ĐÀO TẠO ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đào tạo nguồn nhân lực tại đại học vinh (Trang 39 - 46)

7. Tổng quan tài liệu

1.3.ĐÀO TẠO ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC

DỤC ĐẠI HỌC

1.3.1. Khái niệm Giảng viên

Theo Luật Giáo dục đƣợc Quốc hội thông qua ngày 14/06/2005 thì “Nhà giáo là ngƣời làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trƣờng, cơ sở giáo dục khác. Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp gọi là giáo viên, ở cơ sở giáo dục ĐH gọi là giảng viên”

Bên cạnh đó, giảng viên cũng có thể đƣợc hiểu là ngƣời trực tiếp tham gia vào hệ thống giáo dục ĐH v i vai trò truyền đạt và hƣ ng dẫn. Nếu nhìn từ một góc độ khác, cụ thể, dễ hiểu và phổ biến hơn, thì trong các trƣờng ĐH, “Giảng viên là những ngƣời làm công tác giảng dạy (lý thuyết và thực hành) đƣợc hiệu trƣởng công nhận chức vụ và phân công công tác giảng dạy hoặc những cán bộ khoa học kỹ thuật làm việc trong hay ngoài trƣờng, tham gia giảng dạy theo chế độ kiêm nhiệm”

Tuy nhiên, theo tác giả, khái niệm giảng viên mang tính khái quát nhất chính là khái niệm mà Tiêu chuẩn chung các ngạch công chức chuyên ngành giáo dục và đào tạo ban hành kèm theo Quyết định số 538/TCCP – TC ngày 18/12/1995 của Ban Tổ chức – Cán bộ Chính phủ đã đƣa ra. Theo đó, giảng viên là viên chức chuyên môn đảm nhiệm việc giảng dạy và đào tạo ở bậc ĐH, CĐ thuộc một chuyên ngành đào tạo của trƣờng ĐH hoặc CĐ.

1.3.2. Đào tạo đội ngũ giảng viên

Giảng viên là những ngƣời làm công tác giảng dạy nghiên cứu trong các trƣờng đại học, đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp đào tạo ra một đội ngũ cán bộ trình độ cao cho nền kinh tế nƣ c nhà. Giảng viên đại học cũng là những ngƣời đi đầu trong công tác nghiên cứu, đóng góp quan trọng

trong việc nâng cao tiềm lực khoa học công nghệ của đất nƣ c. Do đó, v i đội ngũ giảng viên việc thƣờng xuyên học tập để cập nhật và nâng cao kiến thức vừa là nhu cầu thiết yếu của mỗi cá nhân, vừa là yêu cầu bắt buộc đối v i công việc của ngƣời giảng viên.

Trong thời đại hiện nay khi tiến bộ của khoa học công nghệ cũng nhƣ xu thế toàn cầu hoá tạo ra và thúc đẩy những thay đổi v i tốc độ chóng mặt trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội, khái niệm học tập liên tục, học tập suốt đời cần đƣợc phổ cập và thấm nhuần đối v i từng thành viên của mỗi tổ chức, từng công dân của mỗi đất nƣ c. Chỉ có thái độ học tập tích cực của mỗi cá nhân, mỗi tổ chức cũng nhƣ mỗi dân tộc m i là yếu tố đảm bảo cho sự phát triển kịp thời và bền vững. Hoạt động đào tạo giảng viên trong nhà trƣờng cần phải đƣợc tổ chức sao cho ngƣời giảng viên có điều kiện thoả mãn nhu cầu học tập liên tục của mình cũng nhƣ đáp ứng đƣợc yêu cầu học tập liên tục đối v i giảng viên. Để xác định khái niệm đào tạo đội ngũ giảng viên, tác giả sử dụng khái niệm đào tạo của giáo trình Quản trị nhân lực - NEU. Trên cơ sở đó, khái niệm đào tạo đội ngũ giảng viên đƣợc hiểu nhƣ sau:

Đào tạo đội ngũ giảng viên là các hoạt động học tập để nâng cao trình độ, kỹ năng của người giảng viên, làm cho người giảng viên nắm vững hơn công việc của mình, từ đó có thể thực hiện hiệu quả hơn chức năng, nhiệm vụ của người giảng viên.

Trong khái niệm trên, công việc không đƣợc hiểu một cách khái quát là công việc giảng dạy hay NCKH. Công việc ở đây đƣợc hiểu rất cụ thể là tất cả những nhiệm vụ đƣợc thực hiện bởi 1 ngƣời giảng viên. Chỉ cần 1 trong số những nhiệm vụ này thay đổi tức là đã có sự thay đổi trong công việc hay phát sinh công việc m i. V i giảng viên, công việc m i có thể hình thành bởi sự thay đổi yêu cầu đối v i lĩnh vực chuyên môn đang giảng dạy, sự thay đổi chính lĩnh vực chuyên môn mình đảm nhiệm hay việc kiêm nhiệm quản lý.

