Chấp hành chi NSNN tại huyện Duy Xuyên, giai đoạn 2011–

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách tại phòng tài chính huyện duy xuyên, tỉnh quảng nam (Trang 58 - 64)

6. Tổng quan tình hình nghiên cứu

2.2.3. Chấp hành chi NSNN tại huyện Duy Xuyên, giai đoạn 2011–

2015

Bảng 2.6. Tình hình chấp hành chi NSNN tại huyện Duy Xuyên, giai đoạn 2011 – 2015 Đơn vị tính: Triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Tổng TỔNG CHI NSNN 479.364 468.455 520.164 626.033 648.704 2.742.720

A. CHI CÂN ĐỐI 315.963 321.272 443.601 505.319 540.123 2.126.278

1 Chi thƣờng xuyên 231.447 232.744 362.700 401.195 463.784 1.691.870 2 Chi đầu tƣ PT 79.082 81.454 77.589 97.340 75.755 411.220 3 Chi dự phòng 5.434 7.074 3.312 6.784 5.584 28.188

B. CHI QLQNSNN 9.068 9.527 14.439 25.756 27.799 86.589

C. CHI BỔ SUNG CẤP DƢỚI 94.317 80.382 20.366 34.078 13.227 242.370

D. CHI CHUYỂN NGUỒN 60.016 57.274 41.758 60.880 62.555 282.483

(Nguồn: Báo cáo tình hình chi ngân sách hàng năm của Phòng Tài chính huyện Duy Xuyên)

Dựa vào bảng số liệu trên có thể thấy rằng, UBND huyện đã thực hiện tốt việc quản lý chấp hành dự toán chi ngân sách huyện, nhiệm vụ chi ngân sách hàng năm luôn đƣợc triển khai kịp thời, đảm bảo quy định. Việc cấp phát, quản lý vốn đầu tƣ XDCB, kinh phí thƣờng xuyên, kinh phí chƣơng trình mục tiêu quốc gia, kinh phí bổ sung có mục tiêu, kinh phí mua sắm tài sản ... đƣợc thực hiện theo đúng tinh thần Luật NSNN, Nghị quyết 11/CP. Chi ngân sách từng

bƣớc đƣợc cơ cấu lại theo hƣớng tiết kiệm, hiệu quả, giảm bao cấp trong sử dụng ngân sách, góp phần thực thi tốt Luật NSNN, phục vụ tốt cho công tác chỉ đạo, điều hành phát triển KT-XH trên địa bàn huyện. Bên cạnh đó, do khai thác nguồn thu trên địa bàn còn hạn chế, dẫn đến nhiệm vụ chi đầu tƣ XDCB các năm chƣa đạt chỉ tiêu so với kế hoạch đề ra. Để đánh giá tình hình chấp hành chi NSNN trên địa bàn huyện Duy Xuyên thể hiện qua bảng 2.7 kết quả thực hiện so với kế hoạch giao dự toán nhƣ sau:

Bảng 2.7. Kết quả thực hiện so với kế hoạch giao dự toán chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên, giai đoạn 2011-2015

Đơn vị tính: Triệu đồng

Năm

Tổng chi ĐTPT và

TX

Chi đầu tƣ phát triển Chi thƣờng xuyên Thực hiện (triệu đồng) Kế hoạch (triệu đồng) So với KH (%) Thực hiện (triệu đồng) Kế hoạch (triệu đồng) So với KH (%) 2011 310.529 79.082 81.451 97,09 231.447 225.417 102,68 2012 314.198 81.454 86.145 94,55 232.744 226.485 102,76 2013 440.289 77.589 85.545 90,70 362.700 355.642 101,98 2014 498.535 97.340 99.452 97,88 401.195 395.345 101,48 2015 539.539 75.755 90.550 83,66 463.784 460.548 100,70 TC 2.103.090 411.220 443.143 92,80 1.691.870 1.663.437 101,71

(Nguồn: Báo cáo tình hình chi ngân sách hàng năm của phòng Tài chính huyện Duy Xuyên)

a. Chấp hành dự toán chi đầu tư xây dựng cơ bản

Chi đầu tƣ XDCB là khoản chi mang tính chất tích luỹ, mức độ đầu tƣ phụ thuộc vào nguồn thu nhập quốc dân trên địa bàn, nó ảnh hƣởng trực tiếp đến tăng năng suất xã hội và các quan hệ cân đối lớn trong phát triển kinh tế của huyện nhằm phát triển kết cấu hạ tầng, đảm bảo các điều kiện cần thiết

cho nhiệm vụ phát triển KT-XH của huyện. Chi đầu tƣ xây dựng các công trình giao thông đƣờng bộ, đƣờng thuỷ; các công trình điện, cấp thoát nƣớc, các công trình văn hoá, giáo dục, y tế, phúc lợi công cộng

