Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đào tạo nguồn nhân lực tại đại học vinh (Trang 73)

7. Tổng quan tài liệu

2.3.3.Nguyên nhân của những hạn chế

- Trong những năm qua, công tác đào tạo đội ngũ giảng viên ở trƣờng ĐH Vinh chỉ đƣợc lập kế hoạch cho từng năm nhằm đáp ứng yêu cầu trƣ c mắt chƣa chƣa tính đến lâu dài. Chính vì vậy, việc đào tạo còn mang tính tự phát, nhà trƣờng chƣa quản lý chặt chẽ đƣợc hoạt động này. Việc không có kế hoạch dài hạn đã khiến trƣờng thiếu hụt rất nhiều cán bộ giảng dạy. Có thể nói hạn chế này một phần là hậu quả của hạn chế trên bởi vì việc xây dựng kế hoạch đào tạo đội ngũ giảng viên trƣ c hết phải căn cứ vào chiến lƣợc phát triển của nhà trƣờng và đánh giá thực trạng đội ngũ giảng viên. Trên thực tế, những chiến lƣợc phát triển của nhà trƣờng chủ yếu đƣợc thiết lập trên cơ sở mong muốn đạt chuẩn quốc gia và khu vực nhƣng chƣa cân nhắc đến tình hình riêng và khả năng của nhà trƣờng. Các chỉ tiêu đƣa ra trong chiến lƣợc phần nhiều mang tính hình thức. Bản thân chiến lƣợc đào tạo cũng chƣa xác định rõ lộ trình thực hiện, những nguồn lực có thể sử dụng, mà chỉ xây dựng rồi để đấy, hy vọng các giảng viên sẽ tự đối chiếu để thực hiện. V i một chiến lƣợc phát triển còn thiếu tính thực tế cùng v i việc đánh giá giảng viên mang tính hình thức thì không thể xây dựng đƣợc kế hoạch đào tạo dài hạn.

- Việc xác định nhu cầu chủ yếu chỉ đƣợc thực hiện một cách rất đơn giản về mặt hình thức (những ngƣời chƣa có học vị, chƣa có chứng chỉ) chứ chƣa xác định nhu cầu đào tạo một cách thực chất. Nguyên nhân của tình trạng này có thể nói là xuất phát từ vấn đề phân tích công việc của giảng viên chƣa đƣợc thực hiện một cách nghiêm túc, trƣờng chƣa hề có lập bản mô tả công việc của giảng viên mà chỉ dựa trên các quy định của nhà nƣ c về chức năng, nhiệm vụ của giảng viên. Cũng chính từ việc không tiến hành phân tích công việc nêu trên mà trƣờng không thể thực hiện đƣợc việc phân tích nhu cầu giảng viên của trƣờng cũng nhƣ tiến hành đánh giá thực hiện việc giảng dạy một cách khoa học và thƣờng xuyên. Việc phân tích nhu cầu giảng viên chủ yếu chỉ dựa trên số giờ chuẩn mà một giảng viên phải đảm nhiệm, từ đó xác định số lƣợng giảng viên cần thiết mà chƣa quan tâm đến khía cạnh chất lƣợng tức ngoài số lƣợng giảng viên cần có thì những ngƣời giảng viên đó phải có phẩm chất gì, có chuyên môn gì, mức độ phù hợp nhƣ thế nào để tiến hành đào tạo. Việc đánh giá thực hiện công việc cũng chỉ đƣợc thực hiện một cách hình thức qua bình bầu thi đua nên độ tin cậy chƣa cao. Không có yêu cầu v i công việc và đánh giá thực hiện công việc một cách khoa học, ta hoàn toàn không thể xác định đƣợc khoảng cách giữa thực tế và yêu cầu và tiến hành phân tích xem liệu đào tạo có thể lấp đầy khoảng cách đó không. Theo cách làm hiện nay thì đối v i lĩnh vực chuyên môn, giảng viên đƣợc toàn quyền lựa chọn, rồi trình lên nhà trƣờng phê duyệt, hoàn toàn không theo một quy hoạch cụ thể nào. Điều này khiến cho nhiều đơn vị thiếu ngƣời giảng một số môn trong khi giảng viên của đơn vị thì lại đi đào tạo những lĩnh vực khác. Còn đối v i những l p nghiệp vụ do nhà trƣờng thực hiện thì Phòng Tổ chức thƣờng chỉ làm việc thông báo các chƣơng trình đến giảng viên, tập hợp việc đăng ký của giảng viên và tiến hành đào tạo.

