Đánh giá chung về quản lý nhà nước về việc làm đối với lao động nông thôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về việc làm đối với lao động nông thôn tại việt nam (Trang 87 - 102)

đầy đủ cho Quốc hội, báo chí, công dân.

Song song với công tác thanh tra, kiểm tra, các cán bộ ngành cũng hướng dẫn các địa phương giám sát, đánh giá tình hình thực hiện các hoạt động, dự án về việc làm trong các Chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình mục tiêu trên địa bàn; phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức các đoàn giám sát, đánh giá trực tiếp tại các địa phương, tại các cơ quan Trung ương thực hiện Chương trình; tổ chức các cuộc hội thảo, hội nghị đánh giá tình hình thực hiện các chính sách, chương trình, dự án trong lĩnh vực việc làm, TTLĐ, quản lý lao động, bảo hiểm thất nghiệp theo chuyên đề, sơ kết, giữa kỳ, tổng kết ... góp phần đảm bảo việc thực hiện chính sách, chương trình theo đúng quy định, mục tiêu.

2.4. Đánh giá chung về quản lý nhà nước về việc làm đối với lao động nông thôn thôn

2.4.1. Những kết quả đạt được

Công tác triển khai thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho LĐNT được triển khai kịp thời; phân công cụ thể trách nhiệm QLNN về việc làm cho tại các cấp và giữa các cơ quan chuyên môn; ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện trên địa bàn; hàng năm, UBND các cấp đã ban hành Kế hoạch triển khai giải quyết việc làm; đẩy mạnh phân cấp trong quản lý, phân bổ kinh phí; đổi mới phương thức tổ chức, phương thức sản xuất; thành lập được nhiều đoàn kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm.

Trong quá trình thực hiện, đã có sự phối hợp thống nhất cao của chính quyền với đoàn thể các cấp trong việc tuyên truyền, phổ biến và triển khai công tác đào tạo nghề cho LĐNT theo Quyết định 1956/QĐ-TTg, giúp người LĐNT hiểu rõ về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước để tham gia học nghề,

80

nâng cao thu nhập, ổn định đời sống. Kết quả đã làm thay đổi tư duy lao động sản xuất của 1 số người dân góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và giảm nghèo. Thị trường lao động đã hình thành và đang từng bước phát triển, hệ thống cơ chế, chính sách về lao động – việc làm đã được ban hành tương đối đồng bộ cùng với các quy định về thể chế thị trường lao động như hợp đồng lao động, bảo hiểm xã hội, tiền lương, tiền công, giải quyết tranh chấp lao động...

Hội nhập kinh tế đem lại cơ hội to lớn từ đầu tư nước ngoài và đầu tư ra nước ngoài, cơ hội việc làm sẽ được tạo ra nhiều hơn cho lao động nông thôn do sự phát triển của các doanh nghiệp sản xuất và chế biến hàng xuất khẩu (dệt may, giày dép, chế biến thuỷ hải sản…) và các doanh nghiệp vừa và nhỏ; thúc đẩy chuyển dịch lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ.

Các chính sách QLNN đối với LĐNT đã tạo điều kiện để lao động nông nghiệp tiếp cận với khoa học kỹ thuật tiên tiến, hiện đại, trình độ canh tác, chăn nuôi được nâng cao; thị trường được mở rộng tạo điều kiện tiêu thụ sản phẩm; nguồn lực lao động nông nghiệp được sử dụng hợp lý và hiệu quả hơn…; thị trường lao động ngoài nước mở rộng tạo cơ hội đưa lao động nông thôn đi làm việc ở nước ngoài.

Hiệu quả từ công tác đào tạo nghề được nâng cao, LĐNT tham gia học nghề được tiếp cận kiến thức mới về dạy nghề được đào tạo, giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất lao động, tạo việc làm tại chỗ hoặc tự thực hành nghề, góp phần ổn định cuộc sống; có cơ hội được nhận vào làm việc tại các cơ sở sản xuất và các doanh nghiệp tại địa phương, qua đó giúp tăng thu nhập.

