6. Tổng quan tình hình nghiên cứu
3.2.9. Một số kiến nghị
Đối với Kho bạc Nhà nước huyện Duy Xuyên
Trong xu hƣớng đổi mới cơ chế quản lý tài chính ngân sách hiện nay, vai trò kiểm soát chi của KBNN giữ một vị trí hết sức quan trọng, là ngƣời “gác cửa” các khoản chi ngân sách. Để nâng cao chất lƣợng công tác kiểm soát chi của cơ quan KBNN cần thực hiện một số biện pháp sau:
- Mọi khoản chi NSNN đều phải đƣợc chi trực tiếp từ KBNN và do KBNN kiểm tra, kiểm soát trƣớc khi thanh toán, chi trả. Hiện nay công tác kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN còn đang tổ chức phân tán, vì vậy, làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng và hiệu quả của các công tác quản lý.
- Xây dựng và ban hành các quy trình công tác về kiểm soát chi thƣờng xuyên cũng nhƣ chi đầu tƣ, trong đó cần quy định rõ về hồ sơ thủ tục cần phải có khi giao dịch, đồng thời quy định rõ thời hạn giải quyết các thủ tục này, niêm yết công khai các thủ tục này tại nơi giao dịch và phải tuân thủ đúng.
- Thực hiện đúng quy trình kiểm soát chi NSNN qua kho bạc. Kiểm tra trƣớc, trong và sau khi chi NSNN. Đây là một khâu rất cần coi trọng vì kiểm soát trƣớc khi chi sẽ ngăn ngừa và loại bỏ đƣợc những khoản chi tiêu không đúng chế độ quy định, không đúng định mức tiêu chuẩn, đảm bảo sử dụng vốn có hiệu quả, chống lãng phí và thất thoát tiền vốn của Nhà nƣớc.
- Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong công tác kiểm soát chi ngân sách, đảm bảo chặt chẽ nhƣng không cứng nhắc, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các đơn vị trong giao dịch với KBNN.
- Tiếp tục đẩy mạnh giao khoán kinh phí, tiến tới hoàn thiện cơ chế thanh toán theo dự toán đƣợc phê duyệt. Đối với các đơn vị chƣa giao khoán thì xoá bỏ chế độ kiểm soát, thanh toán chi thƣờng xuyên dựa trên bảng kê chứng từ của đơn vị sử dụng NSNN, thực hiện kiểm tra, kiểm soát đối với tất cả các chứng từ chi tiêu của đơn vị, cơ chế thanh toán theo bảng kế hoạch nhƣ
hiện nay dẫn đến tình trạng nhiều đơn vị sử dụng NSNN cố tình không kê khai đúng thực tế chi tiêu của đơn vị nhằm hợp pháp hoá chứng từ để thanh toán với KBNN.
- Kiểm soát chặt chẽ chi đầu tƣ XDCB, tuân thủ định mức chế độ, hạn chế tạm ứng, cơ chế hiện nay cho tạm ứng đến 30% dự toán, dẫn đến tình trạng chiếm dụng vốn NSNN, thực tế cho thấy nhiều công trình dự án đã không thực hiện tốt việc hoàn ứng kịp thời ảnh hƣởng đến hiệu quả đầu tƣ.
Đối với UBND huyện Duy Xuyên
Tăng cƣờng việc thanh tra, kiểm tra việc quản lý và sử dụng ngân sách nhà nƣớc
- Từng bƣớc thực hiện thanh tra, kiểm tra nhà nƣớc hàng năm đối với tất cả các các đơn vị sử dụng NSNN. Tăng cƣờng kiểm tra việc chấp hành Luật Kế toán, chế độ hạch toán kế toán, hoá đơn chứng từ, tình hình thực hiện nghĩa vụ thu, nộp ngân sách. Thực hiện công khai kết luận thanh tra, kiểm toán. Chú trọng công tác xử lý kỷ luật về tài chính ngân sách và kiến nghị xử lý về trách nhiệm đối với ngƣời đứng đầu đơn vị có vi phạm pháp luật về tài chính ngân sách. Thông qua thanh tra, kiểm tra đề xuất các nội dung, biện pháp bổ sung để hoàn thiện chính sách, chế độ quản lý tài chính, kiến nghị xử lý sau mỗi cuộc thanh tra nhằm thu hồi vốn cho NSNN, củng cố kỷ luật tài chính và ý thức chấp hành pháp luật của Nhà nƣớc trong tất cả các đơn vị sử dụng NSNN.
