Công tác lập dự toán chi ngân sách nhà nƣớc

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách tại phòng tài chính huyện duy xuyên, tỉnh quảng nam (Trang 30 - 32)

6. Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.2.1. Công tác lập dự toán chi ngân sách nhà nƣớc

Lập dự toán chi NSNN là khâu đầu tiên của chu trình quản lý chi NSNN, quyết định nhiệm vụ chi NS trong một năm của NS huyện cũng nhƣ một đơn vị dự toán huyện. Lập dự toán quyết định chất lƣợng quản lý vì quản lý NS trƣớc hết là quản lý theo theo dự toán đƣợc duyệt. Dự toán chi NS là bản dự trù các khoản chi NS theo các chỉ tiêu xác định, đƣợc HĐND huyện phê chuẩn, UBND huyện quyết định là căn cứ để thực hiện chi NSNN huyện.

Dự toán chi NSNN có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc triển khai thực hiện chi NSNN hàng năm. Để đảm bảo các mục tiêu phát triển KT-XH và các chính sách, chế độ của Nhà nƣớc đƣợc thực hiện và đạt hiệu quả cao, đòi hỏi dự toán NS huyện đƣợc xây dựng hàng năm phải khoa học, chính xác, sát với thực tế và đúng chính sách, chế độ của Nhà nƣớc. Thông qua lập dự toán chi NS để tính nhu cầu về kinh tế, tài chính của huyện trong từng năm, từng giai đoạn, từ đó phát huy đƣợc những thế mạnh và hạn chế đến mức thấp

nhất những khó khăn, trở ngại.

Lập dự toán chi NS phải đảm bảo: Dự toán NS phải tổng hợp theo từng lĩnh vực chi và theo cơ cấu chi thƣờng xuyên, chi đầu tƣ phát triển. Đúng yêu cầu, nội dung, biểu mẫu, thời hạn quy định tại Thông tƣ 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính hƣớng dẫn thực hiện Nghị định 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ và Thông tƣ hƣớng dẫn về yêu cầu nội dung, thời hạn lập dự toán NSN hàng năm của Bộ Tài chính và phải kèm theo báo cáo thuyết minh rõ cơ sở, căn cứ tính toán.

a. Nội dung lập dự toán chi đầu tư phát triển

Chi đầu tư phát triển: Là khoản chi tài chính nhà nƣớc đƣợc đầu tƣ cho các công trình thuộc kết cấu hạ tầng (cầu cống, bến cảng, sân bay, hệ thống thuỷ lợi, năng lƣợng, viễn thông…) các công trình kinh tế có tính chất chiến lƣợc, các công trình và dự án phát triển văn hóa xã hội trọng điểm, phúc lợi công cộng nhằm hình thành thế cân đối cho nền kinh tế, tạo ra tiền đề kích thích quá trình vận động vốn của doanh nghiệp và tƣ nhân nhằm mục đích tăng trƣởng kinh tế và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho ngƣời dân.

Chi đầu tƣ xây dựng cơ bản có tầm quan trọng trong việc tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế và xã hội, góp phần hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý theo định hƣớng của Nhà nƣớc, tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất phát triển và nâng cao năng suất lao động xã hội.

Lập dự toán chi đầu tư phát triển:

Xem xét việc bố trí các dự án, hạng mục thứ tự ƣu tiên phù hợp với yêu cầu phát triển KT-XH của dự án trong từng thời kỳ và khả năng cân đối của NSNN, theo tiến độ triển khai của dự án, dứt điểm, tránh dàn trải.

Việc xem xét thẩm định dự toán của các đơn vị là kiểm soát tuân thủ và cắt giảm những nội dung chƣa thực sự cần thiết, tập trung vào trọng tâm, trọng điểm nhiệm vụ của đơn vị, nhiệm vụ của cấp trên giao, trên nguyên tắc

vừa đảm bảo hiệu quả phục vụ nhiệm vụ chính trị của các đơn vị, vừa thực hiện tiết kiệm.

b. Nội dung lập dự toán chi thường xuyên

Chi thƣờng xuyên là quá trình phân phối, sử dụng quỹ tiền tệ của Nhà nƣớc để đáp ứng nhu cầu chi gắn liền với việc thực hiện các nhiệm vụ thƣờng xuyên của Nhà nƣớc về quản lý KT-XH. Cùng với quá trình phát triển KT- XH các nhiệm vụ thƣờng xuyên của Nhà nƣớc ngày càng gia tăng, do đó đã làm phong phú nội dung chi thƣờng xuyên của NSNN.

- Xây dựng dư toán chi thường xuyên:

Khi lập dự toán chi thƣờng xuyên phải dựa trên các căn cứ sau:

+ Các chỉ tiêu phát triển KT-XH, đảm bảo ANQP …liên quan đến chi thƣờng xuyên.

+ Chính sách của Nhà nƣớc về hoạt động của bộ máy QLNN, các hoạt động sự nghiệp, ANQP và các hoạt động khác trong từng giai đoạn nhất định.

+ Các chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan có thẩm quyền quy định; định mức phân bổ dự toán NSNN do Thủ tƣớng chính phủ, HĐND Tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ƣơng ban hành theo phân cấp.

+ Chỉ thị của Thủ tƣớng Chính phủ về xây dựng kế hoạch phát triển KT- XH và dự toán NSNN; Thông tƣ hƣớng dẫn lập dự toán NSNN của Bộ Tài chính và văn bản hƣớng dẫn của cơ quan chủ quản các cấp.

+ Số kiểm tra về dự toán NSNN đƣợc cơ quan có thẩm quyền thông báo, tình hình thực hiện dự toán năm báo cáo và các năm liên kề.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách tại phòng tài chính huyện duy xuyên, tỉnh quảng nam (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)