Về nguyên tắc, quản lý đầu tƣ XDCB đƣợc quy định khá chi tiết và chặt chẽ, huyện Duy Xuyên quản lý chi ĐTPT cũng chủ yếu dựa trên các quy định từ các văn bản pháp lý, gồm: Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 10/02/2009 của Chính phủ về việc quản lý dự án đầu tƣ và Xây dựng công trình; Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính Phủ về việc quản lý chi phí đầu tƣ xây dựng công trình; Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về quản lý chất lƣợng công trình xây dựng; Thông tƣ số 10/2013/TT-BXD ngày 25/7/2013 của Bộ Xây dựng Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lƣợng công trình xây dựng; Thông tƣ số 86/2011/TT-BTC ngày 17/06/2011 của Bộ Tài chính quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tƣ và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tƣ thuộc nguồn ngân sách nhà nƣớc. Những quy định mang tính pháp lý liên quan đến đầu tƣ và xây dựng ra đời nhằm mục đích:

- Tạo ra khuôn khổ pháp lý cho mọi thành phần kinh tế đầu tƣ XDCB phù hợp với chiến lƣợc và quy hoạch phát triển KT-XH của địa phƣơng trong từng thời kỳ, phù hợp với phƣơng hƣớng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy nhanh tốc độ tăng trƣởng kinh tế và nâng cao đời sống của nhân dân.

- Sử dụng các nguồn vốn đầu tƣ do nhà nƣớc quản lý đạt hiệu quả cao nhất, chống tham ô, lãng phí.

- Đảm bảo việc xây dựng theo quy hoạch, công trình xây dựng có chất lƣợng, đúng hạn quy định, với chi phí hợp lý.

Nhƣ vậy, quản lý đầu lý vốn xây dựng cơ bản không phải là chỉ theo từng dự án, mà còn phải theo quy hoạch, và theo đúng pháp luật.

Số liệu tại bảng 2.7 cho thấy, chi ĐTPT tại huyện Duy Xuyên trong giai đoạn 2011-2015 có xu hƣớng tăng qua các năm, tuy nhiên tình hình thực hiện dự toán không đạt kế hoạch đề ra, cụ thể: năm 2011 đạt 97,09% so với kế hoạch; năm 2012 đạt 94,55%; năm 2013 đạt 90,7%; năm 2014 đạt 97,88% và năm 2015 chỉ đạt 83,66% so với kế hoạch đề ra. Nguyên nhân là nguồn thu ngân sách gặp nhiều khó khăn nên việc đầu tƣ cho các công trình cũng bị ảnh hƣởng, đặc biệt trong năm 2015, chi đầu tƣ XDCB là 75.755 triệu đồng, chỉ đạt 83,66% so với dự toán đƣợc giao.

b. Đối với quản lý chấp hành dự toán chi thường xuyên

Số liệu tại bảng 2.7 cho thấy, chi thƣờng xuyên tại huyện Duy Xuyên trong giai đoạn 2011-2015 tăng qua các năm và đều vƣợt dự toán đƣợc giao, cụ thể:

Năm 2011 thực hiện 231.447 triệu đồng, vƣợt 2,68% dự toán, năm 2012 thực hiện 232.744 triệu đồng, vƣợt 2,76% dự toán, năm 2013 thực hiện 362.700 triệu đồng, vƣợt 1,98% dự toán, năm 2014 thực hiện 401.195 triệu đồng, vƣợt 1,48% dự toán, năm 2015 thực hiện 463.784 triệu đồng, vƣợt 0,7% dự toán.

Nguyên nhân dẫn tới tăng chi ngân sách thƣờng xuyên chủ yếu là do thay đổi chính sách tiền lƣơng cho cán bộ công chức, viên chức, tăng chế độ trợ cấp cho các đối tƣợng bảo trợ xã hội, chế độ phụ cấp đối với cán bộ không chuyên trách cấp xã, thôn … Bên cạnh đó cũng có những nguyên nhân chủ quan dẫn tới tăng chi ngân sách, đó là do công tác lập dự toán chi chƣa sát với tình hình thực tế của cơ quan, đơn vị mình, chƣa nắm bắt đƣợc hết các nhiệm vụ chi phải thực hiện trong năm dẫn đến bố trí chi không đồng đều phải điều chỉnh dự toán chi. Có một nguyên nhân khác nữa làm tăng chi ngân sách đó là tăng chi từ tăng thu ngân sách để cân đối chi thƣờng xuyên.

Trong các khoản chi thƣờng xuyên thì chi sự nghiệp giáo dục và đào tạo là chỉ tiêu chi chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ cấu chi thƣờng xuyên của NSĐP, điều đó chứng tỏ huyện Duy Xuyên đã rất tích cực đầu tƣ cho lĩnh vực giáo dục và đào tạo nhằm không ngừng nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật, thu hút nhân tài phát triển nền kinh tế. Xếp ở vị trí cao thứ hai là chỉ tiêu chi quản lý hành chính và thứ ba là sự nghiệp kinh tế.

