7. Kết cấu khóa luận
2.2.3. Phương pháp so sánh, phân tích
So sánh và phân tích là hai phương pháp quan trọng nhằm nghiên cứu sự biến động và mức độ biến động của các chỉ tiêu. Giá trị để so sánh, phân tích có thể là số tuyệt đối, số tương đối hoặc là số bình quân. Phương pháp so sánh, phân tích được sử dụng để tìm ra xu hướng, làm rõ sự khác biệt hay đặc trưng giữa các đối tượng, tìm ra nguyên nhân và hướng giả i quyết.
Để đảm bảo tính chất so sánh, phân tích của chỉ tiêu qua thời gian cần đảm bảo các điều kiện sau đây:
- Đảm bảo sự thống nhất về nội dung kinh tế giữa các chỉ tiêu - Đảm bảo sự thống nhất về phương phá p tính toán các chỉ tiêu - Đảm bảo sự thống nhất về đơn vị tính các chỉ tiêu
So sánh, phân tích bằng số tuyệt đối phản ánh quy mô của chỉ tiêu nghiên cứu qua đó thấy được sự biến động về quy mô của chỉ tiêu qua từng thời kỳ. So sánh, phân tích bằng s ố tương đối sẽ thấy được kết cấu, mối quan hệ, tốc độ tăng trưởng, xu hướng biến động của chỉ tiêu. So sánh, phân tích với các số bình quân sẽ cho thấy mức độ mà đơ n vị đạt được so với bình quân chung của tổng thể, c ủa ngành, của khu vực đó, qua đó xác định được vị trí hiện tại của công ty.
Phương pháp so sánh, phâ n tích là một trong những phương pháp rất quan trọng. Trong bài nghiên cứu của mình sinh viên đã áp dụng phương pháp này trong phần phân tích tài chính của CTCP Traphaco giai đoạn 2016-2019. Các số liệu được trình bày ở cả dạng tuyệt đối (phân tích doanh thu, phân tích dòng tiền,…), dạng tương đối (các nhóm tỷ số tài chính: sinh lời, thanh khoản, thị trường,…) và cả ở dạng bình quân ( bình quân giá cổ phiếu qua các phương pháp định giá, bình quân P/E nhóm công ty tương đương Traphaco,…). Bên cạnh đó, số liệu không chỉ được so sánh, phân tích mình công ty Traphaco qua từng năm 2016-2019, mà còn có sự so sánh, phâ n tích cổ phiếu TRA với các cổ phiếu c ủa công ty cùng ngành như: DHG, DMC, IMP, … để thấy đưa ra được các nhận xét, nhận định rằng số
liệu đó của công ty là cao hay thấp, là tốt hay xấu so với các công ty cạnh tranh trong ngành.