tạo, giúp lựa chọn giáo viên

phù hợp… nên mở các lớp vào thời điểm nào có thể huy động đƣợc tối đa số học viên cần đào tạo, phù hợp với điều kiện hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

c. Tổ chức quản lý quá trình đào tạo

Sau khi xây dựng đƣợc chƣơng trình đào tạo nguồn nhân lực, việc tổ chức thực hiện chƣơng trình này là rất quan trọng. Nhƣ đã phân tích, đào tạo phải dựa trên những gì mà nhà quản trị muốn nhân viên của mình phải biết, vậy nên để đào tạo có hiệu quả cần sự nỗ lực của cả hai bên, nhân viên phải quyết tâm vì mục tiêu nâng cao khả năng làm việc và nhà quản trị phải tạo điều kiện về mặt thời gian cũng nhƣ kinh phí và phải kiểm soát việc nhân viên áp dụng các kiến thức học đƣợc vào trong công việc.

Việc tiến hành tiến trình đào tạo phải đƣợc phân cho một đối tƣợng cụ thể phụ trách, ngƣời này sẽ trực tiếp quản lý, báo cáo và chịu trách nhiệm trƣớc cấp trên. Trong quá trình thực hiện tiến trình nếu có điều không phù hợp xảy ra thì phải kịp thời báo ngay với lãnh đạo cấp trên để trực tiếp xem xét, thay đổi, điều chỉnh cho phù hợp.

Ngƣời đƣợc phân nhiệm vụ phụ trách đào tạo cần phối hợp với các bộ phận/ phòng ban chức năng trong công ty để lựa chọn đúng đối tƣợng cần đào tạo, thông báo lịch đào tạo và đảm bảo các điều kiện cần thiết để nhân viên tham gia đào tạo có hiệu quả. Để thực hiện đào tạo trong công việc có hiệu quả thì các bộ phận trong doanh nghiệp phải kết hợp với nhau để tìm ra những cán bộ có kinh nghiệm và sẵn sàng thực hiện đào tạo nhân viên. Trong trƣờng hợp thực hiện đào tạo ngoài công việc thì họ cần giúp nhà quản trị tìm kiếm các tổ chức cung cấp dịch vụ đào tạo để chọn đơn vị phù hợp nhất. Tiếp theo, cần phối hợp với giáo viên, ngƣời hƣớng dẫn trong việc xây dựng chƣơng trình và kịch bản đào tạo phù hợp với mục tiêu đề ra. Khi khóa học diễn ra, cần đảm bảo các điều kiện hậu cần nhƣ lớp học, trang thiết bị phục vụ giảng dạy, bố trí

bàn ghế phù hợp với phƣơng pháp giảng dạy sử dụng, đồ ăn thức uống...

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đào tạo nguồn nhân lực tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên cao su krong búk (Trang 33 - 35)