Nhiệm vụ của các phòng Đài

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) áp dụng phương pháp 6 sigma trong quản lý chất lượng tại trung tâm mạng lưới mobifone miền trung (Trang 70 - 72)

7. Kết cấu của luận văn

2.3.6. Nhiệm vụ của các phòng Đài

 Phòng Kỹ Thuật

- Tổ Quản lý mạng:

+ Hằng ngày theo dõi, đánh giá và phân loại các cell không đạt KPI và gửi xuống các Phòng Đài, tổ Tối ưu Phòng Kỹ thuật để kiểm tra.

+ Chủ trì công tác giám sát mạng, đôn đốc các đơn vị xử lý nhanh để mạng đạt được các chỉ tiêu mạng lưới do Tổng công ty quy định.

+ Tổng hợp kết quả báo cáo lãnh đạo hằng tuần.

- Tổ Tối ưu:

+ Chịu trách nhiệm đảm bảo các tham số vô tuyến khai báo trên BSC, RNC, BTS, NodeB.

+ Chủ trì trong công tác xử lý Badcell.

+ Phối hợp với các Đài Viễn thông xử lý dứt điểm các BadCell. + Xử lý tối ưu lớp 2, khi có đề xuất từ Đài Viễn thông

+ Gửi các yêu cầu đo hiện trường cho các Đài Viễn Thông. + Đầu mối nhận kết quả đo hiện trường từ các Đài Viễn Thông.

Đài Vận Hành

Tổ QLM Phòng Kỹ thuật

Tổ Tối ưu Phòng Kỹ thuật

Đài Viễn thông Chỉ tiêu

+ Cập nhật tiến độ xử lý, phương án xử lý lên web và gửi email báo cáo trước 16h hằng ngày để báo cáo lãnh đạo.

 Đài Vận Hành

+ Chủ trì xử lý về chỉ tiêu đánh giá chất lượng mạng

+ Chịu trách nhiệm về khai báo dữ liệu BSC, RNC, BTS, NodeB

+ Thực hiện phân loại độ ưu tiên các cảnh báo liên quan đến chất lượng theo phân loại trạm. Tập trung giám sát cảnh báo mạng lưới ưu tiên theo từng phân loại trạm đảm bảo theo đúng chỉ tiêu quy định.

+ Thực hiện việc giám sát, xử lý KPI hàng ngày, hàng giờ để đảm bảo phát hiện và xử lý nhanh các cell suy giảm chất lượng, đặc biệt là cell cấp 1 và cấp 2, cũng như duy trì các KPI đã đạt được.

+ Tập trung xử lý các cảnh báo giảm KPI, đảm bảo xử lý dứt điểm đối với các trạm cấp 1 và cấp 2, đảm bảo không tồn tại các cảnh báo đối với trạm cấp 1; thực hiện các khuyến nghị về hiệu chỉnh tham số từ Phòng Kỹ thuật.

+ Tăng cường giám sát các trạm vô tuyến ưu tiên thứ tự theo phân loại trạm và đôn đốc các Đài viễn thông xử lý để rút ngắn thời gian mất liên lạc các trạm cấp 1, cấp 2 đảm bảo theo đúng chỉ tiêu.

+ Giám sát và chỉnh sửa các trạm bị lỗi mất cấu hình.

+ Phối hợp với các Phòng Đài xử lý chất lượng để cải thiện KPI sau khi nhận yêu cầu từ Tổ tối ưu Phòng Kỹ Thuật.

+ Cập nhật tiến độ xử lý, phương án xử lý lên web và gửi email báo cáo trước 16h hằng ngày để báo cáo lãnh đạo.

 Đài VT Đà Nẵng, Đài VT Bình Định, Đài VT ĐakLak

+ Chủ trì trong công tác xử lý độ khả dụng

+ Chịu trách nhiệm xử lý các trạm mất sóng theo thời gian quy định. + Lập phương án xử lý ứng cứu thông tin trạm vô tuyến ưu tiên thứ tự theo phân loại trạm, rút ngắn thời gian mất liên lạc các trạm cấp 1, cấp 2 đảm bảo theo đúng chỉ tiêu xử lý ứng cứu thông tin.

+ Tăng cường xử lý các cell suy giảm chất lượng hàng giờ, đặc biệt là các cell cấp 1 và cấp 2.

+ Phối hợp với các Phòng Đài xử lý chất lượng để cải thiện KPI sau khi nhận yêu cầu từ Tổ tối ưu Phòng Kỹ Thuật.

+ Đối với ĐKD không đạt, các Đài báo cáo nguyên nhân về các trạm gây ảnh hưởng đến ĐKD toàn khu vực của đơn vị mình quản lý.

+ Cập nhật tiến độ xử lý, phương án xử lý lên web và gửi email báo cáo trước 16h hằng ngày để báo cáo lãnh đạo.

Với mục đích phải đạt được tất cả các chỉ tiêu chất lượng đưa ra như trên, đội ngũ cán bộ của Trung tâm mạng lưới mobifone miền Trung nỗ lực hết mình, thực hiện đúng như quy trình đã ban hành nhằm đem đến sự hài lòng nhất cho khách hàng sử dụng dịch vụ mobifone. Chúng tôi, quan niệm tất cả các sản phẩm dịch vụ mobifone đưa ra thị trường có thành công hay không là dựa vào sự đánh giá từ khách hàng;

Từ quan niệm trên, cùng với phạm vi nghiên cứu của đề tài, tôi quyết định tập trung nghiên cứu tình hình phản ánh của khách hàng về chất lượng dịch vụ, chất lượng phục vụ, cũng như thời gian hoàn thành xử lý các khiếu nại từ phía khách hàng, đem đến cho khách hàng sự hài lòng cao nhất.

Vì vậy, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, tập trung chủ yếu vào công tác quản lý chất lượng của phòng kỹ thuật, mà đặc biệt là bộ phận xử lý PAKH, đem đến cho khách hàng sự hài lòng nhất. Đây là một điển hình của việc triển khai 6 sigma trên toàn bộ hoạt động của trung tâm, nếu được triển khai nhân rộng chỉ cần sử dụng phương pháp luận tương tự như đối với bộ phận xử lý PAKH.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) áp dụng phương pháp 6 sigma trong quản lý chất lượng tại trung tâm mạng lưới mobifone miền trung (Trang 70 - 72)