Công tác lập dự toán chi NSNN tại huyện Duy Xuyên, giai đoạn

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách tại phòng tài chính huyện duy xuyên, tỉnh quảng nam (Trang 47 - 53)

6. Tổng quan tình hình nghiên cứu

2.2.1. Công tác lập dự toán chi NSNN tại huyện Duy Xuyên, giai đoạn

đoạn 2011-2015

Hàng năm, trong tháng 7 và tháng 8, thực hiện theo các quy định của Luật NSNN, Nghị định 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành Luật NSNN, Thông tƣ 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính hƣớng dẫn thực hiện Nghị định 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ, Nghị quyết và các văn bản hƣớng dẫn của cơ quan có thẩm quyền tại địa phƣơng về phân cấp, quản lý, điều hành NSNN trong từng thời kỳ.

UBND huyện đã tổ chức họp, quán triệt, chỉ đạo các đơn vị dự toán cấp huyện, cấp xã triển khai thực hiện nghiêm túc việc lập dự toán, kết quả lập dự toán đƣợc tổng hợp trình Ban Thƣờng vụ Huyện uỷ và báo cáo Sở Kế hoạch - Đầu tƣ (nội dung chi Đầu tƣ XDCB) và Sở Tài chính (nội dung chi thƣờng xuyên, chi bổ sung cân đối ngân sách cấp xã, các chƣơng trình mục tiêu quốc

gia, chƣơng trình có mục tiêu) để các Sở tổng hợp chung cả tỉnh, trình UBND Tỉnh, Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy và HĐND tỉnh xem xét quyết định.

a. Lập dự toán chi đầu tư XDCB

Trên cơ sở số liệu ƣớc thực hiện thu, chi ngân sách năm nay, dự kiến dự toán thu, chi ngân sách năm sau (năm kế hoạch), UBND huyện chỉ đạo lập kế hoạch nguồn vốn đầu tƣ cho năm kế hoạch, bao gồm:

+ Dự kiến nguồn thu tiền sử dụng đất năm kế hoạch (thông qua đấu giá và xét giá quyền sử dụng đất trên bàn huyện).

+ Nguồn tiền sử dụng đất năm nay chƣa sử dụng hết (nếu có). + Thu hồi kinh phí đã tạm ứng cho các dự án.

+ Nguồn kinh phí đã bố trí kế hoạch cho các dự án đầu tƣ nhƣng chƣa sử dụng hết đƣợc chuyển sang năm kế hoạch.

+ Dự kiến nguồn vốn đầu tƣ tỉnh cân đối cho huyện trong năm kế hoạch. + Các nguồn vốn hợp pháp khác.

Với việc lập dự toán chi đầu tƣ phát triển, trong những năm qua nội dung này đƣợc thông qua lập dự toán chi XDCB. Phòng Tài chính cùng với các phòng chức năng sẽ xem xét việc bố trí các dự án, hạng mục thứ tự ƣu tiên phù hợp với yêu cầu phát triển KT-XH của dự án trong từng thời kỳ 2011- 2015 và khả năng cân đối của NSNN, theo tiến độ triển khai của dự án, dứt điểm, tránh dàn trải.

b. Lập dự toán chi thường xuyên

- Căn cứ lập dự toán:

+ Các chỉ tiêu của kế hoạch phát triển KT-XH hàng năm, đặc biệt là các chỉ tiêu có liên quan trực tiếp đến việc cấp phát kinh phí thƣờng xuyên của NSNN kỳ kế hoạch.

+ Chủ trƣơng của Nhà nƣớc về duy trì và phát triển bộ máy quản lý Nhà nƣớc, các hoạt động sự nghiệp, hoạt động ANQP và các hoạt động xã hội khác.

+ Khả năng nguồn kinh phí có thể đáp ứng cho nhu cầu chi thƣờng xuyên kỳ kế hoạch.

+ Các chính sách, chế độ chi thƣờng xuyên hiện hành và dự đoán những điều chỉnh hoặc thay đổi có thể xảy ra trong kỳ kế hoạch.

+ Kết quả phân tích, đánh giá tình hình quản lý và sử dụng kinh phí thƣờng xuyên kỳ báo cáo.

+ Dự toán của UBND cấp xã đƣợc lập trên cơ sở phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi ngân sách Nhà nƣớc cho cấp xã, tỷ lệ phần trăm (%) đối các khoản thu phân chia; mức bổ sung của ngân sách huyện cho ngân sách xã hàng năm; định mức phân bổ ngân sách.

- Trình tự lập dự toán:

+ Hàng năm, căn cứ Chỉ thị của UBND tỉnh về việc xây dựng kế hoạch phát triển KT-XH và dự toán NSNN, hƣớng dẫn của Sở Tài chính về xây dựng dự toán ngân sách đối với các huyện, thị xã, UBND huyện đã chỉ đạo, hƣớng dẫn các đơn vị dự toán cấp huyện, cấp xã lập dự toán chi thƣờng xuyên năm sau.