Nhìn chung, việc thực hiện chấp hành dự toán chi ngân sách trên địa bàn huyện Duy Xuyên, giai đoạn 2011-2015 đã đạt đƣợc qua các mặt sau:

- UBND huyện đã chủ động rà soát, sắp xếp điều hành các nguồn kinh phí, ƣu tiên kinh phí thực hiện các cơ chế chính sách phát triển sản xuất, triển khai các mô hình, đề án phát triển kinh tế, giải ngân kinh phí đảm bảo an sinh xã hội. Chỉ đạo các đơn vị chấp hành đúng tiêu chuẩn, định mức, chế độ theo quy định của Nhà nƣớc, chủ động sử dụng ngân sách trong phạm vi dự toán đƣợc giao, hạn chế tối đa việc bổ sung ngoài dự toán. Chỉ đạo rà soát, cắt giảm hoặc lùi thời gian thực hiện các khoản chi chƣa thực sự cấp bách, nhất là các khoản chi mua sắm trang thiết bị, văn phòng phẩm, hội nghị, hội thảo, đi công tác, tham quan học tập kinh nghiệm...; Thực hiện lồng ghép các nội dung, công việc một cách hợp lý để thực hiện, nhằm triệt để tiết kiệm, chống lãng phí. Thực hiện tiết kiệm 10% chi thƣờng xuyên từ năm 2011-2015. Không tham mƣu các cơ chế chính sách khi chƣa cân đối đƣợc nguồn vốn.

- Việc thực hiện cơ chế tự chủ về biên chế, kinh phí theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP, Nghị định số 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ đã đƣợc UBND huyện chỉ đạo triển khai thực hiện nghiêm túc, bƣớc đầu đạt kết quả tốt, đã thúc đẩy việc rà soát, sắp xếp, bố trí sử dụng công chức, viên chức phù hợp với năng lực chuyên môn và vị trí công tác, đã tạo điều kiện cho các đơn vị chủ động phấn đấu tăng thu, sử dụng tiết kiệm các nguồn tài chính. Việc giao khoán kinh phí đã

đƣợc triển khai tại các cơ quan: Huyện ủy, UBND huyện, Đài Truyền thanh - truyền hình, Trung tâm Giáo dục thƣờng xuyên, các Trƣờng Trung học phổ thông. - Việc mua sắm tài sản công đƣợc triển khai thực hiện nghiêm túc trình tự thủ tục, nguyên tắc, định mức, đối tƣợng theo Nghị định 85/2009, Thông tƣ 68/2012/TT-BTC, Quyết định 170/2006/QĐ-TTg. Các gói thầu có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên đƣợc triển khai theo quy trình xây dựng kế hoạch đấu thầu, việc tổ chức lựa chọn nhà thầu đã đƣợc thực hiện theo hình thức đấu thầu hoặc chào hàng cạnh tranh trên cơ sở kết quả thẩm định và phê duyệt giá. Tài sản sau khi mua sắm đƣợc bàn giao đơn vị, cá nhân quản lý sử dụng, thực hiện tốt quy trình sử dụng, bảo dƣỡng, vì vậy đã phát huy tốt hiệu quả, các đơn vị đã mở sổ theo dõi tài sản, công khai theo quy định.

- Hàng tháng, phòng Tài chính đều lập báo cáo đánh giá việc chấp hành dự toán chi ngân sách gửi UBND huyện để có những chỉ đạo hiệu quả hơn trong việc điều hành quản lý chi ngân sách.

Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn có một số tồn tại trong quá trình quản lý chấp hành dự toán chi NSNN nhƣ:

Một là, việc giao dự toán cho các đơn vị sử dụng ngân sách không sát với nhiệm vụ chi của đơn vị dự toán nên trong quá trình chấp hành dự toán còn phải bổ sung, điều chỉnh dự toán nhiều lần. Việc UBND huyện hay đơn vị dự toán cấp trên bổ sung dự toán nhiều trong năm cho đơn vị sử dụng ngân sách không những thể hiện sự hạn chế trong quản lý chi tiêu ngân sách mà còn thể hiện cơ chế "xin - cho" vẫn còn tồn tại. Việc chấp hành dự toán chi ngân sách đã đƣợc UBND huyện phê chuẩn từ đầu năm chƣa tốt.

Hai là, một số đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện tự chủ theo nghị định 43/2006/NĐ-CP và nghị định số 130/NĐ-CP còn chƣa phân định rõ nội dung chi từ nguồn kinh phí tự chủ và không tự chủ.

đƣợc thực hiện triệt để, sâu sát đến từng nội dung, khoản mục chi nên vẫn còn nhiều đơn vị sử dụng NSNN không chấp hành dự toán đúng với dự toán đƣợc giao.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách tại phòng tài chính huyện duy xuyên, tỉnh quảng nam (Trang 58 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)