Đặc điểm về các nguồn lực

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đào tạo nguồn nhân lực tại đại học vinh (Trang 50 - 55)

7. Tổng quan tài liệu

2.1.3.Đặc điểm về các nguồn lực

a. Nguồn lực cơ sở vật chất

Trƣờng Đại học Vinh có đủ phòng học, giảng đƣờng, ký túc xá, trang thiết bị, sân bãi, phòng làm việc cho cán bộ theo quy định; các trang thiết bị cần thiết hỗ trợ dạy, học, nghiên cứu khoa học, quản lý, sử dụng có hiệu quả, đáp ứng tƣơng đối nhu cầu đào tạo các mã ngành của nhà trƣờng.

Trƣờng Đại học Vinh có cơ sở chính (cơ sơ 1) tại số182 đƣờng Lê Duẩn, thành phố Vinh, tinh Nghệ An; diện tích trên 14 ha và 4 cơ sở khác:

Cơ sở 2: Hiện tại là nơi đào tạo của khoa Nông Lâm Ngƣ và Trung tâm Giáo dục Quốc phòng; địa chi: xã Nghi Ân, thành phổ Vinh và xã Nghi Phong, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An; diện tích 258 ha.

Cơ sở 3: Trung tâm Thực hành nuôi trồng Thủy sản mặn-lợ; địa chỉ: xã Xuân Trƣờng, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh; diện tích trên 9,3 ha.

Cơ sở 4: Trung tâm Thực hành nuôi trồng Thủy sản nƣ c ngọt, tại khối 4, thị trấn Hƣng Nguyên, huyện Hƣng Nguyên, Nghệ An; diện lích gần 5 ha.

Cơ sờ 5: Khu kí túc xá sinh viên; địa chỉ: khối 22, phƣờng Hƣng Bình, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An; diện tích gần 0,5 ha.

Bảng 2.1a: Nhà xưởng, vật, kiến trúc

Diện tích (m2) Cấp công trình xây dựng Năm xây dựng Chất lƣợng còn lại (%) Giảng đƣờng 42.295 Kiên cố 1995 77% Thƣ viện 7.374 Kiên cố 2005 95% Phòng máy tính 3.655 Kiên cố 2008 98% Phòng thí nghiệm 10.803 Kiên cố 2002 87% Kí túc xá 31.011 Kiên cố 2000 80%

Phòng đa chức năng 2.143 Kiên cố 2000 85%

Bảng 2.1b: Máy móc, trang thiết bị

Thiết bị ĐVT Số lƣợng Chất lƣợng còn lại

Máy tính Cái 600 Khá

Projetor Cái 200 Tốt

Bộ loa phóng thanh nhỏ

(Dùng trực tiếp cho giảng dạy) Bộ 300 Tốt

Đầu sách thƣ viên Quyển 3500 Khá

(Nguồn: Phòng Kế hoạch – Tài chính)

Qua bảng 2.1. ta cơ sở hạ tầng, vật chất của trƣờng hiện nay đã đáp ứng tƣơng đối tốt nhu cầu học tập của sinh viên. Nhà trƣờng có đủ trang thiết bị dạy và học.

Trƣ c đây, Trƣờng Đại học Vinh còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn về cơ sở vật chất cho việc dạy và học. Tuy nhiên, bằng quyết tâm khắc phục khó khăn, tận dụng mọi nguồn lực, đến nay nhà trƣờng đã có tổng số 600 máy tính phục vụ cho hoạt động dạy, học và quản lý; có 250 phòng học, giảng đƣờng, nhà tập trong đó trên 90% các phòng học, giảng đƣờng đều đƣợc trang bị các thiết bị công nghệ nghe nhìn hiện đại. Tất cả các phòng học, phòng hội thảo và phòng giảng viên ở các khoa đều đƣợc trang bị projector, hệ thống âm thanh và các thiết bị khác. Có đủ diện tích l p học theo quy định cho việc dạy và học, các phòng học đƣợc trang bị tốt và đảm bảo về diện tích, ánh sáng. Sân bãi dành cho hoạt động thể dục, thể thao đã đƣợc quy hoạch và đang triển khai xây dựng. Bên cạnh đó, cùng v i hệ thống máy tính văn phòng đƣợc trang bị hiện đại và nối mạng. Từ tháng 9 năm 2007, Trƣờng Đại học Vinh chính thức triển khai xây dựng thƣ viện điện tử v i kinh phí đầu tƣ gần 1 tỷ đồng. V i phần mềm thƣ viện Libol 6.0 là phần mềm thƣ viện hàng đầu của Việt Nam đã đƣợc hàng trăm trƣờng đại học, cao đẳng, học viện, viện nghiên cứu sử dụng; phần mềm Libol 6.0 đáp ứng tốt các yêu cầu của một thƣ viện

điện tử hiện đại, giao diện đẹp, thân thiện, dễ sử dụng. Trƣờng cũng trang bị một cổng thông tin thƣ viện, một số thiết bị chuyên dụng cho thƣ viện và 100 máy tính đƣợc nối mạng thuận tiện cho việc tra cứu và tìm kiếm thông tin của sinh viên và cán bộ giảng viên.…

