Hoàn thiện công tác quyết toán chi NSNN

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách tại phòng tài chính huyện duy xuyên, tỉnh quảng nam (Trang 88 - 91)

6. Tổng quan tình hình nghiên cứu

3.2.5. Hoàn thiện công tác quyết toán chi NSNN

a. Đối với quyết toán chi đầu tư phát triển

- Tăng cƣờng công tác thẩm tra, thẩm định quyết toán vốn đầu tƣ dự án hoàn thành, đồng thời có hình thức xử lý nghiêm đối với các trƣờng hợp các

cơ quan, đơn vị, các chủ đầu tƣ quyết toán sai định mức, chế độ và đơn giá, với số lƣợng lớn.

- Quyết toán chi đầu tƣ phải đảm bảo chính xác đầy đủ tổng mức vốn đầu tƣ đã thực hiện, phân định rõ ràng nguồn vốn đầu tƣ, vốn đầu tƣ chuyển thành tài sản cố định, tài sản lƣu động hoặc chi phí không thành tài sản của dự án. Qua quyết toán xác định số lƣợng, năng lực sản xuất, giá trị tài sản cố định mới tăng do đầu tƣ mang lại để có kế hoạch huy động, xử lý kịp thời và phát huy hiệu quả của dự án đầu tƣ đã hoàn thành. Trên cơ sở đó xác định trách nhiệm của Chủ đầu tƣ, cấp trên Chủ đầu tƣ, cơ quan quản lý Nhà nƣớc về đầu tƣ trong quá trình quản lý, sử dụng.

- Thực hiện công tác quyết toán vốn đầu tƣ theo niên độ ngân sách: Gắn trách nhiệm quản lý, điều hành các dự án của các Chủ đầu tƣ, Ban quản lý dự án xây dựng với trách nhiệm quyết toán vốn đầu tƣ theo niên độ ngân sách thông qua các biện pháp chế tài nhƣ: lấy chỉ tiêu này để đánh giá, xem xét trong việc phân bổ kế hoạch vốn cho dự án hàng năm, xem xét trách nhiệm trong việc giao quản lý điều hành dự án.

Quy định rõ trách nhiệm phối hợp đối với các cơ quan nhƣ Chủ đầu tƣ, Ban quản lý dự án xây dựng, KBNN, trong công tác thẩm định báo cáo quyết toán theo niên độ ngân sách.

Cần quy định rõ trách nhiệm cá nhân của Trƣởng Ban quản lý dự án xây dựng, Thủ trƣởng hoặc Chủ đầu tƣ trong việc quyết toán dự án hoàn thành. Nếu công trình nào quyết toán chậm thì tạm thời đình chỉ nhiệm vụ của Trƣởng ban Quản lý dự án xây dựng để tập trung cho công tác quyết toán, khi quyết toán xong thì sẽ xem xét bố trí nhiệm vụ, đồng thời kiểm điểm trách nhiệm cá nhân của Chủ đầu tƣ thì mới khắc phục đƣợc tình trạng trên.

b. Đối với quyết toán chi thường xuyên

thẩm tra quyết toán của các đơn vị dự toán còn chậm, chƣa đảm bảo thời gian quy định (do khối lƣợng công việc nhiều, dồn vào một thời điểm), nên quyết toán chi ngân sách địa phƣơng chƣa đƣợc chuẩn xác. Vì vậy, để giảm bớt khối lƣợng công việc dồn vào cuối năm, cơ quan chủ quản và cơ quan Tài chính có kế hoạch thẩm tra quyết toán quý III. Khi kết thúc năm chỉ thẩm tra quyết toán quý IV và cộng với số liệu đã thẩm tra của quý III thì sẽ hoàn tất thẩm tra báo cáo quyết toán năm.

Đối với các nội dung chi theo mục tiêu, hoặc kinh phí bổ sung cho nhiệm vụ công tác cụ thể thì sau khi kết thúc mục tiêu, hoàn thành nhiệm vụ quyết toán dứt điểm không chờ kết thúc năm.

Đối với các khoản chi từ nguồn thu đƣợc để lại chi nhƣ học phí hàng quý cơ quan chủ quản có trách nhiệm xét duyệt quyết toán cho các đơn vị trực thuộc, tổng hợp quyết toán gửi cơ quan Tài chính thẩm tra và kết quả thẩm tra của phòng Tài chính là cơ sở để hàng quý ghi thu, ghi chi vào NSNN.

Với việc thực hiện thẩm tra quyết toán nhƣ trên, cán bộ thẩm tra sẽ có thời gian để xem xét kỹ việc sử dụng kinh phí của đơn vị, chất lƣợng công tác thẩm tra sẽ đƣợc nâng cao, đồng thời cũng kịp thời hƣớng dẫn, nhắc nhở, chấn chỉnh các sai sót.

Ngoài ra, đối với chi chuyển nguồn phải hạn chế nội dung chi chuyển nguồn sang năm sau, khi đã hết nhiệm vụ chi thì phải nộp trả NSNN, để đơn vị sử dụng ngân sách có trách nhiệm đẩy nhanh tiến độ thực hiện nhiệm vụ chi, đồng thời số quyết toán phản ảnh đúng thực chất số đã chi.

3.2.6. Thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính và biên chế đối với các cơ quan quản lý nhà nƣớc và các đơn vị sự nghiệp công lập

Để nâng cao hiệu quả trong quản lý, sử dụng kinh phí, đảm bảo công khai, minh bạch và tăng cƣờng giám sát của cán bộ, công chức, viên chức và các tổ chức đoàn thể trong việc quản lý và sử dụng kinh phí, UBND huyện, cơ

quan Tài chính cần chấn chỉnh và yêu cầu các đơn vị dự toán, đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc thực hiện tốt việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ theo hƣớng dẫn, để làm căn cứ triển khai thực hiện và kiểm soát quá trình sử dụng kinh phí đƣợc giao tại đơn vị, đồng thời, gửi đến Kho bạc làm căn cứ kiểm soát chi theo quy định.

Việc giao dự toán chi ngân sách cho các đơn vị thực hiện chế độ tự chủ về tài chính phải chi tiết theo hai phần. Phần kinh phí thực hiện tự chủ và kinh phí không thực hiện tự chủ đƣợc áp dụng đối với cơ quan nhà nƣớc; phần kinh phí đảm bảo hoạt động thƣờng xuyên và kinh phí không thƣờng xuyên áp dụng đối với các đơn vị sự nghiệp công lập để làm căn cứ cho KBNN trong việc kiểm soát, thanh toán các khoản chi, làm căn cứ cho đơn vị xác định chính xác phần kinh phí tiết kiệm đƣợc chi bổ sung thu nhập và trích lập các quỹ theo đúng quy định đối với từng nguồn kinh phí, đảm bảo cho việc xử lý kinh phí cuối năm đúng chế độ.

Việc xây dựng dự toán, giao dự toán cho các đơn vị sự nghiệp có thu phải tính toán đến phần thu phát sinh từ hoạt động sự nghiệp nhƣ thu học phí, thu phí, lệ phí... để cân đối vào dự toán thu chi hàng năm. Phần thu này phải đƣợc quản lý qua kho bạc và chấp hành chế độ kiểm soát chi theo quy định. Phòng Tài chính cần hƣớng dẫn các đơn vị xây dựng dự toán thu hàng năm để có căn cứ giao dự toán, các khoản thu đƣợc phép để lại chi tại đơn vị cuối năm phải đƣợc hạch toán ghi thu, ghi chi vào NSNN theo đúng quy định.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách tại phòng tài chính huyện duy xuyên, tỉnh quảng nam (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)