Cơ sở lý thuyết của phân tích kỹ thuật

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính và định giá cổ phiếu TRA của CTCP traphaco (Trang 53 - 59)

7. Kết cấu khóa luận

1.3.2.2. Cơ sở lý thuyết của phân tích kỹ thuật

Các nhà phân tích kỹ thuật thường tuân theo một số lý thuyết nhất định để giải thích các xu hướng biến động của thị trường

  

Lý thuyết Dow

Lý thuyết Dow, được gọi theo tên của người đã sáng tạo ra nó – Charles Dow (người thành lập tạp chí Phố Wall), là khởi thủy của phân lớn phân tích kỹ thuật. Mặc dù đa số các nhà phân tích kỹ tích kỹ thuật hiện nay đều nhìn nhận lý thuyết này đã có phần lỗi thời nhưng cách tiếp cận của nhiều phương pháp tinh vi hơn về thống kê thực chất cũng chỉ là những biến thể của cách tiếp cận Dow. Mục đích của lý thuyết Dow là nhận diện những xu hướng dài hạn của giá cả trên thị trường cổ phiếu. Hai chỉ báo được sử dụng là Số bình quân công nghiệp Dow Jones (DJIA) và Số bình quân giao thông vận tải Dow Jones (DJTA). DJIA là chỉ báo chính của những xu hướng chủ đạo còn DJTA thường đóng vai trò là chỉ báo để kiểm tra nhằm xác nhận hay bác bỏ tín hiệu đó.

Lý thuyết này cho rằng giá chứng khoán do quan hệ cung cầu trên thị trường quyết định và chỉ ra sự biến động giá cổ phiếu qua 3 xu thế cơ bản:

(1) Xu thế cấp 1: Xu hướng biến động chính (kéo dài từ vài tháng c ho đến vài năm). Xu hướng tăng giá được gọi là thị trường con bò tót, khối lượng giao dịch tăng lên khi giá tăng và giảm khi giá giảm (cứ sau mỗi đợt tăng giá bao giờ cũng có đợt đảo chiều ngắn hạn trước khi có một giai đoạn tăng giá tiếp theo). Xu hướng giảm giá được gọi là thị tr ường con gấu, khối lượng giao dịch tăng lên khi giá giảm và giao dịch bị nhưng trệ khi giá hồi phục.

(2) Xu thế cấp 2: Xu hướng trung gian. Là các phản ứng làm ngắt quãng quá trình tăng hoặc giảm của xu thế cấp một. Xu thế này thường kéo dài từ 3 đến 12 tuần. Chúng thường đảo chiều giá trị từ khoảng 1/3 đến 2/3 đối vớ i các đợt tăng (giảm) lần trước trong quá trình diễn biến của xu thế cấp một.

(3) Xu thế cấp 3: Xu hướng biến động ngắn hạn, khoảng từ vài giờ đến vài ngày và không quan trọng. Thường trong các đợt trung gian, trong xu thế cấp 2 hoặc giữa xu thế cấp 2 có khoảng 3 đợt “sóng nhỏ” có thể phân biệt được. Xu thế cấp 3 là một trong ba xu thế và chúng dễ bị thao túng.

Lý thuyết Dow thường được dùng để xác định thời điểm kết thúc của một xu hướng biến động cổ phiếu. Theo lý thuyết Dow, xu hướng biến động chính của

thị trường tăng giá là xuất hiện hàng loạt các điểm đỉnh và điểm đáy cao hơn. Trong thị trường giảm giá, xu hướng biến động chính là những điểm đỉnh và những điểm đáy thấp hơn. Những biến động hàng ngày được coi là không đáng kể. Lý thuyết Dow chứa đựng những khái niệm về các mức bổ trợ và c hống đối trong giá cổ phiếu. Mức hỗ trợ là một giá trị mà tại đó thị trường tương đối ít khả năng sụt giảm xuống thấp hơn. Mức chống cự là một mức giá mà thị trường rất khó tăng lên cao hơn. Các mức hỗ trợ và chống cự được quy định bởi lịch sử gần đây của giá. Vượt qua được điểm chống cự là một tín hiệu thị trường tăng giá, hoặc tụt xuống dưới điểm hỗ trợ là tín hiệu thị trường giảm giá. Các nhà phân tích kỹ thuật coi những mức giá hỗ trợ và chống cự là bắt nguồn từ tâm lý chung của người đầu tư.

Ví dụ: Hãy xem cổ phiếu XYZ, đã giao dịch trong nhiều tháng tại mức giá 72$ và sau đó giảm xuống tới 65$. Nếu cuối cùng giá cổ phiếu lại bắt đầu tăng, 72$ sẽ là một mức chống cự tự nhiên vì nhiều nhà đầu tư mà lúc đầu đã mua tại mức giá 72$ sẽ vội vã bán c ổ phần của họ ngay khi họ có thể đạt hòa vốn trên khoản đầu tư của mình. Do đó, bất cứ lúc nào giá lên tới gần 72$ thì một làn sóng áp lực bán ra sẽ bắt đầu mạnh lên. Hoạt động như vậ y tạo ra cho thị trường một dạng "bộ nhớ" cho phép lịch sử giá cả trong quá khứ ảnh hưởng tới những triển vọng của cổ phiếu hiện thời.

