Thực trạng về xác định nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đào tạo nguồn nhân lực tại đại học vinh (Trang 55 - 58)

7. Tổng quan tài liệu

2.2.1.Thực trạng về xác định nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực

- Là đơn vị sự nghiệp giáo dục nên nhà trƣờng luôn chú trọng công tác đào tạo phát triển cho lực lƣợng cán bộ viên chức tại trƣờng, không chỉ đối tƣợng là giảng viên mà cả các chuyên viên, kỹ thuật.

- Trong lĩnh vực chuyên môn, nhu cầu đào tạo thƣờng do chính các giảng viên tự xác định. Các khoá đào tạo chủ yếu do giảng viên tự tìm, chỉ có một số ít là học bổng đƣợc cấp cho trƣờng, khi đó trƣờng sẽ báo về các đơn vị để các giảng viên đăng ký và dự tuyển.

- Đối v i giảng viên: Những cán bộ giảng viên nào chƣa có bằng Thạc sĩ hoặc đã có bằng Thạc sĩ nhƣng chƣa có bằng Tiến sĩ thì nhà trƣờng đều động viên khuyến khích để giảng viên đó đi học nâng cao trình độ. Nhà trƣờng sẽ hỗ trợ toàn học phí cho các khóa học, và hỗ trợ chi phí đi lại đối v i những trƣờng hợp đi học xa.

- Đối v i các cán bộ viên chức khác nếu có nhu cầu đi học để nâng cao trình độ nhà trƣờng vẫn tạo điều kiện để họ đi học ngoài giờ làm việc

- L p trẻ cử nhân hoặc l p sinh viên nguồn sau khi ra trƣờng đƣợc giữ lại trƣờng để đào tạo lên các bậc học cao hơn từ thạc sĩ, ngiên cứu sinh...để làm giảng viên chính thức của Trƣờng.

Từ bảng 2.5, ta có thể dễ dàng nhận thấy Trƣờng Đại học Vinh đã xác định nhu cầu về nguồn nhân lực vẫn chƣa chuẩn xác, nhu cầu luôn cao hơn so v i thực tế đạt đƣợc. Đặc biệt số lƣợng giáo sƣ vẫn không tăng qua các năm. Nguyên nhân có thể do nhu cầu của từng cá nhân muốn đƣợc đi đào tạo nhƣng chƣa đáp ứng đƣợc các tiêu chuẩn cho phép, hoặc nhà trƣờng chƣa đáp ứng đƣợc đủ nhu cầu.

Bảng 2.5 Nhu cầu và thực tế đào tạo nguồn nhân lực tại Đại học Vinh

Kế hoạch NNL

2011-2012 2012-2013 2013-2014

Nhu cầu Thực

tế Nhu cầu Thực tế Nhu cầu

Thực tế Thạc sĩ 285 280 325 319 360 343 Tiến sĩ 68 67 87 85 105 102 Phó Giáo sƣ 40 40 45 41 50 44 Giáo sƣ 3 2 4 2 4 2

(Nguồn: Ph ng Kế hoạch – Tài chính)

Để xác định đƣợc nhu cầu nhƣ vậy, trƣ c hết Phòng Kế hoạch – tài chính phải xây dựng bảng kế hoạch đào tạo theo yêu cầu hằng năm của Ban giám hiệu. Từ đó cho giảng viên đăng kí cũng nhƣ đề bạt, cử ngƣời đi đào tạo. Và để làm đƣợc bảng kế hoạch đó, thì Phòng cũng đã dựa vào khối lƣợng tuyển sinh, nghiên cứu theo tiêu chuẩn về số lƣợng giảng viên thạc sĩ, tiến sĩ/sinh viên. Nhà trƣờng có yêu cầu giảng viên lập kế hoạch công tác hàng năm, trong đó có mục liên quan đến kế hoạch đào tạo, phấn đấu cá nhân.

