6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.2.5. Hoàn thiện việc lập và quản lý dự toán kinh phí đàotạo
Xây dựng dự toán kinh phí cho đào tạo là một trong những công việc quan trọng của quá trình đào tạo và phát triển NNL. Việc xác định chi phí đúng sẽ tạo đƣợc sự kích thích đối với nhân viên và đội ngũ thực hiện công tác đào tạo. Nhƣ phân tích thực trạng ta thấy nguồn kinh phí cho đào tạo của Công ty những năm qua không nhiều. Đây là một trong những nguyên nhân làm giảm tính hiệu quả của công tác đào tạo NNL tại Công ty. Chính vì vậy trong tƣơng lai, Công ty cần tăng cƣờng thêm quỹ đào tạo góp phần giúp cán bộ quản lý mạnh dạn hơn trong việc hoạch định và thực hiện phƣơng pháp đào tạo.
Ngoài kinh phí đào tạo do tập đoàn cấp hằng năm, nên công ty cần phải lập ra một quỹ đào tạo riêng mà quỹ đó có thể huy động từ các nguồn sau:
- Trích một phần kinh phí hoạt động của công ty do tập đoàn cấp. - Trích từ kinh phí hoạt động kinh doanh khác của công ty
- Tìm kiếm các nguồn hỗ trợ từ các chƣơng trình, dự án của Chính phủ và các tổ chức tài trợ trong và ngoài nƣớc.
- Đóng góp của cán bộ, nhân viên công nhân đƣợc trực tiếp hƣởng lợi từ các chƣơng trình đào thông qua việc chịu một phần nhất định kinh phí đào tạo.
Công ty cần có một cơ chế, chính sách đào tạo nhƣ lƣơng, chi phí hỗ trợ khi tham gia đào tạo, sử dụng nhân viên sau đào tạo, đầu tƣ cho cơ sở vật chất, đội ngũ thực hiện công tác đào tạo,… Kết hợp giữa các phòng ban liên quan để lên kế hoạch tài chính cho công tác đào tạo. Công ty nên tích cực huy động thêm các nguồn tài trợ cho công tác đào tạo từ bên ngoài và cả từ bên trong công ty: trích từ 4%- 5% từ lợi nhuận Công ty, tiếp cậncác dự án phát triển NNL cho Tây Nguyên... Muốn nhƣ vậy, công ty cần lên kế hoạch và có các chiến lƣợc cụ thể để có thể huy động và sử dụng nguồn kinh phí này hiệu quả, tránh lãng phí.
Với ngƣời lao động cần có các chính sách đãi ngộ, đảm bảo quyền lợi để nhân viên có động lực tham gia đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn. Các quyền lợi cần đƣợc đảm bảo nhƣ sau:
- Đƣợc thanh toán tiền học phí, tàu xe, công tác phí trong thời gian tham gia đào tạo.
- Đƣợc hƣởng nguyên lƣơng, đƣợc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định.
- Đƣợc công ty xem xét tạo điều kiện đề bạt hoặc bố trí sau đào tạo. Ngoài việc hỗ trợ ngƣời lao động trong vấn đề đào tạo thì công ty cũng cần có các ràng buộc đối với ngƣời lao động, cần có cam kết phục vụ, làm việc gắn bó lâu dài với công ty. Tất cả các chế độ, chính sách hỗ trợ trong đào tạo đều đƣợc xếp vào nguồn kinh phí dành cho đào tạo và bồi dƣỡng trình độ nhân viên.
Để việc thực hiện các chính sách, chế độ hỗ trợ cho ngƣời đƣợc đào tạo nhƣ đã nêu ở trên đƣợc hiệu quả thì công ty cần xác định rõ với mỗi chƣơng trình đào tạo thì nguồn kinh phí lấy từ đâu là hiệu quả, cần thiết với mục đích cụ thể. Chẳng hạn khi mục tiêu đào tạo chủ yếu phục vụ cá nhân thì do ngƣời lao động có nguyện vọng đi học tự bỏ tiền ra, còn khi mục tiêu đào tạo phục
vụ cho mục tiêu phát triển công ty thì công ty trích kinh phí để chi cho ngƣời đƣợc đào tạo.