7. Kết cấu khóa luận
3.2.1.1. Phân tích vĩ mô
Yếu tố chính trị, pháp luật (Political)
- Định hướng các chính sách
Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 có thể còn kéo dài, kinh tế thế giới còn tiềm ẩn nhiều yếu tố bất định, khó lường, cần khai thác tối đa thị trường trong nước, đồng thời phải phòng ngừa, ứng phó với các bất ổn từ bên ngoài, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phá t, bảo đảm an sinh xã hội, sinh kế, việc làm, đời sống đối với người lao động, người nghè o, người yếu thế. Phấn đấ u đạt mức cao nhất các chỉ tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020. Chủ động điều hành, điều chỉnh các chỉ tiêu về ngân sách nhà nước, trong đó có thu ngân sách nhà nước, bội chi ngân sách nhà nước và nợ công cho phù hợp tình hình thực tiễn, góp phần phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi, hấp dẫn, phù hợp với xu thế mới, có khả năng cạnh tranh khu vực, quốc tế với những cơ c hế, chính sách thu hút mạnh mẽ các nguồn vốn đầu tư quốc tế và trong nước; hỗ trợ cho doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, nha nh chóng tiếp cận các hình thức sản xuất kinh doanh mới, hiện đại, hiệu quả, phù hợ p để đủ sức tham gia nga y các chuỗi giá trị mới, mở rộng quan hệ đối tác gắn với mở rộng thị trường khi cấu trúc kinh tế thế giới có sự thay đổi, điều chỉnh.
Tiếp tục thực hiện đồng bộ, hiệu quả các c ơ chế, chính sách phù hợp, nhất là về tài chính, tiền tệ, an sinh xã hội để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, người lao động, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa vượt qua khó khăn của đại dịch COVID-19, nhanh chóng khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội. Thực hiện chính sách miễn, giảm một số nghĩa vụ thuế đối với một số lĩnh vực, đối tượng chịu thiệt hại nặng nề do đại dịch COVID-19 trong năm 2020.
- Môi trường kinh doanh
Báo cá o Môi tr ường kinh doa nh 2020 - Doing Business 2020 (DB 2020) của Ngân hàng thế giới (World Bank) cho biết, Việt Nam đạt 69,8 điểm trên
100 điểm, tăng 1,2 điểm so với năm 2018 (68,6 điểm) và xếp thứ 70 trong số 190 nền kinh tế được đánh giá. Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đứng ở vị trí thứ 5, xếp sau Singapore (2), Malaysia (12), Thá i Lan (21) và Brunei (66). Đối với Việt Nam, trong số 10 chỉ số được đánh giá trong DB 2020, Việt Nam có 5 chỉ số tăng điểm gồm: Thành lập doanh nghiệp, xin giấy phép xây dựng, tiếp cận điện năng, vay vốn, nộp thuế. Có 4/10 chỉ số giữ nguyên điểm số, gồm: Đăng ký tài sản, bảo vệ lợi ích nhà đầu tư thiểu số, giao thương quốc tế và thực thi hợp đồng. Có 1 chỉ số giảm 0,1 điểm là chỉ số xử lý khi mất khả năng thanh toán.
Trong các tiêu chí được đánh giá, Ngân hàng thế giới đánh giá Việt Nam có c ả i cách, giúp việc kinh doanh dễ dàng hơn là va y vốn và nộp thuế. Trong 5 chỉ số tăng điểm, có 2 chỉ số được ghi nhận cải cách về quy định và thực thi. Đây cũng là hai trong ba chỉ số tăng hạng, đó là vay vốn và nộp thuế. Trong đó, về chỉ số vay vốn, Ngân hàng thế giới ghi nhận c ả i cách về tiếp cận thông tin tín dụng với việc cung cấp dữ liệu từ nhà bán lẻ. Nhờ vậy, chỉ số vay vốn tăng 5 điểm và 7 bậc (từ thứ hạng 32 lên thứ hạng 25). Đáng chú ý là chỉ số nộp thuế (Paying Taxes) của Việt Nam tăng 22 bậc, đưa Việt Nam từ vị trí thứ 131 lên xếp thứ 109 trong tổng số 190 quốc gia được đánh giá. Với việc chỉ số nộp thuế của Việt Nam tăng 22 bậc, ngành thuế Việt Nam đã vượt chỉ tiêu của Chính phủ đề ra tại Nghị quyết số 02/NQ-CP về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021. Theo đó, mục tiêu chỉ số nộp thuế năm 2019 tăng lên 7-10 bậc, tiệm cận mục tiêuđến năm 2021 lên 30-40 bậc.