+ Sau khi dự toán chi của các đơn vị đƣợc gửi về phòng Tài chính huyện để xem xét, tổng hợp làm căn cứ xây dựng dự toán chi ngân sách cấp huyện hàng năm, UBND huyện giao cho phòng Tài chính huyện chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan nhƣ KBNN, Chi cục Thuế huyện để tổng hợp, xây dựng dự toán chi ngân sách cấp huyện cùng với dự toán thu NSNN trên địa bàn và thu ngân sách cấp huyện để báo cáo UBND huyện trƣớc khi báo cáo lên UBND tỉnh.

Nhìn chung nhiệm vụ chi NSNN huyện Duy Xuyên từ năm 2011-2015 cùng thời kỳ ổn định ngân sách nên dự toán chi qua các năm không có thay đổi lớn, số liệu cụ thể đƣợc thể hiện ở bảng 2.4. nhƣ sau:

41

Bảng 2.4. Tình hình lập dự toán chi NSNN tại huyện Duy Xuyên, giai đoạn 2011 - 2015

Đơn vị tính: Triệu đồng

STT Chỉ tiêu Năm

2011

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Dự toán DT 2012/2011 Dự toán DT 2013/2012 Dự toán DT 2014/2013 Dự toán DT 2015/2014 Số tuyệt đối Tỷ lệ (%) Số tuyệt đối Tỷ lệ (%) Số tuyệt đối Tỷ lệ (%) Số tuyệt đối Tỷ lệ (%) TỔNG CHI 325.426 337.345 11.919 103,7 473.547 136.202 140,4 543.195 69.648 114,7 602.688 59.493 111,0 A CHI CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH 319.514 328.276 8.762 102,7 460.403 132.127 140,2 517.440 57.037 112,4 576.628 59.188 111,4 1 Chi đầu tƣ PT 81.451 86.145 4.694 105,8 85.545 -600 99,3 99.452 13.907 116,3 90.550 -8.902 91,0 Chi đầu tƣ XDCB 81.451 86.145 4.694 105,8 85.545 -600 99,3 99.452 13.907 116,3 90.550 -8.902 91,0 2 Chi thƣờng xuyên 225.417 226.485 1.068 100,5 355.642 129.157 157,0 395.345 39.703 111,2 460.548 65.203 116,5 2.1 Sự nghiệp giáo dục 88.570 110.500 21.930 124,8 165.400 54.900 149,7 185.300 19.900 112,0 215.730 30.430 116,4 2.2 Sự nghiệp VHTT 1.755 1.850 95 105,4 3.200 1.350 173,0 4.820 1.620 150,6 5.200 380 107,9 2.3 Sự nghiệp TDTT 570 500 -70 87,7 650 150 130,0 910 260 140,0 850 -60 93,4 2.4 Sự nghiệp TT 850 800 -50 94,1 950 150 118,8 1.250 300 131,6 1.950 700 156,0 2.5 Sự nghiệp KHCN 120 120 0 100,0 120 0 100,0 120 0 100,0 120 0 100,0 2.6 Sự nghiệp Kinh tế 52.500 35.500 -17.000 67,6 59.250 23.750 166,9 62.500 3.250 105,5 71.650 9.150 114,6

42

STT Chỉ tiêu Năm

2011

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Dự toán DT 2012/2011 Dự toán DT 2013/2012 Dự toán DT 2014/2013 Dự toán DT 2015/2014 Số tuyệt đối Tỷ lệ (%) Số tuyệt đối Tỷ lệ (%) Số tuyệt đối Tỷ lệ (%) Số tuyệt đối Tỷ lệ (%) 2.8 Chi QL hành chính 48.600 45.500 -3.100 93,6 76.600 31.100 168,4 90.480 13.880 118,1 100.500 10.020 111,1 2.9 Chi AN – QP 4.650 4.200 -450 90,3 7.540 3.340 179,5 9.500 1.960 126,0 8.460 -1.040 89,1 2.10 Sự nghiệp ĐBXH 21.950 22.200 250 101,1 29.250 7.050 131,8 33.500 4.250 114,5 47.100 13.600 140,6 2.11 Chi khác ngân sách 5.402 3.215 -2.187 59,5 9.942 6.727 309,2 5.095 -4.847 51,2 5.308 213 104,2 3 Dự phòng chi 12.646 15.646 3.000 123,7 19.216 3.570 122,8 22.643 3.427 117,8 25.530 2.887 112,8 B CÁC KHOẢN CHI QLQNSNN 5.912 9.069 3.157 153,4 13.144 4.075 144,9 25.755 12.611 195,9 26.060 305 101,2