Kết luận của lý thuyết Dow đưa ra lời khuyên cho các nhà đầu tư là: - Khi có dấu hiệu xác nhận trào lưu lên giá thì nên bắt đầu mua chứng khoán vào - Khi có xác nhận trào lưu xuống giá thì nên bắ t đầu bán chứng khoán ra

- Dựa vào trào lưu lên hay xuống giá mà có thể dự đoán những thăng trầm của nền kinh tế xảy ra.

  

Lý thuyết lô lẻ

Giao dịch lô lẻ thường được thực hiện bởi những nhà đầu tư nhỏ. Những người theo lý thuyết lô lẻ hành động trên cơ sở tin rằng những đầu tư nhỏ luôn luôn mua bán không đúng thời điểm, hành động đúng là hành động ngược lại xu thế giao dịch lô lẻ. Khi các nhà giao dịch lô lẻ đang mua vào, những người theo lý thuyết đầu cơ giá xuống (bán ra). Và khi các nhà giao dịch lô lẻ đang bán ra, họ sẽ đầu cơ giá lên (mua vào).

Lý thuyết về tổng số hợp đồng bán khống:

Hợp đồng bá n khống ám chỉ số lượng cổ phiếu bán khống và chưa mua được lại. Vì vị thế khống sẽ phải được trang trải bằng việc mua vào cổ phiếu, do vậy một số nhà phân tích tin rằng vị thế khống sẽ tạo lên một áp lực làm giá chứng khoán tăng lên. Tổng số hợp đồng bán khống cao là dấu hiệu thị trường tăng giá và tổng số hợp đồng bán khống thấp báo hiệu thị trường giảm giá. Một thực tế là sở lượng hợp đồng bán khống luôn ở mức tương đối thấp làm giảm niềm tin của các nhà đầu tư vào những dự báo mà lý thuyết đưa ra.

  

Lý thuyết chỉ số tin cậy:

Chỉ số tin cậy Barron là tỉ lệ so sánh về lợi suất giữa các trái phiếu thế hạng cao và các trái phiếu thứ hạng thấp. Nếu chỉ số tin cậy tăng, các nhà đầu tư sẵn sàng chấp thuận rủi ro và đầu tư vào những trái phiếu có thứ hạng định mức tín nhiệm thấp hơn nhưng có lãi suất cao hơn. Giá cả trái phiế u thứ hạng thấp sẽ tăng lên khi nhiều người mua. Kết quả là lợi suất của trái phiếu sẽ giảm điều này làm thu hẹp sự chênh lệch giữa trái phiếu có thứ hạng cao và trái phiếu có thứ hạng thấp.

Lý thuyết về tăng - giảm

C ác nhà phân tích thường xem xét đến tình trạng của thị trường thông qua số loại chứng khoá n tăng hoặc giảm giá được giao dịch trong mỗi ngày hay trong một thời gian nhất định khác. Lý thuyết về tăng - giảm cho rằng số loại chứng khoán tăng giá và số loại chứng khoán giảm giá là dự báo chính xác nhất về sức mạnh tương qua n của thị trường. Nếu số chứng khoán giảm giá nhiều hơn số chứng khoán lên giá, thị trường được coi là đi xuống. Khi thị trường đi lên, số chứng khoán tăng giá nhiều hơn số chứng khoán giảm giá. Biểu diễn các số liệu lên đồ thị, các nhà phân tích kỹ thuật sẽ có được đường chứng khoá n tăng - giảm, thể hiện xu hướng chung của thị trường qua các thời kỳ.

Lý thuyết danh mục đầu tư hiện đại (MPT)

Các nhà quản lý đầu tư theo lý thuyết này thường quan tâm đến mối quan hệ giữa các loại đầu tư trong cùng một danh mục hơn là tập trung vào việc định giá một loại chứng khoán cụ thể nào. Lý thuyết danh mục đầu tư hiện đại cùng với những phân tích thống kê dã tạo ra nghi ngờ về khả năng dự báo xu hướng biến

động giá cả của các nhà phân tích cơ bản và kỹ thuật. Những người theo lý thuyết danh mục đầu tư hiện đại cho rằng thị trường chứng khoá n là một thị trường hiệu quả, có nghĩa là giá cả chứng khoán phản ứng tức thì vớ i hầu hết những thông tin về đầu tư nên không nhà phân tích nào được coi là sáng suốt trên khía cạnh tổng thể của thị trường. Trọng tâm chính của nhà quản lý danh mục đầu tư là lựa chọn một tập hợp các khoản mục đầu tư có thể đưa lại cho nhà đầu tư thu nhập mong đợi cao nhất theo từng mức rủi ro nhất đinh.

