Xác định nội dung đào tạo

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đào tạo nguồn nhân lực tại đại học vinh (Trang 90 - 93)

7. Tổng quan tài liệu

3.2.3.Xác định nội dung đào tạo

Cần phải căn cứ vào các yêu cầu về trình độ hiểu biết, năng lực, chức danh, vị trí của mỗi ngƣời trong các tổ chức đơn vị của nhà trƣờng để xác định các chƣơng trình đào tạo có liên quan.

Đề ra quy định về nội dung đào tạo nhƣ

- Tất cả các giảng viên đi đào tạo phải học đúng hoặc gần về chuyên môn nghiệp vụ đào tạo hiện nay đây là quy định đảm bảo tính liền mạch cũng nhƣ kiến thức nền tảng cần có trƣ c khi học.

- Các chuyên ngành đào tạo phải gắn v i các chuyên ngành đã học ở bậc đại học.

- Tất cả các giảng viên muốn tham gia đào tạo tiến sĩ phải có bằng thạc sĩ cũng nhƣ là các quy định khác thoe Luật giáo dục nhƣ quy định về các bài báo khoa học đạt đƣợc và số sách đƣợc xuất bản...

- Bên cạnh đó, nội dung khóa đào tạo phải đƣợc nghiên cứu, khuyến khích lộ trình phát triển kiến thức theo hƣ ng chuyên sâu. Cụ thể khi đã tham gia khóa đào tạo thạc sĩ về một lĩnh vực chuyên môn thì cũng phải đƣợc đào tạo, chuyên sâu vào lĩnh vực đó khi tham gia đào tạo tiến sĩ. Đây cũng là cách tạo nguồn tri thức cho những chuyên gia đầu ngành, chuyên sâu vào một lĩnh vực nhất định.

Về phía nhà trƣờng cũng cần xây dựng kế hoạch bồi dƣỡng thƣờng xuyên cho đội ngũ giảng viên của nhà trƣờng về tƣ tƣởng chính trị, đạo đức nghề nghiệp, chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng nhƣ kĩ năng giao tiếp, diễn thuyết, chuẩn bị bài giảng, bài thi...Ngoài ra nhà Trƣờng cũng cần phổ biến

những tiến bộ khoa học công nghệ m i, phƣơng pháp giảng dạy, phƣơng pháp xây dựng chƣơng trình và sử dụng phƣơng tiện dạy và học m i bằng nhiều hình thức, phƣơng pháp khác nhau. Để hạn chế sự nhàm chán, ức chế của giảng viên, phải lựa chọn nội dung và hình thức bồi dƣỡng hợp lý, phải tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các khoa chuyên môn tổ chức các hình thức bồi dƣỡng giảng viên, các hoạt động chuyên môn ở khoa, bộ môn...Mặt khác cũng cần xây dựng quy chế để quy định trách nhiệm, quyền lợi đối v i giảng viên đƣợc bồi dƣỡng, tự bồi dƣỡng. Phải gắn việc nâng cao trình độ vào tiêu chuẩn thi đua giảng viên hằng năm.

3.2.4. Xác định phƣơng pháp đào tạo, bồi dƣỡng

Để nâng cao trình độ đội ngũ ngoài việc tổ chức các l p học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, rèn luyện kỹ năng chuyên môn cần phải tổ chức tốt việc bồi dƣỡng kiến thức chuyên sâu, kiến thức về lỹ luận chính trị, pháp luật và đăch biệt là kỹ năng ngoại ngữ. Có nhiều hình thức bồi dƣỡng nhƣ: Bồi dƣỡng thƣờng xuyên, bồi dƣỡng tập trung, bồi dƣỡng tại chức, từ xa, tự bồi dƣỡng...Trong đó, bồi dƣỡng thƣờng xuyên và tự bồi dƣỡng là thiết thực nhất.

