7. Kết cấu khóa luận
3.2.1.3. Phân tích CTCP Traphaco
- Rào cản pháp lí:
Chịu nhiều quản lí phức tạp nhất trong các ngành kinh doanh vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng người tiêu dùng.
VD: chứng chỉ hành nghề, chứng nhận phòng nghiên cứu, giấy phép bào chế từng loại thuốc, thời gian chờ cấp phép từ 18-24 tháng, nhiều ràng buộc khắt khe về quảng cáo bán hàng, giá thuốc chịu sự kiểm soát của bộ Y tế-Tài chính. - Rào sản tài sản, kĩ thuật:
+ Vốn đầu tư ban đầu tối thiểu 3-4 triệu USD, và ca o hơn nếu muốn đạt tiêu chuẩn quốc tế, cần đầu tư công nghệ, máy móc thiết bị cần tiên tiến, hiện đại + Những công thức, những nguyên liệu bí mật để tạo ra được sản phẩm có chất lượng nổi bật hơn đối thủ cạnh tranh
- Rào cản lợi thế, quy mô:
+ Kênh bán hàng OTC đòi hỏi độ phủ và trình độ bán hàng của dược sĩ + Kênh bán hàng ETC đòi hỏi sự am hiểu về quy trình đấu thầu, mối quan hệ
với các bệnh viện
+ Rủi ro từ các đối thủ trong nước: những đối thủ đã có mấy chục năm đế n hàng trăm nă m trong lĩnh vực, không chỉ có lợi thế cạnh tranh nhờ quy mô mà những doanh nghiệp này còn có lợi thế rất lớn về uy tín, thương hiệu bởi đây không phải lĩnh vực có thể dễ dàng bị thay thế.
+ Rủi ro gia nhập từ các đối thủ nước ngoà i: sự xâm nhập vào thị trường Việt Nam gây áp lực với các doanh nghiệp nội địa.
3.2.1.3. Phân tích CTCP Traphaco Phân tích SWOT Điểm mạnh
- Thương hiệu uy tín, được khách hàng tin dùng, yêu mến; - Hệ thống phân phối mạnh, rộng, sâu, hiện đại và chuyên nghiệp; - Các thế hệ lãnh đạo có tầ m nhìn, tâm huyết, đổi mới sáng tạo; - Chất lượng sản phẩm tốt, được yêu mến;
- Tài chính vững vàng, ổn định; - Đội ngũ tâm huyết, có trình độ cao;
- Công nghệ tiên tiến, quản trị dựa trên nền công nghệ thông tin (CNTT); - Có sản phẩm chủ lực có uy tín, doanh thu lớn.
- Ảnh hưởng của COVID-19 lên nguồn cung nguyên liệu đầu vào của TRA không đáng kể do TRA không phụ thuộc vào nguồn cung từ Trung Quốc mà ký hợp đồng và đào tạo nông dân tại các tỉnh Lào Cai, Hòa Bình, Phú Thọ, Nam Định, Phú Yên trồng trọt và thu hái dược liệu chủ lực theo tiêu chuẩn WHO-GACP trên tổng diện tích hơ n 36.300 ha (2019), có khả năng cung cấp 88,4% toàn sản lượng nguyên liệu sử dụng hàng năm.
- TRA dự trữ đủ nguyên liệu sản xuất tới hết Q2 2020. Doanh nghiệp cũng đã có phương án c ho nguồn cung thay thế từ Ấn Độ (đối với hoạt chất) và Việt Nam (đối với tá dược và bao bì) trong trường hợp dịch bệnh kéo dài.
Điểm yếu
- Chiến lược phát triển các dòng sản phẩm chủ lực chưa rõ ràng; - Tỉ lệ sở hữu vốn của cán bộ công nhân viên còn thấp;
- Bộ máy cồng kềnh, chưa tinh gọn, chưa có sự phối hợ p ăn khớp giữa các bộ phận chưa cộng hưởng thành sức mạnh tổng hợp tốt;
- Quá trình triển khai sản phẩm mới còn chậ m, chưa đáp ứng được nhu cầu; - Trình độ tiếp cận công nghệ, trình độ ngoại ngữ và kiến thức hội nhập còn yếu; - Các cấp quản lý thiếu khát vọng, bắt đầu có sức ỳ và tâm lý thích ổn định; - Quản trị theo chuỗi: Hệ thống thu nhận, xử lý phản hồi từ khách hàng, người tiêu dùng chưa phát huy tác dụng, để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ đáp ứng tối đa nhu cầu của thị trường;
- Chưa khai thác hiệu quả cơ sở vật chất (chuỗi giá trị xanh, hệ thống 4 nhà máy).