- Nhà trƣờng thực sự chƣa tiến hành các công việc phân tích công việc, phân tích nhu cầu giảng viên và đánh giá thực hiện công việc của giảng viên chƣa toàn diện và hiệu quả mà đây lại là những cơ sở bắt buộc cho việc đào tạo đội ngũ giảng viên cũng nhƣ nhiều công việc khác trong Quản lý nhân sự. Nếu không có bản mô tả công việc, tiêu chuẩn công việc và yêu cầu của công việc đối v i giảng viên một cách khoa học thì ta không thể xác định cụ thể nhiệm vụ của giảng viên cũng những tiêu chuẩn, yêu cầu thiết thực của việc giảng dạy. Việc xác định những nhiệm vụ, yêu cầu, tiêu chuẩn đối v i giảng viên thƣờng căn cứ vào các nghị định của Chính phủ - mang tính khái quát và đã đƣợc ban hành từ lâu, có nhiều điểm không còn phù hợp và chƣa phản ánh hết đƣợc những đặc điểm riêng của trƣờng ĐH Vinh.

Việc không tiến hành phân tích công việc dẫn đến việc phân tích nhu cầu giảng viên cho nhà trƣờng hết sức chủ quan. Kết quả là ở rất nhiều đơn vị xuất hiện hiện tƣợng thiếu hụt l p giảng viên trung tuổi, chủ yếu là những giảng viên sắp về hƣu và những giảng viên trẻ, thiếu kinh nghiệm giảng dạy. Điều này dẫn đến áp lực nặng nề cho công tác đào tạo đội ngũ giảng viên của trƣờng. Không có bản mô tả công việc, việc đánh giá thực hiện công việc của giảng viên cũng diễn ra một cách hình thức, chủ yếu để bình bầu thi đua. Tuy nhà trƣờng đã ban hành quy trình những tiêu chuẩn riêng cho công tác bình bầu thi đua nhƣng cũng không thể coi bình bầu thi đua là đánh giá giảng viên đƣợc, đây chỉ là một nguồn thông tin trong đánh giá mà thôi. Đánh giá giảng viên có phạm vi rộng l n và mức độ phức tạp cao hơn nhiều. Không có đánh giá giảng viên thì việc đào tạo đội ngũ giảng viên sẽ vẫn chỉ mang tính chủ quan, duy ý chí chứ không thể khoa học đƣợc. Hiện nay, Phòng khảo thí và Đảm bảo chất lƣợng đã tiến hành lấy ý kiến đánh giá giảng viên, tuy nhiên cũng chỉ thực hiện đƣợc một vài lần mà việc đánh giá này phải đƣợc thực hiện thƣờng xuyên m i đem lại hiệu quả.

- Vì Đại học Vinh là một trƣờng công lập nên hoạt động của nhà trƣờng còn phụ thuộc vào nhiều cấp quản lý, do đó các hoạt động trong việc đào tạo nguồn nhân lực còn bị hạn chế.

- Nhu cầu đào tạo của các khoa không đồng đều là do các khoa m i thành lập còn nhiều giáo viên, giảng viên.

- Kinh phí dành cho đào tạo còn bị hạn chế do phụ thuộc vào ngân sách của Bộ chủ quản.

- Việc đào tạo là chuyển giao tri thức, mà tri thức khó đo lƣờng nên việc đánh giá hiệu quả đào tạo chƣa thực hiện đƣợc. Đây là một hạn chế rất l n trong công tác đào tạo đội ngũ giảng viên của nhà trƣờng. Việc khoán trắng chƣơng trình cho đối tác cung cấp tuỳ ý xây dựng, dù đối tác rất có uy tín trong đào tạo lĩnh vực đó thì chƣơng trình cũng không thể phù hợp hoàn toàn v i điều kiện của riêng nhà trƣờng. Phòng Tổ chức chƣa căn cứ trên hoàn cảnh, nhu cầu, mục tiêu đào tạo, phát triển của nhà trƣờng để thực hiện đánh giá chƣơng trình, từ đó chủ động đƣa ra những yêu cầu riêng cho phía đối tác. Những thủ thuật thu lƣợm ý kiến đánh giá của giảng viên (đối tƣợng thụ hƣởng) về chƣơng trình đào tạo phổ biến nhƣ dùng bảng hỏi điều tra giảng viên sau khi kết thúc khóa học cũng chƣa đƣợc sử dụng. Nhƣ vậy, cả phòng Tổ chức và giảng viên chỉ cần thực hiện xong khoá đào tạo là xong, không cần quan tâm đến việc đổi m i, cải tiến chƣơng trình cho phù hợp nhu cầu thực tế. Kết quả đào tạo cũng không hề đƣợc quan tâm đánh giá. Các khoá bồi dƣỡng mà nhà trƣờng tổ chức thƣờng chỉ quan tâm đến việc đảm bảo những chứng chỉ cần thiết cho giảng viên, còn giảng viên tham gia đào tạo cũng chỉ mong thu thập đủ các chứng chỉ.