Tóm lại, cơ sở vật chất phục vụ cho công tác đào tạo khá tốt, nhƣng hệ thống thƣ viện hiện còn ít đầu sách chuyên ngành, đặc biệt là nguồn tài liệu tiếng nƣ c ngoài nên thƣ viện trƣờng cần đƣợc đầu tƣ thêm nhiều sách hơn, bổ sung các đầu sách tiếng nƣ c ngoài để sinh viên có đƣợc nguồn tài liệu phong phú hơn để nghiên cứu và học tập. Bên cạnh đó, một số phòng thực hành phục vụ cho đào tạo các chuyên môn hẹp còn thiếu. Trang thiết bị do các nguồn dự án cung cấp trƣ c đây có một số loại tần suất sử dụng ít, một số đã lạc hậu, công trình xây dựng có một số giảng đƣờng chất lƣợng đang xuống cấp.

b. Nguồn nhân lực

Bảng 2.2: Nguồn nhân lực phân theo trình độ

Số lƣợng giảng viên 2012 2013 2014 Số lƣợng (Ngƣời) cấu (%) Số lƣợng (Ngƣời) cấu (%) Số lƣợng (Ngƣời) cấu (%) Tổng số 491 100 602 100 666 100 Cử nhân 102 20,8 155 25,7 175 26,3 Thạc sĩ 280 57 319 53 343 51,5 Tiến sĩ 67 13,6 85 14,1 102 15,3 Phó Giáo sƣ 40 8,2 41 6,9 44 6,6 Giáo sƣ 2 0,4 2 0,3 2 0,3 (Nguồn: Ph ng hành ch nh-Tổng hợp)

Hiện tại, Trƣờng Đại học Vinh là một trƣờng đào tạo đa ngành, trong đó sƣ phạm vẫn là nòng cốt. Do đó, đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên của Trƣờng Đại học Vinh không ngừng l n mạnh. Hiện nay, Nhà trƣờng đã xây dựng đƣợc đội ngũ cán bộ, công chức đủ về số lƣợng, đồng bộ về cơ cấu, đạt chuẩn về trình độ 975 ngƣời. Trong tổng số 666 giảng viên, có 46 giáo sƣ, phó giáo sƣ, 102 tiến sĩ, 343 thạc sĩ.

Bên cạnh đó, nhà trƣờng chỉ đạo quyết liệt việc xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên nhằm đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ ở một trƣờng đại học. Nhiều giảng viên của trƣờng tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ. Hiện nay, đang có 21 ngƣời làm nghiên cứu sinh, hàng chục ngƣời học thạc sĩ trong và ngoài nƣ c.

Ngoài ra, trƣờng đã hợp tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, bồi dƣỡng cán bộ v i trên 40 cơ sở giáo dục đại học và các cơ quan, tổ chức khoa học trong nƣ c và quốc tể. Nhiều nhà giáo, cán bộ khoa học của Trƣờng là thành viên, cộng tác viên của các hội đồng khoa học hoặc tổ chức khoa học quốc gia, khu vực và quốc tể (Đức, Italia, Nhật Bản, Pháp, Ba Lan, Nga, Canada. Hoa Kì. Hội Thiên văn quốc tế,,..). Nhiều cán bộ của Trƣờng đƣợc mời làm chuyên gia giáo dục và giảng dạy tại các trƣờng đại học ở Ăngôla, Môzămbic, Madaaaxca, Algiêri, Lào, Campuchia, Thái Lan.

Bảng 2.3: Cơ cấu nguồn nhân lực theo độ tuổi hiện nay

Đơn vị t nh: %

Nhóm tuổi Cử nhân Thạc sĩ Tiến sĩ Phó giáo sƣ Giáo sƣ

<25 83 52 0 0 0 25-35 17 35 23 0 0 35-45 0 13 47 5 0 45-55 0 0 27 68 100 >55 0 0 3 27 0 (Nguồn: Ph ng Hành chính – Tổng hợp)

Bảng 2.3 cũng đã cho thấy sự hợp lí trong cơ cấu tuổi của nguồn nhân lực Đại học Vinh. Dƣ i 25 tuổi là những sinh viên m i ra trƣờng v i tấm bằng cử nhân đƣợc giữ lại chiếm đại đa số v i 83%. Độ tuổi có bằng thạc sĩ cao nhất là từ 25-35 tuổi, và trong nhóm tuổi 10 năm tiếp theo là số lƣợng học vị tiến sĩ chiếm cao nhất v i 47%. Và cao nhất về số giảng viên có học vị phó giáo sƣ, giáo sƣ cũng nhƣ tiến sĩ là độ tuổi 45-55.

c. Nguồn lực tài chính

Kinh phí của Nhà Trƣờng đƣợc thu từ các nguồn khác nhau nhƣ thu từ ngân sách Nhà nƣ c cấp, từ các hoạt động sự nghiệp nhƣ thu học phí, lệ phí và từ nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ...

Bảng 2.4: Nguồn lực tài chính Trường ĐH Vinh qua các năm

Đơn vị t nh: Tỷ đồng TT Nội dung 2011-2012 2012-2013 2013-2014 Tổng thu 165 202 232 1 Từ Ngân sách 72 88 100 2 Từ học phí, lệ phí 60 72 75 3 Từ nghiên cứu KH và

chuyển giao công nghệ 4 7 7

4 Từ nguồn khác 29 35 50

(Nguồn: Ph ng Tài ch nh)

Bình quân trong các năm học từ 2011 đến 2014, kinh phí thu từ Ngân sách Nhà nƣ c vẫn chiếm tỉ lệ cao nhất v i 43%. Bên cạnh đó, nguồn thu từ sự nghiệp cũng chiếm từ 32%-36% còn thu từ hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ và hoạt động dịch vụ khác chƣa đáng kể. Tuy nhiên có thể thấy kinh phí của Nhà Trƣờng đƣợc tăng qua các năm và giữ mức ổn định.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đào tạo nguồn nhân lực tại đại học vinh (Trang 50 - 55)