Chính sách đưa lao động và chuyên gia đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đã đạt được nhiều kết quả. Hằng năm, Việt Nam đưa được hàng trăm nghìn lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, tập trung chủ yếu tại các thị trường như Đài Loan, Malaysia, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Đông,... trong đó, chủ yếu là lao động trẻ trong độ tuổi từ 18-30 tuổi, góp phần giải quyết việc làm,

81

tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững, đồng thời tạo điều kiện cho lao động, nhất là lao động trẻ có cơ hội học hỏi kinh nghiệm, hội nhập và rèn luyện tác phong công nghiệp, kỷ luật trong lao động sản xuất, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Thông qua các chính sách QLNN đối với LĐNT cùng việc kết hợp các chính sách về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã tạo ra sức mạnh dần thay đổi bộ mặt của nông thôn nước ta. Đặc biệt, người LĐNT có được việc làm ngay tại chính quê hương, có điều kiện chuyển đổi sang các nghề có thu nhập và năng suất cao hơn trong lĩnh vực nông nghiệp. Người lao động được tạo điều kiện để “ly nông bất ly hương” gắn bó với mảnh đất quê hương, phát triển và làm giàu trên quê hương.

Những năm gần đây tốc độ tăng trưởng kinh tế được duy trì ở mức cao, ổn định, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá với thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ngày càng hoàn thiện, vốn đầu tư xã hội tăng nhanh, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ ... tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế nói chung, phát triển khu vực nông thôn nói riêng qua đó công tác QLNN đối với LĐNT được đẩy mạnh.

2.4.2. Hạn chế

- Về ban hành chính sách, pháp luật về việc làm: Hệ thống các chương trình, kế hoạch thực hiện QLNN trong lĩnh vực việc làm ban hành khá đầy đủ song còn tồn tại những hạn chế trong việc đáp ứng các yêu thay đổi nhanh chóng của quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Một số văn bản hướng dẫn về việc làm còn mang tính chung chung, chưa rõ ràng, cụ thể và còn thiếu các định hướng về việc làm bền vững. Đặc biệt, các cơ chế QLNN về việc làm đối với khu vực phi chính thức, khu vực nông thôn chưa được quy định cụ thể. Phạm vi bao phủ của các chính sách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp còn hạn chế. Thiếu văn bản mang tính pháp lý cao để chỉ đạo, điều hành toàn diện về công tác QLNN cho LĐNT như: Nghị quyết, Chỉ thị; thiếu các văn bản quy

82

phạm pháp luật quy định cơ chế, chính sách riêng của địa phương đối với người lao động. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác QLNN đôi lúc chưa kịp thời, thiếu đồng bộ, chưa có kế hoạch, giải pháp cụ thể cho từng nhóm LĐNT (lao động mất đất, khuyết tật, gia đình chính sách,...). Công tác điều tra, rà soát tổng hợp số lao động hàng năm chưa thực sự chính xác.

-Vể tổ trực thực hiện các chính sách, pháp luật về việc làm:

+ Việc triển khai thực hiện các chính sách còn chậm, gặp nhiều khó khăn do số lượng đối tượng lớn, thiếu cán bộ cơ sở (cấp xã, huyện), sự phối hợp giữa các ngành chưa được chặt chẽ, chỉ đạo của địa phương còn chậm trong khi thiếu các nguồn lực bố trí cho các Chương trình, dự án lớn về việc là, đặc biệt với các chương trình dành cho LĐNT.

+ Công tác quản lý và nắm thông tin lao động về số lượng, cơ cấu, chất lượng, độ tuổi, giới tính… còn hạn chế, chưa đầy đủ, kịp thời, chính xác, chưa đáp ứng yêu cầu quản lý lao động nói chung, nhất là lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, lao động Việt Nam làm việc tại các doanh nghiệp, khu công nghiệp; một bộ phận doanh nghiệp chưa chấp hành các quy định pháp luật về báo cáo việc tuyển, sử dụng và quản lý lao động cho các cơ quan chức năng.

+ Hệ thống thông tin TTLĐ chưa hoàn thiện, chưa có sự kết nối về thông tin trên phạm vi vùng, cả nước; hoạt động phân tích và dự báo TTLĐ còn yếu kém, gây ảnh hưởng lớn đến việc hoạch định các chính sách kinh tế - xã hội nói chung, chính sách phát triển nguồn nhân lực và giải quyết việc làm nói riêng.