Bởi lẽ, nhiệm vụ của giảng viên còn là nhiệm vụ của nhà giáo dục, bồi dƣỡng đào tạo lòng yêu nghề và các giá trị đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên, khơi gợi lòng say mê và khát vọng vƣơn lên ở sinh viên. Những điều đó chỉ có thể có đƣợc khi bản thân giảng viên cũng phải luôn trau dồi đạo đức nghề nghiệp của mình, có lòng yêu nghề, có khát vọng phát triển không ngừng và ý thức về vai trò và những đóng góp của mình đối v i sự phát triển của cá nhân, nhà trƣờng và xã hội. Căn cứ vào nhiệm vụ của ngƣời giảng viên, các yêu cầu cụ thể đối v i nội dung đào tạo giảng viên có thể trình bày trong bảng nhƣ sau:

Bảng 1.2. Yêu cầu về nội dung đào tạo giảng viên

Các nội dung cần

đƣợc đào tạo Yêu cầu cụ thể

Đào tạo về chuyên môn

Hoàn thành các chƣơng trình học tập đào tạo chính quy về chuyên môn, đồng thời luôn tham gia các hoạt động bồi dƣỡng, đào tạo về cập nhật kiến thức, thƣờng xuyên tham gia các hoạt động chuyên môn.

Trình độ ngoại ngữ

Sử dụng tốt ít nhất 1 trong số các ngoại ngữ thông dụng trên thế gi i để tham khảo tài liệu và giao lƣu khoa học.

Kỹ năng và phƣơng pháp

sử dụng

-Chú trọng các kĩ năng sƣ phạm đặc trƣng: kĩ năng giao tiếp, truyền đạt, kĩ năng quản lí quá trình học tập của SV -Thƣờng xuyên tiếp cận và cập nhật các phƣơng pháp giáo dục hiện đại, lấy ngƣời học làm trung tâm.

-Rèn luyện các kĩ năng sống (giao tiếp, hợp tác, phân tích và phê phán, tƣ duy sáng tạo, giải quyết vấn đề...)

Năng lực nghiên cứu

Rèn luyện và nâng cao năng lực nghiên cứu, thƣờng xuyên tiến hành các hoạt động nghiên cứu và có các công trình nghiên cứu, có đóng góp cụ thể đối v i cộng đồng khoa học thuộc lĩnh vực chuyên môn trong và ngoài nƣ c.

Tƣ tƣởng tình cảm, đạo đức nghề nghiệp

-Bồi dƣỡng lòng yêu nghề, tinh thần trách nhiệm v i sinh viên, lòng tự hào nghề ngiệp, tinh thần hợp tác v i đồng nghiệp, phấn đấu vì mục tiêu chung của sự nghiệp giáo dục.

Nhận thức

Nhận thực các xu hƣ ng phát triển trong lĩnh vực chuyên môn. Xây dựng niềm tin và các giá trị trong cuộc sống, hƣ ng t i sự phát triển và giải phóng các năng lực của con ngƣời. Nhận thức vai trò, sứ mệnh của bản thân, nhà trƣờng trong sự đóng góp cho sự phát triển của xã hội.

Các khía cạnh về tƣ tƣởng tình cảm và nhận thức cũng hết sức quan trọng để một giảng viên có thể hoàn thành nhiệm vụ của mình. Họ không chỉ truyền đạt kiến thức mà còn giáo dục về phẩm chất và nhận thức của sinh viên v i tƣ cách một công dân và tƣ cách của chuyên gia trong lĩnh vực đƣợc đào tạo.

V i vai trò đặc biệt quan trọng của mình trong trƣờng đại học, giảng viên đại học phải là lực lƣợng trí thức tinh hoa của đất nƣ c, bởi chính họ là cỗ máy đào tạo nên đội ngũ trí thức phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Quá trình đào tạo và bồi dƣỡng giảng viên là một khâu quan trọng, bao gồm nhiều khía cạnh, kể cả đối v i các chƣơng trình đào tạo chính quy, dài hạn, ngắn hạn và các hình thức đào tạo không chính quy, kèm cặp, đi thực tế, và quan trọng là tâm thế và môi trƣờng để giảng viên luôn luôn có điều kiện tự đào tạo, bồi dƣỡng, về năng lực chuyên môn, phƣơng pháp giảng dạy, các phẩm chất của ngƣời thầy, ngƣời công dân gƣơng mẫu. Chƣa kể việc đào tạo, bồi dƣỡng và tự bồi dƣỡng không chính quy, một lộ trình học tập thông thƣờng của một giảng viên đại học thƣờng phải bao gồm 3 giai đoạn: học đại học lấy bằng cử nhân; học cao học lấy bằng Thạc sĩ và làm nghiên

cứu sinh lấy bằng Tiến sĩ, tức là phải đƣợc đào tạo một cách chính thống và bài bản về chuyên môn và năng lực nghiên cứu.