- Dự toán chi phải chú trọng việc phân bổ, sử dụng NSNN; việc phân bổ, quản lý, sử dụng vốn đầu tƣ, vốn chƣơng trình mục tiêu, vốn trái phiếu Chính phủ, chú ý lĩnh vực giao thông, thuỷ lợi, y tế, giáo dục.
- Đồng thời thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các tiêu chuẩn, định mức, đơn giá trong chi ngân sách của các đơn vị dự toán, có chấp hành đúng theo quy định của pháp luật; ràng buộc trách nhiệm của Thủ trƣởng đơn vị chuẩn
chi ngân sách và chế tài xử lý khi bị sai phạm. Việc phân bổ, quản lý, sử dụng các khoản phát sinh chi thƣờng xuyên không có định mức phân bổ dự toán, các khoản chi cho an sinh xã hội.
- Nâng cao trình độ năng lực và phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra, thƣờng xuyên đào tạo, cập nhật các kiến thức mới không chỉ trên lĩnh vực kinh tế, tài chính, QLNN mà còn nhiều kiến thức tổng hợp khác.
Tăng cƣờng sự lãnh đạo của Huyện ủy, điều hành của Uỷ ban nhân dân huyện và giám sát của Hội đồng nhân dân huyện trong quản lý chi ngân sách
Huyện ủy, HĐND và UBND huyện và các xã cần tập trung hơn nữa trong lãnh đạo, chỉ đạo phát triển KT-XH, vận dụng đúng đắn, sáng tạo các chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc vào thực tiễn địa phƣơng, khơi dậy, phát huy nguồn lực trong dân và doanh nghiệp để đầu tƣ sản xuất kinh doanh; trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của cấp uỷ và chính quyền địa phƣơng cần chú trọng tăng cƣờng kỷ cƣơng, kỷ luật trong quản lý chi ngân sách; chỉ đạo xử lý nghiêm minh những đơn vị, cá nhân đƣợc giao quản lý nguồn kinh phí ngân sách mà sử dụng, chi tiêu không có hiệu quả, lợi dụng để tham ô, vụ lợi cá nhân.
Nâng cao chất lƣợng, hiệu quả hoạt động giám sát của HĐND các cấp đối với ngân sách địa phƣơng. Cần nâng tỷ lệ đại biểu HĐND chuyên trách giúp việc trong lĩnh vực NSNN, tăng cƣờng đại biểu HĐND hoạt động chuyên nghiệp để giúp cho HĐND các cấp giám sát và quyết định chính xác các vấn đề có liên quan đến ngân sách.
Kiện toàn công tác tổ chức, bộ máy quản lý chi NSNN cấp huyện
- Kiện toàn bộ máy tổ chức; nâng cao năng lực và hiệu quả của bộ máy hành chính. Phân định rõ vị trí, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan quản lý tài
chính theo quy định (phòng Tài chính, KBNN huyện). Tiếp tục hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý tài chính xuống tận cấp xã, đảm bảo đủ năng lực. Đội ngũ cán bộ, công chức quản lý ngân sách phải đủ về số lƣợng, cơ cấu hợp lý, có tính chuyên môn cao là yếu tố quan trọng để nâng cao hiệu quả quản lý chi NSNN.
- Hoàn thiện quy chế làm việc của cơ quan tài chính, và quy chế phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong quản lý chi NSNN, nâng cao tính chủ động, trách nhiệm của các cơ quan tài chính trong quản lý chi NSNN.
