7. Kết cấu khóa luận
1.3.2.3. Chỉ số giá chứng khoán
Chỉ số giá chứng khoán là chỉ báo giá cổ phiếu phản ánh xu hướng phát triển c ủa thị trường cổ phiếu, thể hiện xu hướng thay đổi của giá cổ phiếu và tình hình giao dịch trên thị trường. Đơn giản, chỉ số giá chứng khoán là giá bình quân cổ phiếu tại một ngày nhất định so với ngày gốc.
Phương pháp bình quân số học
Được xác định đơn giản bẳng cách lấy tổng thị giá của các loại cổ phiếu cần tính toán chia cho số loại cổ phiếu
Bình quân số học =
Trong đó: thị giá của cổ phiếu i:
số loại cổ phiếu cần tínhN:
Nhược điểm của bình quân số học là không phản ánh được xu thế dài hạn của cổ phiếu, vì giá cổ phiếu sẽ không được thể hiện một cách liên tục khi tách/ gộp cổ phiếu, tăng/giảm vốn…Ngoài ra, những chứng khoán có giá cao sẽ có tác động lớn đến bình quân số học.
Phương pháp bình quân có trọng số
Được tính bằng cách lấy tổng vốn thị trường của các loại cổ phiếu cần tính toán chia cho tổng số liệu cổ phiếu niêm yết.
Bình quân có trọng số =
Trong đó: thị giá cổ phiếu i:
số lượng cổ phiếu niêm yết của cổ phiếu i:
Nhìn chung, bình quân có trọng số chịu tác động của số lượng cổ phiếu niêm yết. Do vậy, các cổ phiếu có số lượng niêm yết lớn sẽ có tác động nhiều đến bình quân có trọng số. Bình quân có trọng s ố cũng có những hạn chế tương tự bình quân số học khi thể hiện xu hướng dài hạn của cổ phiếu.
Chỉ số giá trung bình
Chỉ số giá bình quân đơn giản
Được tính toán tương tự như phương pháp bình quân số học. Tuy nhiên, sự khác nhau giữa hai phương pháp này là ở chỗ “số chia” trong chỉ số bình quân số học được điều chỉnh trong các trường hợp như tách/ gộp cổ phiếu, tăng vốn… để đoảm bảo tính liên tục của chỉ số theo thời gian.
I = x
Trong đó: là chỉ số giá bình quân I
là giá của chứng khoán I thời kỳ nghiê n cứu:
Có hai chỉ số nổi tiếng thuộc loại này là chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones của Mỹ và chỉ số Nikkei của Nhật
Chỉ số tổng hợp
Việc đưa chỉ số này nhằm so sánh giá trị thị trường hiện tại với một giá trị tham chiếu, hay còn gọi là giá trị cơ sở tại một thời điểm xác định tr ước đó (gọi là kỳ gốc hay kỳ cơ sở). Thông thường giá trị cơ sở được chọn là 100. Chỉ số tổng hợp được tính toán dựa trên biến về giá trị và số lượng cổ phiếu đang lưu hành
Chỉ số tổng hợp = x 100
Hai phương pháp thường được dùng để tính chỉ số này là phương pháp Laspeyres và phương pháp Paascher
- Phương pháp Laspeyres: dựa trên số lượng cổ phiếu ở kỳ cơ sở (kỳ gốc)
= x
Trong đó: là chỉ số giá bình quân: Laspeyres
là khối lượng chứng khoán (quyền số) thời kỳ gốc hoặc cơ cấu khối:
lượng thời kỳ gốc
- Phương pháp Paascher: dựa trên số lượng cổ phiếu ở kỳ hiệ n hành
= x
Trong đó: là chỉ số giá bình quân: Paascher
: là khối lượng chứng khoán (quyền số) thời kỳ báo cáo hoặc cơ cấu khối lượng thời kỳ báo cáo
Các chỉ số như Kospi của Hàn Quốc, NYSE Composite, S&P 500 của Mỹ, TOPIX của Nhật, FTSE 100 của Anh và CAC 40 của Pháp được tính dựa theo phương pháp Paasc her. Chỉ số DAX của Đức đước tính theo phương pháp Laspeyres
Chỉ số chứng khoán Việt Nam
VNIndex x =
Trong đó: giá hiện hành chứng khoán :
khối lượng cổ phiếu đang lưu hành:
giá cổ phiếu thời kỳ gốc:
Chỉ số giá chứng khoá n được theo dõi chặt chẽ và được các nhà kinh tế học quan tâm vì nó có mối liên quan chặt chẽ đến tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của một quốc gia và thế giới.