- Các bộ luật liên quan:
Luật đầu tư (sửa đổi) và Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) đã được Quốc hội khóa XIV chính thức thông qua vào ngày 17/6/2020.
Luật đầ u tư (sửa đổi) sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2021. Luật đầu tư (sửa đổi) gồm 7 chương 77 điều và 4 phụ lục, quy định về hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam và hoạt động đầu tư kinh doanh từ Việt Nam ra nước ngoài. Mục tiêu, quan điểm tổng quát của Luật đầu tư (sửa đổi) là nhằm thể chế hóa c ác Nghị quyết của Đảng về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,
phát triển kinh tế tư nhân và hoàn thiện thể c hế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài.
Luật doanh nghiệp (sửa đổi) sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2021. Luật doanh nghiệp (sửa đổi) gồm 10 chương 218 điều quy định về việc thành lập, tổ chức quản lý, tổ chức lại, giải thể và hoạt động có liên quan của doanh nghiệp, bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân; quy định về nhóm công ty. Luật doanh nghiệp (sửa đổi) được ban hành nhằ m mục tiêu tổng quát là hoàn thiện khung khổ pháp lý về tổ chức quản trị doanh nghiệp đạt chuẩn mực c ủa thông lệ tốt, phổ biến ở khu vực và quốc tế; thúc đẩy phát triển doanh nghiệp, thu hút vốn, nguồn lực vào sản xuất kinh doanh; góp phần nâng cao chất lượng môi trường kinh doanh theo mục tiêu mà Chính phủ đã đặt ra là thuộc nhóm các nước ASEAN 4. Qua đó nhằm tạo thuận lợi nhấ t cho hoạt động thành lập và đăng ký doanh nghiệp; cắt giảm chi phí và thời gian trong khởi sự kinh doanh. Đồng thời, nâng cao cơ chế bảo vệ hiệu quả quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư, cổ đông, thành viên của doanh nghiệp; thúc đẩy quản trị doanh nghiệp đạt chuẩn mực theo thông lệ tốt, phổ biến trong khu vực và quốc tế; nâng mức xếp hạng chỉ số bảo vệ nhà đầu tư.
Yếu tố kinh tế (Economic)
Tình hình kinh tế thế giới
Tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2020 được dự bá o không khả quan do ảnh hưởng từ đại dịc h Covid 19. Với sự lây lan nhanh và nghiêm trọng ở trên 200 nước trên thế giới, đại dịch này đã làm gián đoạn mọi hoạt động kinh tế thế giới do các biện pháp phong tỏa, đóng cửa biên giới và giãn cách xã hội. Ảnh hưởng của dịch Covid-19 tới suy giảm tăng trưởng kinh tế thế giới được đánh giá là lớn hơn so với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009. Khi dịch Covid-19 phát tại Trung Quốc, tác động chủ yếu của dịch vẫn giới hạn ở gián đoạn của chuỗi cung ứng toàn cầu và ảnh hưởng tới những nước phụ thuộc vào nguồn cung từ Trung Quốc. Tuy nhiên, khi khủng hoảng lan rộng sang Mỹ, EU và các nước khác, kinh tế thế giới phải chịu đựng hai cú sốc lớn từ cả cung và cầu.
Về phía cung, dịch Covid-19 gây ra tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu và ảnh hưởng tới nguồn cung lao động. Công suất sử dụng máy móc thiết bị giảm do tình trạng đóng cửa nhà máy.
Về phía cầu, dịch Covid-19 ảnh hưởng tới kinh tế thế giới do sự giảm sút về nhu cầu tiêu dùng, đầu tư và thu nhập của người tiêu dùng: (i) Các biện pháp giãn cách xã hội tác động tiêu cực tới cầu tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ tại các quốc gia, đặc biệt là đối với ngành du lịch, hàng không, dịch vụ giải trí và bán lẻ do các biện pháp phong tỏa, hạn chế đi lại, mặc dù nhu cầu mua sắm trực tiếp có thể phần nào bù đắp thiệt hại này; (ii) Thu nhập của người lao động giảm mạnh, dẫn đến giảm nhu cầu đối với hà ng hóa và dịch vụ tiêu dùng; (iii) Giá trị tài sản bằng chứng khoán của các hộ gia đình và doanh nghiệp sụt giảm do sự lao dốc của thị trường chứng khoán; (iv) Giá dầu sụt giảm mạnh ảnh hưởng lớn tới nguồn thu và cầu của các nước xuất khẩu dầu mỏ; và (v) Nhu cầu đầu tư giảm mạnh khi rủi ro đầu tư gia tăng.