Lý thuyết bước đi ngẫu nhiên

Một số nhà phân tích tin rằng xu hướng biến động giá cả chứng khoán trong quá khứ không thể sử dụng để dự đoán những xu hướng biến động trong tương la i. Lý thuyết bước đi ngẫu nhiên cho rằng khuynh hướng biến động của giá chứng khoá n là không thể dự báo trước được, cũng giống như những bước đi của một người say rượu. Logic này dựa trên lý thuyết thị trường hiệu quả cho rằng thị trường cổ phiếu là thị trường hiệu quả hoàn hảo, giá cả cổ phiếu phản ánh đầy đủ và c ông bằng mọi nhân tố được biết đến làm cho việc dự đoán thị trường bằ ng các phân tích xu hướng giá cả trong quá khứ hoặc bảng cân đối tài sản là không thể thực hiện được. Do đó, phương pháp lựa chọn ngẫu nhiên cũng là một phương pháp tốt để lựa chọn cổ phiếu nên đầu tư. Tuy nhiên vì các nhà phân tích kỹ thuật thường dự báo giá cả chứng khoán tương lai trên cơ sở phân tích quá khứ nên giá trị của lý thuyết bước đi ngẫu nhiên còn là sự tranh cãi.

  

Các giả định trong phân tích kỹ thuật

(1) Giá trị của thị trường chứng khoán được quyết định bở i quan hệ cung cầu của chứng khoán

(2) Cung cầu được quyết định bởi một số nhân tố, cả logic và phi logic. Những nhân tố này bao hàm cả những biến số kinh tế được sử dụng trong phâ n tích cơ bản cũng như các quan điểm, những trạng thái tâm lý và những phỏng đoán. Thị trường phản ánh tất cả các nhân tố này một cách tự động và liên tục. (3) Ngoại trừ một số dao động nhỏ, giá của các chứng khoán và thị trường nói

chung có biểu hiện biến động theo những xu thế, các xu thế này diễn ra trong những khoảng thời gian xác định

(4) Các xu thế trội thay đổi tương ứng với sự chuyển dịch trong qua n hệ cung – cầu. Những s ự chuyển dịch này bất kể do nguyên nhân nào gây ra, sớm hay muộn rồi cũng đều có thể được phát hiện dựa vào phản ứng của thị trường. Về một số phương diệ n, những giả định này gây nhiều tranh cãi. Các nhà phân tích cơ bản hàng đầu và những người theo lý thuyết thị trường hiệu quả đặt câu hỏi về giá trị của những giả định này. Hai giả định đầ u tiên hầu như được chấp nhận chung bởi các nhà phân tích kỹ thuật cũng như các nhà phân tích khác. Hầu như bất kỳ a i đã học qua một khóa cơ bản về kinh tế học cũng đều nhất trí rằng, tại bất kỳ thời điểm nào, giá của chứng khoán (hay bất kỳ loại hàng hóa, dịch vụ nào) đều được xác định bởi sự tương tác cung-cầu. Thêm vào đó, hầu như ai cũng thừa nhận rằng cung và cầu đều do nhiều biến số quyết định. Điểm khác biệt duy nhất về quan điểm là sự ảnh hưởng của những nhân tố phi logic. Một nhà phân tích kỹ thuật tin rằng sự ảnh hưởng phi logic sẽ kéo dài trong một khoảng thời gian nhất định. Trong khi đó các nhà phâ n tích thị trường khác lại cho rằng các nhân tố phi logic chỉ ảnh hưởng ngắn hạn còn các nhân tố lôgích mới có tác động về dài hạn. Tất nhiên, người ta cũng nhất trí rằng thị trường liên tục phản ánh tất cả những nhân tố này.

Một sự bất đồng quan điểm lớn nảy sinh đối với giả định thứ ba của các nhà phân tích kỹ thuật về tốc độ của sự điều chỉnh giá chứng khoán trước những thay đổi và về cung-cầu. Các nhà phân tích kỹ thuật kỳ vọng giá chứng khoán biến động theo các xu thế diễn ra trong những khoảng thời gian dài bởi vì những thông tin cập nhật có thể tác động đến cung-cầu không xuất hiện trên thị trường tại một thời điểm, mà trong một khoản thời gian. Điều này là do sự đa dạng của nguồn thông tin hoặc bởi vì có một số người đầu tư tiếp cận được với những thông tin này hoặc nhận ra những thay đổi cơ bản sớm hơn những người đầu tư khác. Khi các nhóm người đầu tư, từ những người nội gián, các nhà đầu tư chuyên nghiệp cho đến những người đầu tư bình thường, nhận được những thông tin và mua hoặc bán một loại chứng khoán dựa trên những thông tin đó thì giá của chứng khoán đó dịch chuyển tới mức giá cân bằng mới. Vì vậy, các nhà phân tích kỹ thuật không kỳ vọng sự điều chỉnh giá diễn ra đột ngột như các nhà phân tích cơ bản và những

người theo lý thuyết thị trường hiệu quả, mà họ kỳ vọng một sự điều chỉnh giá dần dần phản ánh sự xuất hiện từ từ của luồng thông tin.

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính và định giá cổ phiếu TRA của CTCP traphaco (Trang 53 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)