Quản lý lập dự toán chi ngân sách tại huyện Duy Xuyên, giai đoạn 2011–2015 cho thấy, về cơ bản việc lập dự toán chi ngân sách đã đƣợc thực hiện theo đúng nguyên tắc, nội dung và trình tự quy định. Chất lƣợng công tác lập dự toán của các đơn vị dự toán trực thuộc đã dần đƣợc cải thiện, đặc biệt là dự toán của UBND các xã, thị trấn. Việc tổng hợp và xây dựng dự toán chi ngân sách huyện đảm bảo thời gian quy định. Số liệu dự toán đã dần bám sát với yêu cầu, nhiệm vụ chi đƣợc phân cấp và nhiệm vụ phát triển KT-XH, đảm bảo ANQP trên địa bàn, tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế nhƣ sau:

Đối với lập dự toán chi đầu tư XDCB:

Thứ nhất, dự toán chi đầu tƣ XDCB lập hàng năm còn dàn trải, chƣa cân đối với nguồn thu phát sinh trên địa bàn và mức hỗ trợ từ ngân sách cấp trên. Các cơ quan chuyên môn chƣa rà soát, xác định rõ danh mục các công trình trọng điểm, thiết yếu cần ƣu tiên đầu tƣ nên dự toán lập thƣờng quá cao, vƣợt quá khả năng bố trí vốn hàng năm của ngân sách huyện. Khi trình lên cơ quan cấp trên thẩm tra, phê duyệt, dự toán thƣờng bị cắt giảm nhiều, gây bị động, khó khăn trong phân bổ vốn. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng dàn trải, kém hiệu quả trong đầu tƣ XDCB trên địa bàn huyện Duy Xuyên trong thời gian qua.

Thứ hai, nhiệm vụ chi đầu tƣ XDCB, chi chƣơng trình mục tiêu quốc gia, chi sự nghiệp kinh tế… đƣợc phân cấp cho ngân sách cấp huyện thƣờng có thời gian triển khai thực hiện không chỉ trong một năm mà kéo dài trong nhiều năm. Trong khi đó, Luật ngân sách và các văn bản hƣớng dẫn hiện hành mới chỉ quy định việc lập dự toán hàng năm, chƣa quy định cụ thể việc xây dựng kế hoạch tài chính và kế hoạch chi tiêu trung hạn. Điều đó làm hạn chế tính chủ động của địa phƣơng trong xây dựng và bố trí nguồn lực ngân sách một cách hợp lý và hiệu quả nhất. Theo đó, nhiều dự án thời gian triển khai thực hiện kéo dài so với dự kiến, nên hiệu quả kinh tế không cao.

Đối với lập dự toán chi thường xuyên:

Thứ nhất, chất lƣợng dự toán của một số đơn vị dự toán trực thuộc chƣa cao, ít tính thuyết phục.

Trong quá trình lập dự toán, các đơn vị thƣờng lấy số dự toán giao năm trƣớc nhân với một tỷ lệ nhất định để lập dự toán năm sau mà chƣa xuất phát từ nhu cầu thực tế, năng lực triển khai thực hiện của cơ sở, mà khi thực hiện không khả thi, gây lãng phí nguồn lực, hơn nữa chƣa căn cứ vào định mức phân bổ ngân sách ổn định trong từng thời kỳ; chƣa căn cứ vào việc điều chỉnh giảm hay bổ sung nhiệm vụ chi; chƣa căn cứ vào việc thay đổi chính sách về định mức chi tiêu của Nhà nƣớc. Số liệu dự toán các đơn vị lập không chính xác, thƣờng cao hơn so với định mức phân bổ ngân sách theo quy định. Điều đó gây nhiều khó khăn cho phòng Tài chính huyện trong việc tổng hợp và xây dựng dự toán ngân sách của cấp huyện.

Thứ hai, một số cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách còn có tƣ tƣởng đối phó, đề phòng dự toán “bị cắt” nên đã lập dự toán cao hơn rất nhiều so với định mức và nhu cầu chi thực tế.

Thứ ba, trình độ xây dựng dự toán của các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách còn yếu vì nhiều cán bộ làm công tác kế toán tại các cơ quan, đơn vị không đƣợc đào tạo có hệ thống về NSNN, khi lập dự toán không căn cứ vào chế độ tài chính, tiêu chuẩn định mức chi quy định dẫn đến dự toán của nhiều đơn vị chƣa đủ cơ sở để phòng Tài chính huyện tổng hợp. Trong thực tế công tác lập và thảo luận dự toán còn mang nặng tính hình thức.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách tại phòng tài chính huyện duy xuyên, tỉnh quảng nam (Trang 47 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)