Tăng trưởng kinh tế thế giới tháng 8/2020 có sự phục hồi so với tháng trước. Chỉ số PMI tổng hợp toàn cầu thế giới tháng 7/2020 đạt 50,8 điểm, từ mức 47,8 điểm trong tháng 6/2020, mức điểm cho thấy sự mở rộng sản xuất. Một số nền kinh tế chủ chốt cũng đã phục hồi tăng trưởng tuy nhiên các nền kinh tế khác vẫn đối mặt với nhiều khó khăn do tác động của đạ i dịc h Covid 19.
- Thị trường tài chính tiền tệ thế giới
Tình hình thị trường tài chính có nhiều diễn biến khó lường trong bối cảnh thế giới vẫn chịu ảnh hưởng từ dịch Covid-19 và căng thẳng giữa Mỹ và một số quốc gia với Trung Quốc tiếp tục kéo dài tác động xấu tới kinh tế thế giới. C ụ thể, ở Trung Quốc, nợ xấu của các ngân hàng lớn đã tăng mạnh trong năm 2020 do ảnh hưởng của COVID-19, gâ y áp lực rất lớn đối với các ngân hà ng khác, đặc biệt là các ngân hàng nhỏ, do đó, Trung Quốc đã phải cho phá sản ngân hàng đầu tiên do bê bối gian lận. Theo dự báo, tổng nợ xấu trong hệ thống tài chính của Trung Quốc sẽ chạm mốc 3400 tỷ NDT, tăng mạnh so với mức 2300 NDT (năm 2019). Ở một diễn biến khác, Ngân hàng trung ương Canada (BoC) đã hạ lãi suất thế c hấ p kỳ hạn 5 năm xuống còn 4,79%. Đây là lần cắ t giảm thứ hai trong vòng ba tháng của BoC. Ở Mỹ, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) ngày 29/07 quyết định giữ nguyên lãi
suất ở mức gần 0% và dự kiến sẽ giữ nguyên mức này tới năm 2022. Chỉ số US index tiếp tuy duy trì xu hướng giảm từ thời điểm dịch bùng phát tại Mỹ. Tỷ giá USD/EUR duy trì ở mức 0,85. Bên cạnh đó, đồng NDT cũng duy trì ổn định, ở mức 7 Nhân dân tệ đổi 1 USD.
- Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Dòng vốn FDI toàn cầu đang dần phục hồi, với chỉ số fDi Index tháng 6/2020 đạt 779 điểm, tiếp tục xu hướng tăng kể từ tháng 5/2020 và dần phục hồi về mức trước khủng khoảng Covid-19 (chỉ thấp hơn 15,7% so với tháng 6/2019). Chỉ số này cũng đã tăng cao hơn 77% so với mức thấp kỷ lục ghi nhận vào tháng 4/2020 (439 điểm). C ác lĩnh vực thông tin truyền thông và năng lượng tái tạo đón nhận dòng vốn FDI lớn nhất, trong khi FDI vào các ngành chịu ảnh hưởng mạnh bởi đại dịch Covid-19 như ngành ô tô và dịch vụ vui chơi giải trí vẫn sụt giảm. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Trung Quốc trong 7 tháng đầu năm 2020 tăng 0,5% so với cùng kỳ năm ngoái, lên 535,65 tỷ NDT (77,16 tỷ USD), bất chấp đại dịch Covid-19. Chỉ tính riêng tháng 7/2020, FDI đã tăng 15,8% lên 63,47 tỷ NDT.
- Giá cả hàng hóa thế giới
Giá vàng: Giá vàng biến động mạnh và có xu hướng tiếp tục tăng cao trong tháng 8.Đà tăng mạnh là do kim loại quý này tiếp tục nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ từ nhu cầu trú ẩn an toàn trong bối cảnh gia tăng đáng lo ngại về số ca nhiễm Covid-19 mới gia tăng, căng thẳng địa chính trị giữa Mỹ và Trung Quốc, và những lo ngại về lạm phát giá có thể xảy ra trong những tháng tới khi các nước bơm mạnh tiền ra để hỗ trợ nền kinh tế. Giá và ng đạt đỉnh ngày 7/8 lên 2.076 USD/ounce, và rơi xuống mức 1.793 USD/ounce sau đó vài phiên.Hiện, giá vàng giao ngay (14/8) tại Mỹ là 1.944,8 USD/ounce. Dự báo giá vàng thế giới sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao trong thời gian tới.