- Tăng cƣờng phân cấp quản lý chi NSNN, phát huy tính tích cực, sáng tạo của cấp chính quyền cấp huyện, cấp xã và các phòng, ngành chức năng, góp phần cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả quản lý và điều hành ngân sách. Tránh tình trạng chồng chéo trong thực hiện quy trình quản lý chi NS.
Đối với UBND tỉnh Quảng Nam
- Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, các cấp, các ngành tăng cƣờng công tác quản lý chi NS, tăng cƣờng hơn nữa trách nhiệm quản lý tài chính trong đơn vị.
- Cần nâng cao chất lƣợng phân bổ NSNN theo nguyên tắc công bằng, hợp lý, công khai, minh bạch, hiện nay chƣa có định mức phân bổ vốn đầu tƣ XDCB cho cấp huyện, nhằm khắc phục hiện trạng xin - cho hoặc đầu tƣ dàn trải, lãng phí, kém hiệu quả.
- Tăng cƣờng công tác đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ quản lý tài chính ngân sách, nhất là cấp xã.
- Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, hỗ trợ ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý ngân sách, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý NSNN.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Để đáp ứng đƣợc phƣơng hƣớng và mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội cũng nhƣ nhu cầu về chi ngân sách của huyện đến năm 2020, các giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN của huyện Duy Xuyên phải khắc phục đƣợc những hạn chế trong quá trình lập, phân bổ, giao dự toán, chấp hành dự toán, kiểm soát chi, quyết toán và thanh tra, kiểm tra chi NSNN trên địa bàn.
Bên cạnh đó, để khắc phục các hạn chế đã nêu ở Chƣơng II, luận văn tập trung phân tích các giải pháp liên quan đến thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính và biên chế đối với các cơ quan quản lý nhà nƣớc và các đơn vị sự nghiệp công lập; nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý NSNN; kiện toàn công tác tổ chức, bộ máy quản lý chi NSNN cấp huyện.
Trong đó, đáng chú ý là giải pháp hoàn thiện quản lý lập, phân bổ, giao, chấp hành dự toán ngân sách, kiểm tra, kiểm soát chi NSNN, quyết toán chi NSNN. Đây là giải pháp giúp cho ngân sách cấp huyện đƣợc quản lý, kế hoạch hóa ngay từ khâu đầu tiên đến khâu chấp hành dự toán, qua đó ngân sách đƣợc sử dụng đúng mục đích, đúng đối tƣợng, phù hợp với định hƣớng phát triển KT-XH của huyện, tránh dàn trải, lãng phí.
KẾT LUẬN
Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách luôn luôn là một nhiệm vụ trọng tâm trong công tác đổi mới nền quản lý tài chính ở nƣớc ta nói chung và ở huyện Duy Xuyên nói riêng. Việc quản lý chi ngân sách một cách tiết kiệm và có hiệu quả là một vấn đề hết sức cần thiết. Đây là một hoạt động quản lý có liên quan đến mọi cấp, mọi ngành, mọi lĩnh vực, do vậy cần phải đƣợc quan tâm đúng mức bởi nó có ý nghĩa trên nhiều mặt, tác động, chi phối, quyết định trong phát triển KT-XH ở trên địa bàn huyện và luôn gắn với trách nhiệm quản lý, lãnh đạo của Huyện ủy, HĐND và UBND huyện cho đến các xã, thị trấn và các cơ quan chức năng.
Nhận thức đƣợc ý nghĩa và vai trò của quản lý chi NSNN, trong giai đoạn 2010-2015, công tác quản lý chi NSNN huyện Duy Xuyên đã có nhiều cải tiến và cố gắng đạt đƣợc những thành tựu không nhỏ. Điều hành và quản lý chi NSNN địa phƣơng ngày càng có hiệu quả hơn và góp phần thúc đẩy tăng trƣởng, phát triển KT-XH. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đƣợc, những hạn chế và tồn tại trong quản lý chi NSNN của huyện Duy Xuyên cũng cần khắc phục.
