Thực trạng hoạt động của các cơ quan hành chính

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đánh giá sự hài lòng của công dân về chất lượng dịch vụ hành chính công tại huyện kon plông, tỉnh kon tum (Trang 59 - 62)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1.2. Thực trạng hoạt động của các cơ quan hành chính

Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân huyện.

Thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phƣơng số 77/2015/QH13, nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân huyện bao gồm: Xây dựng biện pháp thực hiện nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh; biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chống quan liêu, tham nhũng trong phạm vi đƣợc phân quyền; biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật; Quyết định biện pháp để thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nƣớc cấp trên phân cấp; quyết định việc phân cấp cho chính quyền địa phƣơng, cơ quan nhà nƣớc cấp dƣới thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phƣơng ở huyện; Quy định tổ chức bộ máy và nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện; Tổ chức thực hiện ngân sách huyện; thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, phát triển công nghiệp, xây dựng, thƣơng mại, dịch vụ, du lịch, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, mạng lƣới giao thông, thủy lợi, xây dựng điểm dân cƣ nông thôn; quản lý và sử dụng đất đai, rừng núi, sông hồ, tài nguyên nƣớc, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, tài nguyên thiên nhiên khác; bảo vệ môi trƣờng trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật; Thực hiện các nhiệm vụ về tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật, xây dựng chính quyền và địa giới hành chính, giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ, văn hóa,

thông tin, thể dục, thể thao, y tế, lao động, chính sách xã hội, dân tộc, tôn giáo, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, hành chính tƣ pháp, bổ trợ tƣ pháp và các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân huyện Kon Plông:

Ủy ban nhân dân huyện gồm có 17 thành viên, trong đó có 01 Chủ tịch, 02 phó Chủ tịch và 14 Ủy viên: 01 Chủ tịch phụ trách chung; 01 Phó chủ tịch Thƣờng trực phụ trách lĩnh vực Tài chính - kinh tế; 01 Phó chủ tịch phụ trách lĩnh vực Văn hóa - xã hội; Các ủy viên: Trƣởng Công an huyện; Chỉ huy trƣởng cơ quan Quân sự huyện; và 12 ủy viên là các Trƣởng phòng ban chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân huyện. Ủy ban nhân dân huyện có 13 phòng, ban chuyên môn trực thuộc; 2 đơn vị chuyên môn trực thuộc ngành dọc; 5 đơn vị sự nghiệp. - Phƣơng thức hoạt động: Ủy ban nhân dân huyện làm việc theo chế độ tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Chủ tịch Ủy ban nhân dân là ngƣời đứng đầu Ủy ban nhân dân huyện, lãnh đạo và điều hành công việc của Ủy ban nhân dân huyện, chịu trách nhiệm cá nhân về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

Cơ quan hành chính trực thuộc Ủy ban nhân dân huyện Kon Plông đƣợc sắp xếp theo hƣớng giảm đầu mối, hoạt động hiệu quả hơn; các cơ quan đã chú trọng thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo hƣớng "một cửa", mẫu hóa các văn bản hành chính, giấy tờ, công khai các thủ tục hành chính. Chính việc cải cách thủ tục hành chính này đã góp phần hạn chế sự sách nhiễu, phiền hà của các công chức hành chính trong khi giải quyết các công việc đối với ngƣời dân.

Ủy ban nhân dân huyện Kon Plông đã áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001: 2008 để đánh giá, kiểm soát thƣờng xuyên hoạt động của các cơ quan hành chính trong việc giải quyết các công việc của cá nhân, tổ chức, đảm bảo việc giải quyết các công việc của dân đơn giản, nhanh gọn, đúng pháp luật, đúng

thời hạn, đúng thủ tục, với phƣơng châm: tiếp đón niềm nở, xƣng hô lịch sự, hƣớng dẫn cặn kẽ, giải quyết đúng hạn. Phấn đấu xây dựng một hệ thống quản lý minh bạch, khoa học, sẵn sàng công khai với ngƣời dân và vì ngƣời dân. Toàn bộ các quy trình tiếp nhận và thụ lý các hồ sơ, giấy tờ của ngƣời dân đều đƣợc lƣu lại để làm cơ sở cho việc kiểm tra, đánh giá định kỳ về chất lƣợng phục vụ nhân dân của cán bộ công nhân viên chức; mọi ý kiến, thắc mắc, phản ảnh và thậm chí là các khiếu nại của ngƣời dân đều đƣợc xem xét một cách trình tự, rõ ràng, minh bạch. Việc áp dụng công vụ quản lý tiên tiến này đã và đang đòi hỏi sự cam kết của lãnh đạo và sự nỗ lực tham gia của tất cả cán bộ công chức của thành phố trong việc nâng cao chất lƣợng dịch vụ hành chính công trên địa bàn.

2.1.3. Thực trạng cung cấp và chất lƣợng dịch vụ hành chính công trên địa bàn huyện

Xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lƣợng theo ISO 9001:2008, các phòng, ban của Ủy ban nhân dân huyện Kon Plông đã từng bƣớc nhận thức đƣợc tầm quan trọng của việc áp dụng ISO 9001:2008 trong hành chính công và đã có những bƣớc cải tiến để kiểm soát tốt hơn các công việc hàng ngày. Các quy trình tác nghiệp đã đƣợc xây dựng bám sát với thực tế hoạt động của đơn vị và tuân thủ theo quy định pháp luật hiện hành.

Các thủ tục hành chính đều có quy trình xử lý công việc niêm yết công khai, minh bạch. Công tác quản lý tài liệu, hồ sơ, văn bản hành chính đƣợc cập nhật và đạt hiệu quả hơn so với trƣớc khi áp dụng. Nhận thức về chức trách của cán bộ, công chức đƣợc cải thiện rõ thông qua tính tự giác, chủ động và hiệu quả cụ thể của từng công đoạn tác nghiệp. Hoạt động đánh giá chất lƣợng nội bộ đƣợc quan tâm thực hành tốt, qua đó có biện pháp chấn chỉnh, phòng ngừa và cải tiến nâng cao hiệu quả hoạt động. Năng suất, chất lƣợng của các hoạt động tác nghiệp đƣợc nâng cao, giảm tỷ lệ sai sót. Sự phối hợp liên thông giữa

các công đoạn, bộ phận nhịp nhàng, đồng bộ, giảm chồng chéo, nâng cao hiệu quả. Các bộ phận đề ra các mục tiêu chất lƣợng và có các biện pháp thực hiện cụ thể, đánh giá kết quả. Tại các đơn vị đã từng bƣớc ứng dụng công nghệ thông tin trong một số lĩnh vực tác nghiệp mang lại hiệu quả thiết thực.

Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, Ủy ban nhân dân huyện vẫn chƣa áp dụng đƣợc mô hình một cửa điện tử (mô hình đã đƣợc một số địa phƣơng trên địa bàn tỉnh áp dụng hiệu quả); trình độ, năng lực và tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ của một bộ phận cán bộ công chức chƣa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; hỗ trợ, hƣớng dẫn cho ngƣời dân có lúc chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, thời gian trả kết quả đối với một số hồ sơ còn chậm so với quy định…

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đánh giá sự hài lòng của công dân về chất lượng dịch vụ hành chính công tại huyện kon plông, tỉnh kon tum (Trang 59 - 62)