Việc đào tạo đội ngũ giảng viên đƣợc duy trì tƣơng đối đều đặn hàng năm, năm nào cũng có những khoá bồi dƣỡng, cho phép giảng viên có thể lựa chọn thời gian học phù hợp v i công việc cá nhân. Việc duy trì những khoá bồi dƣỡng này đặc biệt có ý nghĩa v i cán bộ trẻ, giúp cán bộ trẻ có thể thực hiện giảng dạy có chất lƣợng hơn v i việc đào tạo sƣ phạm và sử dụng phƣơng tiện trong giảng dạy. Mặt khác, do đã tiến hành đào tạo đồng bộ nên hầu hết những chứng chỉ cần thiết thì các giảng viên trong trƣờng đều đã có, vừa tạo thuận lợi cho các giảng viên thi nâng ngạch, vừa tiết kiệm kinh phí (do đào tạo số lƣợng l n), lại dễ xác định nhu cầu và đối tƣợng đào tạo những năm sau.

2.2.2. Xác định mục tiêu đào tạo

Quan điểm của nhà trƣờng trong việc đào tạo, phát triển đội ngũ giảng viên đƣợc thể hiện rất rõ trong 5 chƣơng trình hƣ ng t i mục tiêu chuẩn hoá, hiện đại hoá các hoạt động của Trƣờng Đại học Vinh giai đoạn 2010 - 2020, mà cụ thể là chƣơng trình 2: Chuẩn hoá đội ngũ cán bộ và công tác tổ chức, quản lý trong Nhà trƣờng. Một trong các mục tiêu của chƣơng trình này là xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ một cách hợp lý về số lƣợng, chuẩn hoá về chất lƣợng, có tính kế thừa, có năng lực hoàn thành các nhiệm vụ v i chất lƣợng cao, đủ sức hội nhập khu vực và thế gi i. Các chỉ tiêu, tiêu chuẩn trong chƣơng trình này đã bắt đầu hé mở mục tiêu của công tác đào tạo.

Tuy nhiên, đây vẫn không phải mục tiêu của công tác đào tạo. Mặt khác, thực tế là những chỉ tiêu này chƣa đƣợc xác định một cách khoa học dựa trên đánh giá đội ngũ giảng viên mà còn mang yếu tố chủ quan dựa trên mong muốn của cấp lãnh đạo nhƣ:

- Nâng cao trình độ chuyên môn, cho đội ngũ giảng viên giảng dạy, những ngƣời trực tiếp truyền tải kiến thức đến cho học sinh, sinh viên.

- Đào tạo để tăng đội ngũ nhân lực cả về số lƣợng và chất lƣợng.

- Nâng cao trình độ ngoại ngữ, các kĩ năng cần thiết hỗ trợ cho công việc giảng dạy.

- Đào tạo để độ ngũ giảng viên có thể sử dụng các phƣơng pháp giảng dạy hiện đại, từng bƣ c vƣơn tầm lên so v i các trƣờng trọng điểm trong khu vực và lân cận.

Bên cạnh mục tiêu chung, việc xác định mục tiêu cho từng chƣơng trình đào tạo cũng chỉ đƣợc thực hiện một phần. Đối v i 2 lĩnh vực đào tạo cụ thể về Tin học và Tiếng Anh thì việc xác định mục tiêu khá tốt. V i l p đào tạo về Tin học cho giảng viên, mục tiêu đƣợc xác định là cung cấp những kỹ năng sử dụng những phƣơng tiện hiện đại trong giảng dạy nhƣ Máy chiếu, Video,

Máy tính… L p bồi dƣỡng Tiếng Anh đƣợc xác định mức tối thiểu cần đạt đƣợc cho từng khoá là trình độ B. Tuy nhiên, v i khoá bồi dƣỡng chuyên môn và sƣ phạm thì việc xác định mục tiêu hầu nhƣ không đƣợc thực hiện, ngƣời học không thấy mục tiêu đƣợc xác định là gì.

Tất cả nhằm mục tiêu xây dựng nhà Trƣờng trở thành cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học có chất lƣợng và hiệu quả cao, có môi trƣờng thuận lợi cho cán bộ, giảng viên phát huy trí tuệ, cống hiến cho sự nghiệp phát triển của ngành và của đất nƣ c, cho học sinh sinh viên hình thành và phát triển năng lực học tập, tiếp thu kiến thức và kỹ năng tiên tiến, hiện đại và những phẩm chất cần thiết .

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đào tạo nguồn nhân lực tại đại học vinh (Trang 55 - 58)