Công tác bồi dƣỡng, đào tạo đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý đã trở thành một nhiệm vụ chiến lƣợc đối v i sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Do đó, vấn đề đặt ra có tính nguyên tắc là: Mỗi giảng viên, cán bộ quản lý phải có nhiệm vụ thƣờng xuyên tự bồi dƣỡng trong quá trình giảng dạy, công tác. Công tác bồi dƣỡng đƣợc tiến hành bằng nhiều hình thức nhƣ: Tự học tập hoạt động trong thực tiễn công tác, tham gia các buổi hội thảo, hội nghị tập huấn, hoạt động phong trào, các hội thi, theo học các khóa bồi dƣỡng ngắn hạn, đăng ký tự bồi dƣỡng theo chuyên đề...Trong các hình thức đó thì tự học, tự nghiên cứu, tự cập nhật kiến thức m i, tự rèn luyện kỹ năng là cách bồi dƣỡng cơ bản, lâu dài và có hiệu quả nhất. Coi nhà trƣờng là trung tâm bồi

dƣỡng, trong đó ngƣời giảng viên thƣờng xuyên gắn v i các hoạt động của quá trình giáo dục.

- Học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vu, đẩy mạnh công tác nghiên cứu, học tập lý luận Mác – Leenin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, đƣờng lối quan điểm giáo dục của Đảng, Nhà Nƣ c, học tâp nâng cao trình độ lý luận chính trị, quản lý nhà nƣ c.

- Thƣờng xuyên sinh hoạt chuyên môn theo chuyên đề trao đổi kinh nghiệm về nội dung, phƣơng pháp giảng dạy, tổ chức việc dự giờ, thăm l p, giúp nhau chuẩn bị giờ lên l p, làm đồ dùng và phƣơng tiện dạy học...

- Các chuyên gia giáo dục, các chuyên viên và các nhà quản lý chỉ đạo chuyên môn giúp giảng viên giải quyết các khó khăn, các tình huống sƣ phạm nảy sinh trong quá trình dạy học (đặc biệt đối v i giảng viên tập sự)

- Các cuộc họp của Hội đồng Trƣờng, các buổi hội thảo, sinh hoạt chuyên đề, sinh hoạt chuyên môn giúp mọi ngƣời giải quyết các nhiệm vụ đặt ra trong quá trình giảng dạy và nâng cao ý thức hợp tác giúp đỡ lẫn nhau.

- Bồi dƣỡng trình độ tin học, ngoại ngữ, nghiệp vụ sƣ phạm đảm bảo đạt chuẩn của đội ngũ giảng viên.

Những hình thức hoạt động trên đây cho thấy một điều quan trọng là việc lãnh đạo quá trình đào tạo của các nhà quản lý luôn gắn liền v i công tác bồi dƣỡng giảng viên. Từ đó, tiền đề không thể thiếu đƣợc trong công tác quản lý của Trƣờng là sự hiểu biết sâu sắc về ngƣời giảng viên, đặc biệt là về kết quả và công tác của họ. Có nhƣ vậy, các nhà quản lý ở Trƣờng m i đƣa ra đƣợc những chủ trƣơng, giải pháp hợp lý đối v i công tác bồi dƣỡng nâng cao trình độ đội ngũ giảng viên,

Ngoài các hình thức bồi dƣỡng trên, nhà trƣờng cần có hình thức bồi dƣỡng tập trung những cán bộ chủ chốt, những giảng viên nòng cốt, nhằm bồi dƣỡng một cách có hệ thống để nâng cao trình độ đội ngũ giảng viên chƣa

đƣợc chuẩn hóa về trình độ và kế hoạch nâng cao đào tạo, chuẩn bị cho đội ngũ kế cận trong tƣơng lai. Bồi dƣỡng cán bộ quản lý nhằm tạo nguồn cán bộ cho các chức danh quản lý chuyên môn theo tiêu chuẩn quy định, tạo ra một đội ngũ giảng viên nòng cốt, những giảng viên đầu đàn và các chuyên gia giỏi về các lĩnh vực chuyên môn nghề nghiệp

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đào tạo nguồn nhân lực tại đại học vinh (Trang 90 - 93)