Đào tạo đội ngũ giảng viên là quá trình đòi hỏi, tạo điều kiện và hỗ trợ các giảng viên học tập và phát triển. Trong đó, có hàng loạt các hoạt động làm cho họ trở thành những giảng viên có năng lực hoạt động toàn diện hơn, nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục, nghiên cứu, quản lý quy trình đào tạo của trƣờng, đồng thời giúp cho nhà trƣờng hoàn thiện và đứng vững trƣ c môi trƣờng giáo dục đang đối mặt v i nhiều áp lực l n của xã hội trong môi trƣờng cạnh tranh toàn cầu ngày càng khốc liệt.

Các hoạt động đào tạo sẽ trở nên hiệu quả hơn khi các hoạt động này trở thành những hoạt động mang tính định hƣ ng cho sự phát triển nghề nghiệp của mỗi cá nhân giảng viên. Do đó, cần giúp các giảng viên thấy rõ con đƣờng phát triển nghề nghiệp của mình để họ có một định hƣ ng đào tạo một cách hiệu quả.

Bên cạnh môi trƣờng làm việc có nhiều cơ hội học tập, tạo môi trƣờng cho quá trình học tập liên tục và suốt đời của ngƣời giảng viên, các chƣơng trình đào tạo chính quy ở các bậc đại học, cao học và tiến sĩ là những dấu mốc hết sức quan trọng trong con đƣờng phát triển nghề nghiệp của giảng viên. Thông thƣờng, chúng có những ảnh hƣởng quyết định t i chất lƣợng công việc của ngƣời giảng viên trong cả sự nghiệp đào tạo của họ.

Ở mỗi bậc đào tạo, v i tƣ cách là các sinh viên hoặc học viên, họ sẽ đƣợc trang bị các kiến thức chuyên môn, các kỹ năng và các phẩm chất cần thiết để trở thành những ngƣời có thể làm việc độc lập, thích ứng v i các đòi hỏi của công việc.

Bên cạnh đó, v i vị trí giảng viên đại học trong thời kỳ hội nhập, giảng viên cần có các kỹ năng về ngoại ngữ và tin học, nhƣ những công cụ thiết yếu cho công việc. Các kỹ năng sƣ phạm cũng là điểm đặc thù của công việc

giảng dạy, bao gồm các kỹ năng giao tiếp, truyền đạt tri thức và cả các kỹ năng sống, các giá trị đạo đức nói chung. Bởi lẽ, giảng viên, ngoài nhiệm vụ truyền đạt kiến thức còn có nhiệm vụ của nhà giáo dục. Kỹ năng, năng lực nghiên cứu là một yêu cầu không thể thiếu của một giảng viên đại học, và nó có vai trò đặc biệt quan trọng nếu nói đến một ngƣời giảng viên có trình độ tƣơng đƣơng quốc tế. Và cuối cùng, những phẩm chất, giá trị của một con ngƣời chân chính là hành trang bắt buộc mà ngƣời giảng viên cũng nhƣ tất cả mọi ngƣời đều phải luôn đƣợc bồi dƣỡng, trau dồi.

TÓM TẮT CHƢƠNG I

Chƣơng 1 tác giả đã làm rõ cơ sở lý luận về đào tạo nguồn nhân lực, phân tích một số khái niệm liên quan đến nguồn nhân lực, đặc điểm đào tạo nguồn nhân lực cho giảng viên đại học. Đồng thời phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến công tác đào tạo, là điều kiện cho việc nghiên cứu lý luận đào tạo nguồn nhân lực nói chung và là cơ sở cho việc nghiên cứu thực trạng, cũng nhƣ đề xuất các giải pháp về đào tạo tại Trƣờng Đại học Vinh sẽ đƣợc đề cập trong các chƣơng t i của Luận văn.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TẠI ĐẠI HỌC VINH

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đào tạo nguồn nhân lực tại đại học vinh (Trang 39 - 46)