Cơ hội
- Người tiêu dùng có xu thế sử dụng các sản phẩm từ thiên nhiên, thân thiện môi trường, bảo vệ sức khỏe xanh;
- Cơ hội từ xu hướng liên kết, hợp tác phân phối phát triển mạnh, lợi thế cho các công ty làm chủ được hệ thống phân phối;
- Cơ hội phát triển nhờ dung lượng thị trường còn lớn;
- Dân số đông, đang già hóa, môi trường ô nhiễm, tỷ lệ bệnh tật gia tăng, chi tiêu cho thuốc và thực phẩm chức năng tăng;
- Tốc độ tăng trưởng của ngà nh cao, trung bình khoảng 14.6%/năm, vai trò và vị thế của các doanh nghiệp dược trong nước ngày càng cao;
- Cơ hội phát triển nguồn dược liệu trong nước;
- Cơ hội ứng dụng công nghệ thông tin vào mọi lĩnh vực tạo hiệu suất cao. - Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) sẽ có hiệu lực kể từ ngày 1/8/2020 giúp hàng hóa của Việt Nam mở rộng thị phần tại các thị trường đối tác Châu Âu, là động lực thúc đẩy tăng trưởng xuấ t khẩu trong thời gian tới.
- Trong bối cảnh tác động của dịch Covid19 tuy nhiên lãi suất duy trì ở mức thấp, kinh tế trên đà hồi phục vẫn sẽ là môi trường thuận lợi để tìm kiếm cơ hội đầu tư
Thách thức
- Chiến lược phát triển của ngành không ổn định; các quy định của ngành chưa khuyến khích các doanh nghiệp tiên phong;
- Hỗn loạn cạnh tranh vì các công ty nhỏ c ó chiến lược bám đuổi (đặc biệt trong đông dược);
- Yêu cầu của khách hàng ngày càng cao theo từng nhóm đối tượng; - Nạn hàng nhái, hàng giả, chưa có các biện pháp hữu hiệu để ngăn chặ n; - Sự cạnh tranh khốc liệt trong ngành dược;
- Thị trường nguyên liệu dược của Việt Nam phụ thuộc vào nước ngoài, chủ yếu từ Trung Quốc;
- Xu hướng pharma 4.0 và thách thức giữa đảm bảo việc làm - yêu cầu trình độ cán bộ nhân viên đáp ứng với công nghệ.
- Covid-19 làm chậm tiến độ chuyển giao công nghệ các sản phẩm từ Daewoong Pharmaceutical cho TRA do việc di chuyển của các chuyên gia từ Hàn Quốc tới Việt Nam bị hạn chế. Do vậy, việc phân phối 07 sản phẩm mới theo công nghệ của Daewoong Pharmaceutical được TRA lùi sang đầu năm 2021.
Phân tích tài chính CTCP Traphaco
Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh và hiệu quả kinh doanh
Phân tích doanh thu
Hình 3.6: Doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ của TRA giai đoạn 2016 – 2019 (Đơn vị: VNĐ)
Object 3
Nguồn: Tổng hợp từ BCTC Traphaco
Từ hình trên ta có thể thấy, doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty đang có xu hướng giảm qua các năm. Cụ thể doanh thu năm 2016 đạt 2,006 tỷ VNĐ liên tục giảm qua các năm và đạt 1,716 tỷ VNĐ vào năm 2019. Có thể thấy với bề dày trong lĩnh vực Dược phẩm gần 50 năm thì công ty đã bước qua giai đoạn tăng trưởng nhanh và đang tiến tới giai đoạn phát triển bền vững. Điều này cũng được thể hiện rõ ràng trong chính sách phát triển bền vững của công ty giai đoạn 2017-2020.
Trong năm 2019, doanh thu hàng sản xuất đạt 1.409 tỉ đồng chiếm 82,36% tổng doanh số bán hàng trong năm và đạt 90,31% s o với kế hoạch năm. Nguyên nhân chủ yếu không đạt kế hoạch do:
- Chính sách bán hàng còn khá phức tạp trong việc tính tỉ lệ chiết khấu nên khách hàng chưa thực sự ủng hộ;
- Năm đầu tiên thực hiện chính sách tích điểm thay cho các chương trình khuyến mại, khách hàng chưa nhìn rõ quyền lợi khi tham gia chương trình tích điểm;
- Thị trường dược phẩm trong năm 2019 cạnh tranh mạnh mẽ bởi các công ty dược trong nước và các tập đoàn dượ c phẩm lớn đầu tư vào Việt Nam.
Doanh thu hàng nhập khẩ u ủy thác và khai thác đạt 122,42% so với kế hoạch ban đầu do trong năm Công ty đã bước đầu triển khai kinh doanh mặt
hàng sữa NZG vào Quí 4/2019 và thành lập ba n sản phẩm khai thác để tìm các nguồn hàng mang lại hiệu quả kinh tế cao trong kinh doanh, bước đầu hoạt động có hiệu quả.
