7. Kết cấu của luận văn
3.3.5. Kiểm soát quá trình xử lý PAKH (Control)
Sau khi triển khai áp dụng các biện pháp cải tiến, và chuyển hóa vào việc cải tiến lại quy trình xử lý PAKH cho hoàn thiện, giảm tối thiểu lỗi xảy ra ở các giai đoạn trong quá trình xử lý PAKH, chúng ta sẽ thực hiện công tác xử lý lỗi PAKH theo đúng quý trình đã cải tiến và tiếp tục theo dõi, lấy mẫu, và các biến động trong quy trình đã được kiểm soát thì mục tiêu chính cần phải đạt được trong bước kiểm soát là phải thiết lập các thông số đo lường chuẩn, thể chế hóa ra các văn bản, quy trình phối hợp xử lý PAKH giữa các đơn vị liên quan, để duy trì kết quả đạt được cũng như khắc phục các vấn đề khi cần.
Kiểm chứng năng lực dài hạn của quy trình thông qua việc xây dựng biểu đồ kiểm soát. Với công việc này chúng ta sẽ thấy được khoảng cách dung sai của quy trình đã được thu hẹp hay chưa, hay nói cách khác là khoảng cách giữa UCL và LCL trong biểu đồ kiểm soát có gần hơn không, điều này cũng đồng nghĩa với việc là chúng ta sẽ biết được quy trình đã hoạt động với hiệu suất cao hơn.
Đồng thời để kiểm soát quy trình nhằm theo dõi hiệu quả của các biện pháp cải tiến, nếu có những bất thường xảy ra trong quy trình xử lý thì sẽ nhanh chóng được phát hiện và xử lý kịp thời. Và mục tiêu của chúng ta vẫn là kiểm soát sự biến động và tìm cách thu hẹp dung sai.
Tính lại hệ số Sigma của quy trình sau khi đã được cải tiến để đánh giá mức hiệu quả đồng thời phục vụ cho việc quản lý chất lượng.
Sau khi thực hiện các biện pháp cải tiến mà hệ số Sigma càng cao, khoảng cách dung sai càng hẹp thì càng thể hiện tính hiệu quả của dự án 6 Sigma. Công việc này sẽ được triển khai nhân rộng cho toàn trung tâm chỉ cần sử dụng phương pháp luận tương tự như đối với bộ phận xử lý PAKH.