Giá dầu: có sự giảm nhẹ trước những diễn biến của dịch bệnh.Giá dầu thế giới vẫn ở mức thấp từ 39-43 USD/thùng thời gian từ đầu tháng 8 đến nay. Ngày 13/8, dầu thô ngọt nhẹ WTI hợp đồng giao tháng 9 ở mức 42,59 USD/thùng. Dầu Brent hợp đồng giao tháng 10 ở mức 45,31 USD/thùng.
Tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng mạnh. Báo cáo của ILO (4/2020) cho biết 81% lực lượng lao động toàn cầu (3,3 tỉ người) hiện đang chịu tác động do nơi làm việc bị đóng cửa một phần hoặc toàn bộ, ILO dự báo số giờ làm việc trên thế giới sẽ giảm 6,7% trong quý 2/2020, tương đương 195 triệu người lao động làm việc toàn thời gian.
- Dự báo kinh tế thế giới 2020
Dự báo của Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế-xã hội quốc gia dựa trên mô hình NiGEM cho thấy tốc độ tăng trưởng thế giới sau khi giảm mạnh trong quý II do tác động của dịch Covid 19 (dự kiến -11, 85%) sẽ chậm dần xuống -2% trong quý III/2020 và bắt đầ u phục hồi trở lại từ quý IV/2020 với mức tăng trưởng 1,2%. Trung Quốc dự báo sẽ phục hồi sớm hơn các nước khác khoảng một quý, đạt tốc độ tăng trưởng dương 5,3% và 7,5% trong các quý III và IV/2020. Các nền kinh tế chủ c hốt được dự báo sẽ cải thiện dần trong hai quý cuối cùng của năm 2020. Cụ thể, kinh tế Mỹ dự báo -4,2% trong quý III và -0,93% trong quý IV/2020, kinh tế Nhật Bản dự báo sụt giảm lần lượt -5,6% và -1,32%; Châu Âu -5,7%; -2,85% trong các quý III, IV/2020. Đặc biệt, tăng trưởng của Singapore dự kiến ảnh hưởng nặng nề trong quý II/2020 tuy nhiên cũng được dự báo sẽ phục hồi nhanh chóng ở mức 4,32 và 11,81% trong quý III và IV/2020.
Tình hình kinh tế trong nước
Kinh tế nước ta đa ng trên đà hồi phục khá tích cực khi các chỉ số quan trọng như sản xuất công nghiệp hay bán lẻ giữ vững đà tăng trưởng so với cùng kỳ. Các tín hiệu về đầu tư công chưa thực sự mạnh mẽ nhưng đã có cải thiện và còn nhiều dư địa trong thời gian tới. Hiện tại các nền kinh tế lớn trên thế giới vẫn đang còn vật lộn với dịch bệnh tái bùng phát trở lại, tuy nhiên thông tin có thể tích cực hơn trong cuối năm khi vắc-xin có khả năng bắt đầu thương mại và các hoạt động kinh tế tiếp tục hồi phục.
- Tăng trưởng GDP:
Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê (TCTK), GDP trong 9 tháng đầu năm 2020 ước tính tăng 2. 12% YoY, mức tăng trưởng thấp nhất trong vòng 20 năm trở lại đây. Mặc dù vậy, tính riêng theo Quý, tăng trưởng GDP Quý 3 đạt 2.62%, tích cực hơn kỳ vọng và cho thấy sự hồi phục trong ngành nông nghiệp, tiêu dùng nội
địa và hoạt động xuất nhập khẩu trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát lần thứ hai vào cuối tháng 7.
Xét từ phía cầu, tác động của Covid-19 lần thứ hai không quá mạnh tới tiêu dùng nội địa trong khi đầu tư tư nhân và FDI vẫn chưa thấy nhiều dấu hiệu hồi phục tích cực. Trong đó:
+ Tiêu dùng trong 9 tháng đầu năm 2020 chỉ tăng 0.86% so với cùng kỳ và thấp hơn nhiều so với mức tăng trung bình 7.50% của giai đoạn 2015 – 2019, trong đó chủ yếu là giảm mạnh trong Quý 2 do ảnh hưởng bởi lệnh cách ly xã hội và o cuối tháng 4. Sang Quý 3, tiêu dùng đã phục hồi với mức tăng đạt 1.19% YoY trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát lần thứ hai. Diễn biến này tương đồng với tăng trưởng doanh thu bán lẻ và dịch vụ đã hồi phục nhẹ trong Quý 3 (+0.96% YoY) + Vốn đầu tư toàn xã hội trong 9 tháng đầu năm có mức tăng trưởng thấp nhất trong vòng 10 năm nay do mức sụt giảm nghiêm trọng từ đầu tư của khối doanh nghiệp tư nhân và FDI mặc dù có lực đỡ từ khu vực nhà nước. Tốc độ tăng vốn