Doanh thu hợp nhất từ các công ty con ổn định so với doanh thu năm 2018 và đạt 99,22% so với kế hoạch năm.
Nhìn chung doanh thu toà n hệ thống trong năm 2019 giảm 4,8% so với năm 2018 và đạt 92,5% so với kế hoạch.
Phân tích chi phí
Hình 3.7: So sánh tổng chi phí
Nguồn: Tổng hợp từ VietstockFinance
Tổng chi phí các công ty trong ngành dược biến động trong khoảng 82-87% so với doanh thu. Trong đó tổng chi phí của TRA là biến động nhất khi năm 2016 là 86.39% thì giảm xuống còn 82.46% trong năm 2017. DHG và DMC có xu hướng tăng nhẹ trong các năm gần đây, trong khi IPM lại đang có xu hướng giảm nhẹ.
Hình 3.8: So sánh tỷ lệ giá vốn hàng bán trên doanh thu Nguồn: Tổng hợp từ VietstockFinance
Từ hình trên ta có thể thấy, tỷ lệ giá vốn hàng bán/ doanh thu của TRA đang có cụ hướng giảm. Cụ thể, tỷ lệ này của TRA nă m 2016 là 50.04% giảm còn 44.87% vào năm 2019. So sánh với các công ty đối thủ cùng ngành có thể thấy TRA đang có lợi thế hơn khi tỷ lệ giá vốn hàng bán/ doanh thu các năm của công ty đều nhỏ hơn so với các công ty. Điều này được lý giải khi mà TRA làm chủ được nguồn nguyên liệu sản xuất đầu vào ngay trong nước mà không phải phụ thuộc quá nhiều vào nguyên vật liệu nhập khẩu từ nước ngoài như các công ty đối thủ khác.
Hình 3.9: So sánh tỷ lệ chi phí bán hàng trên doanh thu Object 7
Object 9
Nguồn: Tổng hợp từ VietstockFinance
Tỷ lệ Chi phí bán hàng/ doanh thu của TRA đang có xu hướng tăng qua các năm. Cụ thể, tỷ lệ này năm 2016 là 23.14% liên tục tăng qua các năm và đạ t 28.53% trong năm 2019. Qua hình ta c ó thể thấy, nếu so với các công ty đối thủ cùng ngành Chi phí bán hàng của TRA đang cao hơn hẳn và liên tục tăng qua các năm trong khi đó chi phí bán hàng của các đối thủ cùng ngành nhỏ hơn và xu hướng giảm qua các năm. Điều này có thể lý giải khi TRA có mạng lưới phân phối sản phẩm rộng lớn trải dài trên cả nước.
Nguồn: Tổng hợp từ VietstockFinance
Tỷ lệ Chi phí quản lý doanh nghiệp/ doanh thu của TRA đa ng có xu hướng tăng qua các năm. Cụ thể, tỷ lệ này năm 2016 là 9.08% liên tục tăng qua các năm và đạt 12.99% trong năm 2019. Qua hình ta có thể thấy, nếu so với các công ty đối thủ cùng ngành Chi phí quản lý doanh nghiệp của TRA đang cao hơn hẳn và liên tục tăng qua các năm, trong khi đó chi phí quản lý doanh nghiệp của các đối thủ cùng ngành nhỏ hơn và xu hướng giảm qua các năm.
Phân tích lợi nhuận
Hình 3.11: So sánh tỷ lệ lợi nhuận gộp trên doanh thu Object 11
Nguồn: Tổng hợp từ VietstockFinance
Từ hình có thể thấy, tỷ lệ lợi nhuận gộp/ doanh thu của TRA hơn so với các công ty đối thủ và đang có xu hướng tăng từ 49.96% năm 2016 đến 55.13% trong năm 2019. Có thể thấy TRA là một trong những công ty hiếm hoi trong ngành Dược phẩm đạt lợi nhuậ n gộp trên 50%. Lợi nhuận gộp các công ty còn lại là DHG, IPM và DMC đang có xu hướ ng giảm những năm gần đây.