+ Các trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương còn hạn chế về khả năng tư vấn, giới thiệu việc làm và thu thập thông tin về cung - cầu lao động; hoạt động của Trung tâm chưa đồng bộ, chưa có sự gắn kết trở thành một hệ thống kết nối với hệ thống trung tâm dịch vụ việc làm khác; việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dịch vụ việc làm còn hạn chế; tần suất, phạm vi các hoạt động giao dịch việc làm chủ yếu ở khu vực thành thị, tại các khu vực có đông người lao động.

83

+ Sự phối hợp thực hiện QLNN về việc làm giữa các ban, ngành và địa phương có lúc thiếu chặt chẽ, thiếu đồng bộ. Một số xã chưa nắm bắt đầy đủ thông tin về nội dung, mục tiêu, hiệu quả của các dự án, chương trình được triển khai trên địa bàn, do đó chưa có sự chỉ đạo, phối hợp tích cực.

+ Nguồn lực thực hiện các chương trình tạo việc làm, đào tạo nghề chủ yếu là ngân sách Trung ương cấp, ngân sách địa phương còn hạn chế, chỉ đáp ứng được phần nhỏ các hoạt động của chương trình, kế hoạch về tạo việc làm; chưa khai thác, huy động được nhiều nguồn lực tại chỗ; chưa tận dụng tối đa nguồn lực tại địa phương cả về con người lần cơ sở vật chất. Sự tham gia của cộng đồng và người dân trong việc lập kế hoạch giải quyết việc làm tại địa phương còn hạn chế, bất cập;

+ Kinh phí hạn hẹp trong việc thực hiện các ý tưởng các dự án, nguồn lực đầu tư không đồng đều, tín dụng ưu đãi cho người lao động nguồn vốn ít và nhỏ, chưa thực sự hấp dẫn đối với LĐNT.

+ Công tác triển khai, phổ biến, tuyên truyền chủ trương, chính sách, mục đích, ý nghĩa của pháp luật về việc làm, các chương trình chưa kịp thời và sâu rộng, nội dung và hình thức tuyên truyền chưa phù hợp, do đó, một bộ phận không nhỏ người dân chưa có nhận thức đúng và đầy đủ về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc tạo việc làm tăng thu nhập để nâng cao chất lượng cuộc sống.

+ Chưa có những quy định cụ thể đảm bảo quyền lợi của người lao động, cũng như chế tài vi phạm từ phía các tổ chức cá nhân trong giải quyết việc làm cho LĐNT. Hiểu biết của người LĐNT về các chính sách pháp luật việc làm còn thấp, chưa nắm được các quyền lợi mình được hưởng cũng như các quy định để bảo vệ quyền lợi của bản thân.

+ Tổ chức công đoàn, đoàn thể hoạt động kém hiệu quả, chưa đại diện và bảo vệ tốt quyền lợi của người LĐNT, đặc biệt trong các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nước ngoài.

-Về thực hiện đào tạo nghề cho LĐNT

84

+ Một số nơi nhận thức của cán bộ, nhân dân về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động còn hạn chế, chưa đầy đủ dẫn đến việc tổ chức đào tạo nghề cho lao động còn mang tính hình thức, hiệu quả chưa cao. Tâm lý coi trọng bằng cấp còn nặng nề trong xã hội. Kết quả thực hiện phân luồng học sinh sau trung học cơ sở vào học nghề còn thấp. Chất lượng hướng nghiệp, dạy nghề phổ thông trong trường phổ thông còn nhiều bất cập.

+ Trong quá trình triển khai thực hiện việc dạy nghề cho LĐNT trên cả nước cũng còn một số tồn tại, khó khăn, đối tượng học nghề lớp nông nghiệp đa dạng, nhiều lứa tuổi, trình độ, khả năng tiếp thu kiến thức mới còn hạn chế. Công tác khảo sát nhu cầu học nghề chưa sát thực với thực tế, công tác tuyên truyền, tư vấn cho lao động chọn nghề còn hạn chế. Người lao động được đào tạo nghề chủ yếu là thực hiện theo chỉ tiêu được giao và chưa thật sự xuất phát từ nguyện vọng, nhu cầu đào tạo nghề của người dân.

