Thực trạng tổchức và quản lý quá trình đàotạo

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đào tạo nguồn nhân lực tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên cao su krong búk (Trang 68 - 71)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.6. Thực trạng tổchức và quản lý quá trình đàotạo

Các khóa đào tạo tập trung chủ yếu do Công ty tiến hành với thời gian vào các tháng thấp điểm trong kinh doanh sản xuất, thƣờng là vào mùa mƣa (tháng 8 – 10) mùa lá rụng của cây (tháng 1 - 2). Đối với công nhân hàng năm công ty vẫn thƣờng xuyên tổ chức các lớp đào tạo ngắn hạn.

- Các khoá đào tạo ngắn hạn: Đào tạo cạo mủ; Nghiệp vụ quản lý; Tập huấn nghiệp vụ về công tác pháp luật lao động; Tập huấn nghiệp vụ kiểm tra chất lƣợng sản phẩm; Công nhân chế biến mủ cao su; Tập huấn nghiệp vụ đầu tƣ xây dựng cơ bản; Tập huấn nghiệp vụ về công tác an toàn vệ sinh lao động; Tập huấn nghiệp vụ về công tác dân quân tự vệ; Bồi dƣỡng nghiệp vụ cho cán bộ tổ đội; Đào tạo ngoại ngữ: số lƣợng ngƣời tham gia các khoá đào tạo ngoại ngữ chỉ chiếm 9,3% tổng số lƣợt ngƣời tham gia các khoá đào tạo cơ bản trong giai đoạn này. Các khoá học tiếng anh chủ yếu là do cán bộ trẻ mới vào đƣợc cử đi đào tạo nâng cao trình độ; đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho các cán bộ trẻ về các kiến thức liên quan đến ngành cao su.

- Các khoá đào tạo dài hạn: Theo hình thức đào tạo này hàng năm Công ty có một số cán bộ đi học và chủ yếu là tự đề xuất và tự tham gia. Các cán bộ này chủ yếu đƣợc đào tạo ở các trƣờng chuyên nghiệp nhƣ Đại học Đà Nẵng, Đại học Quốc Dân Hà Nội, Đại học Tây Nguyên….

- Tổ chức quản lý đào tạo: Căn cứ vào kế hoạch đƣợc duyệt, nội dung lớp học đƣợc thiết kế cùng việc xác định nhu cầu đào tạo và các vấn đề có liên quan.

- Đội ngũ giáo viên giảng dạy: Giáo viên đào tạo ở nội bộ, họ là những cán bộ giàu kinh nghiệm trong côngtác, các khóa đào tạo dài hạn giáo viên thƣờng đƣợc thuê ngoài.

- Hệ thống tài liệu giảng dạy: Tài liệu, thiết bị dùng cho giảng dạy của Công ty còn hạn chế rất nhiều, thiếu về số lƣợng, chất lƣợng chƣa đảm bảo.

2.2.7. Đánh giá kết quả đào tạo

Công tác đánh giá sau đào tạo của công ty không dựa trên một mô hình nào mà căn cứ vào kinh nghiệm tổ chức các chƣơng trình đào tạo trƣớc đây và căn cứ vào bằng cấp, chứng chỉ đƣợc cấp sau khóa học. Nhìn chung, công ty chƣa xây dựng các chỉ tiêu đánh giá một cách cụ thể, việc đánh giá hiệu quả đào tạo về mặt định lƣợng chƣa đƣợc chú trọng, việc đánh giá của công ty chỉ dừng lại ở mức đánh giá định tính, mang tính tƣơng đối nhƣ:

- Tăng năng suất lao động, hiệu quả công việc.

- Nâng cao trình độ, năng lực thƣc tế với tiêu chuẩn chức danh, vị trí công việc.

- Hạn chế tối đa các rủi ro, giảm số vụ tai nạn lao động. - Giảm thời gian hƣớng dẫn, giám sát của cấp trên. - Tiết kiệm chi phí, thời gian làm việc.

Những năm qua công ty chƣa thực sự chú trọng thực hiện việc đánh giá kết quả chƣơng trình sau đào tạo. Công tác đánh giá chỉ ở mức độ quan sát chủ quan của các trƣởng bộ phận có liên quan chứ không có chƣơng trình khảo sát đánh giá một cách cụ thể. Do đó, công ty rất khó đánh giá đƣợc mức độ thiết thực và nhận thấy những tồn tại của khóa đào tạo trƣớc để rút kinh nghiệm cho lần sau. Để có những đánh giá khách quan về đánh giá kết quả đào tạo tại công ty, ta cần căn cứ vào số liệu điều tra tại công ty. Vì lý do thời gian mà cuộc điều tra chỉ tiến hành tại công ty TNHH MTV Cao su Krông Buk với 150/421 ngƣời, chiếm 35,63% tổng số lao động. Trong đó có

127/150 ngƣời đƣợc hỏi đã tham gia các khóa đào tạo của công ty. Bảng câu hỏi đƣợc trình bày ở phần phụ lục 1. Bằng phƣơng pháp khảo sát, thống kê, tổng hợp số liệu, kết quả khảo sát công tác kiểm tra, đánh giá sau đào tạo tại công ty đƣợc thể hiện ở bảng:

Bảng 2.15. Mức độ đánh giá về chất lượng của chương trình đào tạo

Mức độ Số ý kiến điều tra năm 2015 Tỷ lệ (%)

Rất thiết thực 10 7,8

Khá thiết thực 75 59,1

Ít thiết thực 42 33,1

Không thiết thực 0 -

(Nguồn: số liệu tự điều tra)

Bảng 2.16. Tình hình kiểm tra kết quả thực hiện công việc sau khi đào tạo

Mức độ Số ý kiến Tỷ lệ (%)

Thƣờng xuyên 4 3,14

Thỉnh thoảng 38 29,92

Không có 85 66,93

(Nguồn: số liệu tự điều tra)

Kết quả khảo sát thể hiện mức độ thiết thực của khóa đào tạo với công việc hiện tại. Với tỷ lệ số ý kiến cho rằng các khóa đào tạo từ khá thiết thực đến rất thiết thực với công việc chiếm tỷ lệ khá cao là 66,9% và 33,1% cho rằng ít thiết thực và không thiết thực. Điều này thể hiện nỗ lực của công ty trong những năm qua trong công tác đào tạo. Tuy nhiên công ty cũng cần lƣu ý để có những điều chỉnh hợp lý hơn và thiết thực với công việc hiện tại của nhân viên, đem lại hiệu quả trong công tác đào tạo.

Số liệu điều tra cho thấy số ý kiến cho rằng công ty chƣa từng thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá sau đào tạo là 66,93%. Số ý kiến cho rằng công ty thỉnh thoảng thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá sau đào tạo cũng khá

nhiều, chiếm 29,92%. Trong khi đó, chỉ có một tỷ lệ nhỏ 3,14% cho rằng công ty thƣờng xuyên thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá kết quả sau đào tạo. Nhƣ vậy, có thể nhận định rằng công ty rất ít quan tâm thực hiện công tác này.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đào tạo nguồn nhân lực tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên cao su krong búk (Trang 68 - 71)