Hình 3.12: So sánh tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên doanh thu
Object 17
Nguồn: Tổng hợp từ VietstockFinance
Mặc dù lợi nhuận gộp của TRA các năm gần đây đang có xu hướng tăng tuy nhiên tỷ suất lợi nhuận s au thuế của TRA lại đang có xu hướng giảm các năm gần đây. Cụ thể, tỷ suất lợi nhuận sau thuế của TRA năm 2017 là 13.85% giảm xuống còn 9.94% năm 2019. DHG và DMC đang là 2 trong những công ty có tỷ suất lợi nhuận sau thuế cao nhất giao động từ 15.5 – 16.5% trong các năm gần đây. IPM có tỷ suất lợi nhuận sau thuế biến động nhẹ qua các năm. Phân tích hiệu quả hoạt động
Object 19
Nguồn: Tổng hợp từ VietstockFinance
Vòng quay khoản phải thu cho biết viê c công ty bán chịu sản phẩm c ho khách hàng trong mô t chu kỳ kinh doanh. Từ hình có thể thấy vòng quay khoản phải thu của TRA là cao nhất và gấp đôi các công ty đối thủ cùng ngành đang so sánh, từ 10.67 năm 2016 tăng lên 13.26 vào năm 2019. Điều đó cho thấy khách hàng của TRA chỉ chiếm được vốn của công ty trong thời gian ngắn hơn các công ty so sánh, do đó tốc đô thu hồi tiền bán chịu sẽ cao và và công ty sẽ thu hồi khoản phải thu nhanh hơn (được minh họa bằng hình dưới)
Object 21
Nguồn: Tổng hợp từ VietstockFinance
Kỳ thu tiền bình quân của TRA đanh có xu hướng tăng trong 2 năm gần đây, từ 25 năm 2018 tăng lên 28 trong năm 2019. So với các công ty cùng ngành thì kỳ thu tiền bình quân của TRA là thấp hơn hẳn, cho thấy tốc đô thu hồi tiền bán c hịu sẽ c a o và công ty sẽ thu hồi khoản phải thu nhanh hơn các công ty đối thủ đang so sánh
Hình 3.15 : So sánh vòng quay khoản phải trả nhà cung cấp
Nguồn: Tổng hợp từ VietstockFinance
Vòng phải trả nhà cung cấp của TRA năm 2018 là 8.23 giảm xuống 7.97 trong năm 2019 cho thấy doanh nghiệp chiếm dụng vốn và thanh toán chậm hơn năm trước. DHG là công ty có vòng qua y khoản phải trả là cao nhất và liên tục tăng qua các năm từ 8.01 năm 2016 tăng lên 16.42 năm 2019 (tăng hơn gấp đôi), cho thấy DHG chiếm dụng được vốn và thanh toán nhanh hơn.
Hình 3.16 : So sánh kỳ trả tiền bình quân
Object 27
Nguồn: Tổng hợp từ VietstockFinance
Kỳ trả tiền bình quân thể hiê n số ngày trung bình mà công ty cần để trả tiền cho nhà cung cấp. Hê số này thế hiê n mối quan hê giữa doanh nghiê p và người bán. Hê số kỳ c huyể n đổi các khoản phải trả cao nghĩa là công ty có quan hê tốt với nhà cung cấp và c ó khả năng kéo giãn thời gian trả tiền cho người bá n. Ngược lại hê số DPO thấp nghĩa là công ty phải trả tiền cho người bán trong thời gian ngắn sau khi nhâ n hàng. Từ hình có thể thấy DMC đang là công ty có thời gian trung bình phải trả cho nhà c ung cấp là cao nhất và liên tục tăng qua các năm, cho thấy DMC được nhà cung cấp cho mua chịu trong khoảng thời gian dài hơn so với các công ty đang so sánh. Kỳ trả tiền bình quân của TRA cũng ở mức khá cao và đang có xu hướng tăng từ 44 trong năm 2018
lên 46 trong năm 2019. DHG là công ty có chỉ số này thấp nhất và liên tục giảm qua các năm.
Hình 3.17 : So sánh vòng quay hàng tồn kho
Object 30
Nguồn: Tổng hợp từ VietstockFinance
Chỉ số này cho các nhà đầu tư biết về khoảng thời gian cần thiết để công ty có thể thanh lý được hết số lượng hàng tồn kho c ủa mình (bao gồm cả hàng hoá còn đang trong quá trình sản xuất). TRA là công ty có c hỉ số này liên tục giảm qua các năm từ 3.25 trong năm 2016 (cao nhất trong các công ty so sánh) giảm xuống còn 2.19 trong năm 2019 (thấp nhất trong các công ty so sánh) cho thấy thời gian để thanh lý hết hàng tồn kho của TRA chậm hơn các công ty so sánh Ngược lại, DMC là công ty có chỉ số nà y liên tục tăng qua các năm từ 2.65 năm 2016 tăng lên 4.02 trong năm 2019 (cao nhất trong các công ty so sánh), cho thấy sự luân chuyển sản phẩm qua kho của DMC nhanh và tính đọng hàng hàng tồn kho giảm
Hình 3.18 : Kỳ luân chuyển hàng tồn kho