+ Kết quả, hiệu quả dạy nghề cho lao động nông thôn không đồng đều giữa các vùng trong cả nước. Các vùng Trung du và Miền núi Phía Bắc, Tây Nguyên có số lao động nông thôn bình quân mỗi tỉnh được hỗ trợ học nghề trong năm và tỷ lệ lao động nông thôn có việc làm sau học nghề thấp hơn các vùng khác trong cả nước trong khi kinh phí Trung ương hỗ trợ bình quân luôn bằng hoặc cao hơn mức bình quân chung của các vùng khác trong cả nước.

Về kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về việc làm, xử lý vi phạm và các vấn đề phát sinh:

+ Công tác thanh tra, kiểm tra chưa được thực hiện nghiêm và triệt để, tính pháp lý, chế tài, xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực việc làm yếu, việc kiểm tra giám sát cũng mới dừng lại ở mức hướng dẫn, chỉ đạo, vẫn thiếu sự quyết liệt, kiên quyết trong xử lý vi phạm; không có chế tài xử lý kịp thời dẫn đến các doanh nghiệp không nghiêm túc thực hiện kết luận thanh tra còn xảy ra.

+ Công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá chưa đáp ứng theo yêu cầu, mới

85

quan tâm đên các chỉ tiêu định lượng, chưa quan tâm đến kết quả hoặc tác động của các chính sách đối với chất lượng đời sống và công tác QLNN về việc làm đối với LĐNT.

+ Bộ máy thanh tra trong lĩnh vực lao động, việc làm còn quá mỏng dẫn đến thiếu hụt nhân lực trong việc đảm bảo giảm sát liên tục việc thực hiện chính sách về việc làm.

2.4.3. Nguyên nhân

Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả QLNN về việc làm đối với LĐNT, tuy nhiên các nguyên nhân chủ yếu bao gồm:

Thứ nhất, do ảnh hưởng của tình hình kinh tế thế giới tới sự phát triển kinh tế tại Việt Nam, làm giảm GDP, sản xuất ngưng trệ, hàng hóa tồn đọng, tỷ lệ doanh nghiệp ngừng hoạt động tăng điều này đã ảnh hưởng mạnh đến việc làm cho LĐNT. Chất lượng tăng trưởng kinh tế còn hạn chế, chưa tạo ra nhiều việc làm có năng suất, chất lượng cao; chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa tạo đột phá để kích thích chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng hiện đại.

Thứ hai, các nội dung QLNN về việc làm đối với LĐNT chưa hoàn thiện, hoạt động phát triển sản xuất còn nhiều hạn chế, chưa thực sự tìm ra mô hình hợp lý, hiệu quả để nhân rộng và thúc đẩy phát triển sản xuất; Công tác đào tạo nghề cho LĐNT đã được đẩy mạnh tuy nhiên hiệu quả vẫn chưa ở mức tối đa; Nguồn vốn hỗ trợ việc làm cho LĐNT còn khiêm tốn.

Thứ ba, công tác rà soát, sửa đổi cơ chế, chính sách còn chậm, nhiều chính sách, đến nay không còn phù hợp nhưng chưa được sửa đổi, bổ sung; Các cơ chế chính sách về lao động việc làm đối với LĐNT chưa được thực thi mạnh mẽ và chưa hoàn thiện; Công tác quản lý, điều hành, chỉ đạo các cấp còn nhiều bất cập, chưa đi vào thực tiễn cuộc sống. Đặc biệt, nhiều nhóm lao động như lao động khu vực phi chính thức chưa có các cơ chế kịp thời để hỗ trợ, điều chỉnh.

Thứ tư, công tác quản lý và tổ chức thực hiện chính sách lao động-xã hội

86

còn hạn chế. Sự phối hợp liên ngành từ Trung ương đến địa phương trong tổ chức thực hiện chính sách chưa nhất quán, còn chồng chéo; năng lực bộ máy tổ chức thực hiện chính sách việc làm còn nhiều yếu kém; công tác thanh tra, giám sát việc thực thi pháp luật lao động, ATVSLĐ và các chính sách xã hội khác chưa rộng khắp và chưa đạt hiệu quả cao; Phạm vi quản lý quá rộng, mức độ tuân thủ yếu, hoặc qui định theo tư duy “kế hoạch”, thì mức độ ảnh hưởng cũng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về việc làm đối với lao động nông thôn tại việt nam (Trang 87 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)