7. Kết cấu khóa luận
2.2.2. Phương pháp thống kê, mô tả, xử lý số liệu
Phương pháp thống kê, mô tả là phương pháp tập hợp, mô tả những thông tin đã thu thập được có liên quan đến đề tài nghiên cứu. Sinh viên đã sử dụng linh hoạt nhằm tổng hợ p chính xác số liệu để áp dụng vào các phương pháp phân tích, các mô hình định giá cổ phiếu TRA của CTCP Traphaco
Có hai dạng thông tin đề tài nghiên cứu tài liệu, số liệu thống kê gồm: thông tin định tính và thông tinh định lượng. Do đó đề tài có hai hướng xử lý thông tin như sau: (1) Xử lý logic với thông tin định tính. Đây là việc đưa ra các luận cứ, dẫn chứng, phán đoán về bản chất của sự việc; (2) Xử lý toán học đối với các thông tin định lượng. Đây là việc sử dụng các công cụ tính toán, thống kê toán, biểu đồ, đồ thị,… để xá c định xu hướng, diễn biến của tập hợp số liệu được thu thập.
Xử lý thông tin định tính
Quy trình thực hiện xử lý thông tin định tính của đề tài được thực hiện bắt đầu từ việc thu thập thông đã có từ rất nhiều nguồn tin cậy khác nhau, sau đó đọc hiểu các tài liệu có sự so sánh, đối chiếu và cuối cùng là viết ra.
Để tiết kiệm thời gian và không bỏ sót thông tin, sinh viên bám sát vào đề cương chi tiết của đề tài đã lên, khi đọc được, tìm được có những thông tin liên quan sẽ ghi lại cụ thể như tên tài liệu, số trang, nguồn trang,… vào tương ứng nội dung trong đề cương. Thực tế là một nội dung sẽ tìm thấy ở rất nhiều nguồn khác nhau, khi ghi lại cụ thể như thể không chỉ tiết kiệm thời gian, tránh bỏ sót thông tin, nội dung liên quan đến đề tài của mình mà còn giúp sinh viên có sự so sánh
giữa các tài liệu tìm được, để biết được tài liệu nào nội dung đó chi tiết, tài liệu nào nội dung đó còn sơ sài để phục vụ c ho quá trình viết sau này. Bên cạnh đó ghi ghi lại chi tiết các thông tin tài liệu trong nội dung tương ứng với đề cương còn giúp sinh viên phát hiện những nội nào có nhiều tài liệu viết về, những nội dung nào chưa có tài liệu viết nó để kịp thời bổ sung, tìm thêm tài liệu về nội dung thiếu tương ứng.
Khi đã có đầy đủ các nội dung từ nhiều nguồn khác nhau sẽ là lúc bắt tay vào viết đề tài nghiên cứu. Việc viết đề tài có cơ sở lý luận chặt chẽ, đầy đủ, có tính thuyết phục cao phụ thuộc rất nhiều vào số lượng tài liệu tìm đọc, nghiên cứu và tổng hợp chúng. Bởi khi có nhiều tài liệu về một nội dung liên quan c húng ta sẽ có cơ sở để so sánh, biết được viết như nào là logic nhất, có nhiều nguồn dẫn chứng từ đó để các lập luận ma ng tính khoa học, tính thuyết phục cao hơn. Xử lý thông tin định lượng
Quy trình xử lý thông tin định lượng cũng bắt đầu từ việc thu thập, tổng hợp số liệu từ nhiều nguồn tin cậy, sa u đó thống kê, mô tả số liệu, sử dụng các số liệu đó vào các phương pháp, các mô hình,… để nhìn ra xu hướng, sự biến động, … và cuối cùng chính là đưa ra các nhận xét, nhận định
Thông tin định lượng thu thập được từ các tài liệu thông kê hoặc từ kế t quả khảo sát. Trong bài nghiên cứu này, sinh viên đã lấy số liệu định lượng chủ yếu qua website của CTCP Traphaco, các báo tài chính, báo cáo thường niên và website của VietstockFinance.
Các số liệu này có thể được trình bày dưới nhiều hình thức khác nhau: số tuuệt đối, số tương đối, bảng biếu, hình vẽ, đồ thị, …. Cụ thể, trong bài nghiên cứu này sau khi đã có được số liệu từ các nguồn tin cậy, sinh viên đã tổng hợp chúng vào Excel theo từng sheet riêng, sheet về kết quả kinh doanh riêng, sheet về bảng cân đối riêng, sheet về lưu chuyển tiện riêng,… Trong cá c sheet đó không chỉ có số liệu về công ty đang nghiên cứu là Traphaco theo từng năm 2016-2019, mà c òn có số liệu của các công ty đối thủ cạnh tranh như CTCP dược Hậu Giang, CTCP Xuất nhập khẩu y tế Domesco, CTCP Dược phẩm Imexpharm,… tương ứng trong giai đoạn 2016-2019 để thuận lợi cho việc so sánh, tra cứu số liệu. Các số liệu trong bài nghiên cứu được trình bày dưới rất nhiều các hình thức các nhau: bảng biểu, đồ thị,
qua các mô hình định giá,… để dễ dàng nhận ra các xu hướng, sự biến động của số liệu theo thời gian. Từ những nhìn nhận về xu hướng, sự biến động đó sinh viên sẽ đưa ra các xét, nhận định để làm rõ xu hướng, sự biến động đó.