TÓM TẮT CHƢƠNG 2

Nội dung chƣơng 2 đã gi i thiệu khái quát về Trƣờng Đại học Vinh v i các nội dung nhƣ: Lịch sử hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức, tình hình sử dụng các nguồn lực của nhà trƣờng nhƣ tình hình cơ sở vật chất, nguồn nhân lực. Trong chƣơng 2, tác giả cũng đi sâu phân tích thực trạng đào tạo nguồn nhân lực của trƣờng qua các năm (dữ liệu từ 2012-1014), tác giả cũng đã thực hiện khảo sát, phân tích dữ liệu nhằm minh chứng rõ hơn về thực trạng hoạt động đào tạo đội ngũ giảng viên của nhà trƣờng.

Nhìn chung nội dung chƣơng 2 đã cung cấp bức tranh chung về thực trạng hoạt động đào tạo cán bộ giảng viên của nhà trƣờng. Đây là tiền đề cho việc đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực của nhà trƣờng trong các chƣơng tiếp theo.

CHƢƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TẠI ĐẠI HỌC VINH 3.1. CƠ SỞ TIỀN ĐỀ CHO VIỆC ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN

3.1.1. Các quy định của nhà nƣ c liên quan đến nguồn nhân lực trong lĩnh vực giáo dục

Theo Luật Giáo dục đƣợc Quốc hội thông qua ngày 18/06/2012 thì “Giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học là ngƣời có nhân thân rõ ràng; có phẩm chất, đạo đức tốt; có sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp; đạt trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ quy định tại điểm e khoản 1 Điều 77 của Luật giáo dục.

Nhiệm vụ và quyền hạn của Giảng viên

Trong các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nƣ c, nhiệm vụ của giảng viên đƣợc xác định trên 2 phƣơng diện. Giảng viên, v i tƣ cách là một bộ phận của những nhà giáo phải thực hiện những nhiệm vụ đƣợc quy định cho nhà giáo nói chung. Theo Điều 55 Luật giáo dục 2012, nhà giáo có những nhiệm vụ sau đây:

1. Giảng dạy theo mục tiêu, chƣơng trình đào tạo và thực hiện đầy đủ, có chất lƣợng chƣơng trình đào tạo.

2. Nghiên cứu, phát triển ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ, bảo đảm chất lƣợng đào tạo.

3. Định kỳ học tập, bồi dƣỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ và phƣơng pháp giảng dạy.

4. Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của giảng viên.

5. Tôn trọng nhân cách của ngƣời học, đối xử công bằng v i ngƣời học, bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của ngƣời học.

6. Tham gia quản lý và giám sát cơ sở giáo dục đại học, tham gia công tác Đảng, đoàn thể và các công tác khác.

7. Đƣợc ký hợp đồng thỉnh giảng và nghiên cứu khoa học v i các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở nghiên cứu khoa học theo quy định của pháp luật.

8. Đƣợc bổ nhiệm chức danh của giảng viên, đƣợc phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ƣu tú và đƣợc khen thƣởng theo quy định của pháp luật.

9. Các nhiệm vụ và quyền khác theo quy định của pháp luật.

Tiêu chuẩn ngạch Giảng viên

Theo tiêu chuẩn ngạch giảng viên trong Thông tƣ liên tịch số 36/2014/TTLT/-BGDĐT-BNV ngày 28/11/2014, trong ngạch giảng viên phân chia thành 3 ngạch là giảng viên, giảng viên chính và giảng viên cao cấp, mỗi ngạch lại có những tiêu chuẩn hay yêu cầu về trình độ riêng.

Đối v i giảng viên, viên chức chuyên môn đảm nhiệm việc giảng dạy và đào tạo ở bậc ĐH, CĐ thuộc một chuyên ngành đào tạo của trƣờng ĐH hoặc CĐ, thì tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dƣỡng bao gồm:

- Có bằng Đại học trở lên, phù hợp v i vị trí việc làm, chuyên ngành Giảng dạy

- Có chứng chỉ bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm cho giảng viên

- Có trình độ ngoại ngữ bậc 2 (A2) theo quy định tại Thông tƣ số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 1 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực Ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam

Đối v i Giảng viên dạy Ngoại ngữ thì trình độ ngoại ngữ thứ 2 phải đạt bậc 2 (A2) theo quy định tại Thông tƣ 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 1 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực Ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam

- Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tƣ số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ

Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ Thông tin.

