7. Kết cấu của luận văn
1.4.6. Các công cụ chuyên dụng của 6 Sigma
Bảng 1.1. Các công cụ thống kê
STT Công cụ Mục đích của ứng dụng
1
Kiểm soát quá trình bằng kỹ thuật thống kê (SPC) và biểu đồ kiểm soát
Phát hiện vấn đề, phất hiện những điểm yếu trong khâu sản xuất kinh doanh
2
Phân tích sai phân (sự biến động) ANOVA (Analyis of Variation)
Xác định vấn đề và các nguyên nhân gốc rễ
3 Phân tích hồi qui (Regression
and Correlation analyis)
Phân tích các nguyên nhân gốc rễ và dự đoán các kết quả
4 Thiết kế thông qua thử nghiệm
DOE (Design of Experiments)
Phân tích các giải pháp tối ưu và đánh giá giá trị sử dụng của kết quả cải tiến
5 FMEA (Failure Modes and
Effect Analysis)
Ưu tiên hoá các vấn đề và lập biện pháp phòng ngừa
6
Triển khai các chức năng chất lượng QFD(Quality Function Deployment)
Thiết kế quá trình, sản phẩm và dịch vụ
Trong phạm vi đề tài này chúng ta sẽ tìm hiểu chi về một số công cụ và kỹ thuật thống kê cơ bản.
Phiếu kiểm tra
Phiếu kiểm tra là biểu mẫu để thu thập và ghi chép dữ liệu một cách trực quan, nhất quán và tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân tích.
Có thể sử dụng phiếu kiểm tra để: kiểm tra lý do sản phẩm bị trả lại, vị trí các khuyết tật, tìm nguyên nhân gây ra khuyết tật, kiểm tra sự phân bố của dây chuyền sản xuất…
Biểu đồ kiểm soát
Biểu đồ kiểm soát là biểu đồ có một đường trung tâm và hai đường song song giới hạn kiểm soát trên và kiểm soát dưới.
Biểu đồ kiểm soát cho thấy sự biến động của quá trình sản xuất hoặc xử lý trong suốt một chu kỳ thời gian nhất định. Do đó nó được sử dụng để:
-Dự đoán, đánh giá sự ổn định của quá trình.
-Kiểm soát, xác định khi nào cần điều chỉnh quá trình.
-Xác định sự cải tiến của một quá trình.
Phân Loại:
Có hai loại biểu đồ kiểm soát, một loại được dùng cho các giá trị liên tục và loại kia được dùng cho các giá trị rời rạc.
Đặc tính giá trị Tên gọi
Giá trị liên tục - Biểu đồ X - R ( giá trị trung bình và khoảng sai biệt)
- Biểu đồ X ( giá trị đo được )
Giá trị rời rạc
- Biểu đồ Pn ( số các đơn vị sai sót )
- Biểu đồ P ( % sai sót ) - Biểu đồ C( số sai sót )
Hình 1.2. Minh họa về biểu đồ kiểm soát
Biểu đồ Pareto
Biểu đồ Pareto là một dạng biểu đồ hình cột được sắp xếp từ cao xuống thấp. Mỗi cột đại diện cho một cá thể (một dạng trục trặc hoặc một nguyên nhân gây trục trặc...) chiều cao mỗi cột biểu thị mức đóng góp tương đối của mỗi cá thể vào hiệu quả chung. Mức đóng góp này có thể dựa trên số lần xảy ra, chi phí liên quan đến nỗi cá thể hoặc cho phép đo khác về hiệu quả. Đường tần số tích lũy được sử dụng để biểu thị sự đóng góp tích lũy của các cá thể.
Biểu đồ Pareto được sử dụng vào những mục đích:
-Cho thấy sự đóng góp của mỗi cá thể tới hiệu quả chung theo thứ tự quan
trọng, giúp phát hiện cá thể quan trọng nhất.
-Xếp hạng những cơ hội cải tiến
Hình 1.3. Minh hoạ về biểu đồ Pareto
Biều đồ quan hệ nhân quả (Cause & Effect Diagram)
Biểu đồ nhân quả là một công cụ được sử dụng để trình bày mối quan hệ giữa một kết quả cho với các nguyên nhân tiềm tàng có thể ghép lại thành
nguyên nhân chính và nguyên nhân phụ để trình bày giống như một xương cá. Vì vậy công cụ này còn được gọi là biểu đồi hình xương cá. Đây là một công cụ hữu hiệu giúp liệt kê các nguyên nhân gây nên biến động chất lượng, là một kỹ thuật để công khai nêu ý kiến, có thể cho nhiều tình huống khác nhau.
Hình 1.4. Minh hoạ về biểu đồ quan hệ nhân quả
Biểu đồ phân bố theo thời gian
Nhằm mục đích giúp cho người quản lý chất lượng có cái nhìn rõ hơn về lỗi thường xảy ra ở khoảng thời gian nào nhiều nhất trong quá trình hoạt động, từ đó có kế hoạch phù hợp, cùng với các giải pháp thích hợp để xử lý lỗi cho từng giai đoạn.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG