Mối quan hệ giữa phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính và định giá cổ phiếu TRA của CTCP traphaco (Trang 76 - 77)

7. Kết cấu khóa luận

1.3.3. Mối quan hệ giữa phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật

Nếu như phân tích cơ bản đòi hỏi phải c ó kiến thức bao quát và sự hiểu biết rộng rãi, thì phân tích kỹ thuật yêu cầu nhà đầ u tư phải nắm rõ những công cụ định lượng được sử dụng trong các biểu đồ kỹ thuật. Mỗi phương pháp đều có lợi thế riêng.

Bảng 1.1: So sánh phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật Tiêu chí Phân tích cơ bản Phân tích kỹ thuật

Khái niệm

Phân tích cơ bản là phương pháp đánh giá một cổ phiếu dưới giá trị hiện hành hay trên giá trị hiện hành của một công ty thông qua các đặc tính tài chính: khả năng tăng trưởng, phát triển của công ty, dòng tiền của công ty, các rủi ro mà công ty có thể gặp phải,…

Phân tích kỹ thuật là phương pháp dựa vào biểu đồ, đồ thị biểu diễn giá cả và khối lượng giao dịch của cổ phiếu nhằm phân tích các biến động của cung - cầu cổ phiếu để chỉ ra cho nhà đầu tư thời điểm bán ra, mua và o hay giữ lại cổ phiếu trên thị trường

Dữ liệu dựa trên

Báo cáo kinh tế, tài chính Tin tức, sự kiện có liên quan Thống kê trong ngành

Phân tích các chỉ báo, biểu đồ

Đối tượng nhà đầu tư

Nhà đầu tư dài hạn Nhà đầu tư ngắn hạn

Giao dịch tự do

Thời gian nắm giữ cổ phiếu

Thường nắm giữ cổ phiếu trong nhiều ngày, tuần hoặc nhiều tháng

Có thể là dài hạn nhưng hầu hết chỉ nắm giữ cổ phiếu trong vài ngày, phút, thậm chí và i giây Báo cáo kỳ vọng so với kết

quả thực tế

Các khái niệm được sử dụng

Các sự kiện, tin tức hiện tại so với các sự kiện, tin tức lịch sử

và cầu)

Lý thuyết cơ bản, các mô hình giá

Phương pháp phân tích

Phân tích kinh tế vĩ mô Phân tích ngành Phân tích công ty

Phân tích dựa trên các chỉ số (MACD, RSI, BB…)

Phân tích dựa trên hành động giá

Tín hiệu gia nhập thị trường

Mua (bán) khi tài sản ở dưới (trên) giá trị

Thông tin giá và các dấu hiệu chỉ số kỹ thuật

Nguồn: Tổng hợp từ vndirect

Mặc dù có sự khác nhau cơ bản giữa hai phương pháp này nhưng sự kết hợp giữa c húng lại trở thành công cụ đắc lực hỗ trợ các nhà đầu tư ra quyết định. Thông thường, các quyết định đầu tư dựa trên phân tích cơ bản, nhưng việc xác định vào và ra thị trường phụ thuộc vào c ác phân tích kỹ thuật. Việc xác định thời điểm c ó ý nghĩa hết sức quan trọng, đặc biệt là tại thị trường hay biến động và thực hiện chiến lược đầu tư ngăn hạn. Vì thế có thể nói rằng phân tích cơ bản trả lời cho câu hỏi “Cái gì?” thì phân tích kỹ thuật sẽ trả lời cho câu hỏi “Khi nà o?”. - Phương pháp phân tích cơ bản là nền tảng và ít có sự xung đột với phương pháp phân tích kỹ thuật

- Phương pháp phân tích kỹ thuật khắc phục được một số hạn chế của phương pháp cơ bản như:

+ Khó tính chính xác giá trị nội tại

+ Bỏ qua vai trò của yếu tố tâm lý, của các bên tham gia thị trường + Hạn chế xác định thời điểm ngắn hạn

Tóm lại, cả ha i phương pháp đều có những ưu và nhược điểm riêng vì vậy không thể xác định được phương pháp nào tốt hơ n. Việc phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật sẽ hình thành một chiến lược đầ u tư với góc nhìn đa chiều hơn. Nếu phân tích cơ bản là nền tảng mà nhà đầu tư phải có khi tham gia đầu tư cổ phiếu thì phân tích kỹ thuật sẽ giúp nhà đầu tư xác định được thời điểm mua vào hoặc bán ra tốt nhất. Việc kết hợp hai phương pháp có thể đem lại những kết quả tốt nhất mặc dù đòi hỏi thời gian, sự am hiểu và trình độ phân tích của nhà đầu tư.

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính và định giá cổ phiếu TRA của CTCP traphaco (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)