Trên cơ sở phân tích thực trạng quản lý chi NSNN của huyện Duy Xuyên, với quan điểm tích cực hoàn thiện, đổi mới và nâng cao hiệu quả quản lý chi NSNN nhằm đạt đƣợc các mục tiêu đã đƣợc xác định đến năm 2020, một hệ thống các giải pháp và kiến nghị đã đƣợc nghiên cứu và đề xuất hƣớng vào giải quyết những vấn đề cụ thể trong từng khâu và từng nội dung của quá trình quản lý chi NSNN trên địa bàn huyện. Mặc dù vậy, các giải pháp và kiến nghị này cần đƣợc nghiên cứu và áp dụng một cách hệ thống, có chọn lọc theo các mục tiêu và gắn với việc ban hành những quy định, đổi mới đồng bộ về cơ chế chính sách liên quan đến quản lý chi NSNN.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bộ Tài chính (2012), Thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN.
[2]. Bộ Tài chính (2013), Thông tư số 90/2013/TT-BTC ngày 28/6/2013 hướng dẫn xây dựng dự toán NSNN năm 2014.
[3]. Bộ Tài chính (2014), Thông tư số 84/2014/TT-BTC ngày 27/6/2014 hướng dẫn xây dựng dự toán NSNN năm 2015.
[4]. Chính phủ (2005), Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 về việc quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan Nhà nước.
[5]. Chính phủ (2006), Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 17/10/2005 về việc quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
[6]. Chính phủ (2003), Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật NSNN.
[7]. Đặng Văn Du, Bùi Tiến Hanh (2010), Giáo trình Quản lý chi Ngân sách nhà nước, NXB Tài chính, Hà Nội.
[8]. Hoàng Mạnh Hà (2014), Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách Nhà nước tại huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình, Luận văn thạc sỹ Khoa Kinh tế phát triển, Trƣờng Đại học kinh tế, Đại học Đà Nẵng. [9]. Huỳnh Ngọc Hải (2014), Hoàn thiện công tác quản lý chi Ngân sách
nhà nước tại huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam, Luận văn thạc sỹ Khoa Kinh tế phát triển, Trƣờng Đại học kinh tế, Đại học Đà Nẵng.
[10]. Hoàng Hàm (2008), “Bàn về thực trạng và giải pháp nâng cao chất lƣợng dự toán NSNN”, Tạp chí kế toán, số 11, 12 năm 2008.
[11]. Huyện ủy Duy Xuyên (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Duy Xuyên lần thứ XIX (nhiệm kỳ 2011 – 2015).
[12]. Huyện ủy Duy Xuyên (2015), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Duy Xuyên lần thứ XX (nhiệm kỳ 2015 – 2020).
[13]. Lê Thị Lan Hƣơng (2017), Hoàn thiện công tác quản lý chi Ngân sách nhà nước tại quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng, Luận văn thạc sỹ Khoa Kinh tế phát triển, Trƣờng Đại học kinh tế, Đại học Đà Nẵng. [14]. Luật Ngân sách Nhà nƣớc số 83/2015/QH13, ngày 25/6/2015.
[15]. Luật Ngân sách Nhà nƣớc số 01/2002/QH11, ngày 16/12/2002.
[16]. Phạm Thị Thu Thảo (2016), Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách Nhà nước tại huyện Krông Năng, tỉnh ĐăkLăk, Luận văn thạc sỹ Khoa Kinh tế phát triển, Trƣờng Đại học kinh tế, Đại học Đà Nẵng.
[17]. Mai Quốc Thịnh (2016), Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách Nhà nước tại thành phố Đà Nẵng, Luận văn thạc sỹ Khoa Kinh tế phát triển, Trƣờng Đại học kinh tế, Đại học Đà Nẵng.
[18]. Ủy ban nhân dân huyện Duy Xuyên (2011, 2012, 2013, 2014, 2015),
Báo cáo quyết toán chi ngân sách huyện Duy Xuyên qua các năm 2011, 2012, 2013, 2014, 2015.