Giảng viên chính là viên chức chuyên môn đảm nhiệm vai trò chủ chốt trong giảng dạy và đào tạo ở bậc ĐH và sau ĐH thuộc một chuyên ngành đào tạo của trƣờng ĐH. Nhƣ vậy, tiêu chuẩn để đƣợc công nhận là 1 giảng viên chính bao gồm:

- Có kiến thức vững vàng về các môn học đƣợc phân công giảng dạy và kiến thức cơ bản của một số môn có liên quan trong chuyên ngành đƣợc giao nhiệm vụ

- Có bằng thạc sĩ trở lên.

- Có thâm niên ở ngạch giảng viên ít nhất 9 năm đối v i ngƣời có bằng thạc sĩ và ít nhất 6 năm đối v i ngƣời có bằng tiến sĩ, trong đó thời gian gần nhất giữ chức danh giảng viên là 2 năm

- Sử dụng đƣợc một ngoại ngữ trong chuyên môn ở trình độ C (là ngoại ngữ thứ 2 đối v i giảng viên chính ngoại ngữ).

- Chủ trì thực hiện ít nhất 1 đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở hoặc cấp cao hơn đã đƣợc nghiệm thu v i kết quả từ đạt yêu cầu trở lên.

- Chủ trì hoặc tham gia biên soạn ít nhất 1 sách phục vụ đào tạo đƣợc sử dụng trong giảng dạy, đào tạo

- Có ít nhất 3 bài báo khoa học đã đƣợc công bố

Giảng viên cao cấp là viên chức có chuyên môn cao nhất đảm nhiệm vai trò chủ trì, tổ chức chỉ đạo, thực hiện giảng dạy và đào tạo ở bậc ĐH và sau ĐH, chuyên trách giảng dạy về một chuyên ngành đào tạo ở trƣờng ĐH. Đây là đội ngũ nòng cốt trong quá trình giảng dạy, giữ vai trò chủ đạo trong công tác chuyên môn và đảm nhiệm các công việc đòi hỏi có chuyên môn và nghiệp vụ cao, chủ trì các hoạt động khoa học, là tiêu biểu cho phƣơng hƣ ng phát triển m i của bộ môn. Yêu cầu đối v i giảng viên cao cấp là:

- Có bằng tiến sĩ của chuyên ngành đào tạo.

- Là giảng viên chính có thâm niên ở ngạch tối thiểu là 6 năm. - Chính trị cao cấp.

- Sử dụng đƣợc 2 ngoại ngữ để phục vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học và giao tiếp quốc tế (ngoại ngữ thứ nhất tƣơng đƣơng v i trình độ C, ngoại ngữ thứ hai ở trình độ B - là trình độ C đối v i ngƣời dạy ngoại ngữ).

- Chủ trì thực hiện ít nhất 2 đề tài nghiên khoa học cấp cơ sở hoặc 1 đề tài nghiên cứu khoa học cấp cao hơn đã nghiệm thu v i kết quả từ đạt yêu cầu trở lên.

- Hƣ ng dẫn ít nhất 2 học viên đã bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ hoặc hƣ ng dẫn ít nhất một ngiên cứu sinh đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ.

Đối v i giảng viên giảng dạy các ngành thuộc nhóm ngành khoa học sức khỏe, hƣ ng dẫn 1 học viên bảo vệ thành công luận văn chuyên khoa cấp II tƣơng đƣơng v i hƣ ng dẫn 1 học viên bảo vệ thành công luân văn thạc sĩ.

Đối v i giảng viên giảng dạy các ngành nghệ thuật có thể thay thế việc hƣ ng dẫn một nghiên cứu sinh bằng một công trình ngiên cứu, sáng tác đƣợc giải thƣởng có uy tín trong và ngoài nƣ c.

- Chủ trì hoặc tham gia biên soạn ít nhất 2 sách phục vụ đào tạo đƣợc sử dụng trong giảng dạy, đào tạo.

- Có ít nhất 6 bài báo khoa học đƣợc công bố, bao gồm: Bài báo Khoa học đã đƣợc công bố trên tạp chí Khoa học; báo cáo khoa học tại Hội nghị, hội thảo khoa học quốc gia, quốc tế đƣợc đăng tải trên kỷ yếu Hội nghị, hội thảo Khoa học Quốc gia, Quốc tế đƣợc đăng tải trên kỉ yếu hội nghị, hội thảo;

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đào tạo nguồn nhân lực tại đại học vinh (Trang 73)