Vai trò quản lý nhà nước về việc làm đối với lao động nông thôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về việc làm đối với lao động nông thôn tại việt nam (Trang 36 - 38)

LĐNT là nhóm lao động đặc thù, được chú trọng quan tâm trong các chính sách của Đảng và Nhà nước, do vậy quản lý nhà nước về việc làm đối với lao động nông thôn có vai trò đặc biệt quan trọng, cụ thể:

29

Thứ nhất, đảm bảo trực tiếp thực hiện chức năng của Nhà nước và đóng vai trò quyết định trong hoạt động quản lý đối với mọi mặt đời sống xã hội, Nhà nước là một chủ thể quyền lực đặc biệt, ra đời nhằm thực hiện các công việc mà các tổ chức, cá nhân khác không thể thực hiện hoặc không muốn thực hiện hay muốn cũng không thực hiện được như: tạo lập hệ thống pháp luật, chính sách về việc làm, xây dựng bộ máy tổ chức và huy động các nguồn lực tham gia giải quyết vấn đề về việc làm...Trong bối cảnh đó, hoạt động QLNN có phạm vi rất rộng với nhiều khách thể quản lý trên hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội bao trùm cả lĩnh vực việc làm.

Việc làm là một lĩnh vực quan trọng trong đời sống xã hội, nó không thể thiếu đối với từng cá nhân và toàn bộ nền kinh tế, là vấn đề cốt lõi trong các hoạt động kinh tế. Đối với từng cá nhân thì có việc làm đi đôi với có thu nhập để nuôi sống bản thân; đối với kinh tế, việc làm là yếu tố tạo nên tăng trưởng kinh tế và thu nhập quốc dân; về mặt xã hội, nó phản ánh quá trình phát triển kinh tế - xã hội và vai trò của QLNN trong tiến trình phát triển ấy.

Thứ hai, trong thời đại khoa học công nghệ đóng vai trò quan trọng trong việc ứng dụng, vật chất hóa các tri thức khoa học vào thực tiễn sản xuất, đời sống và trực tiếp tác động nâng cao năng suất lao động, giảm nhẹ cường độ lao động, giảm chi phí, giá thành sản xuất khiến cho nhu cầu cần số lượng lao động trong cùng một loại công việc cụ thể giảm đi. Vì vậy, yêu cầu tất yếu đặt ra để giải quyết được việc làm cho đối tượng LĐNT là phải đẩy mạnh phát triển kinh tế, không ngừng gia tăng sản xuất, tạo ra nhiều ngành nghề, loại hình kinh tế mới, nhiều công việc mới gắn với chất lượng, hiệu quả ngày càng cao hơn và trên tất cả phải có kế hoạch, mục tiêu sử dụng hiệu quả nguồn lực LĐNT nhằm thực hiện mục tiêu tăng trưởng như: Mục tiêu về cơ cấu LĐNT trong các ngành kinh tế; mục tiêu về tỷ lệ LĐNT qua đào tạo; mục tiêu về xuất khẩu LĐNT ra nước ngoài; mục tiêu về tạo việc làm cho người LĐNT; Các chính sách về

30

khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư trong nước đầu tư vào khu vực nông thôn, chính sách hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chính sách phát triển ngành nghề nông thôn...

Thứ ba, thúc đẩy phát triển về việc làm kinh tế. QLNN về việc làm đối với LĐNT là nhiệm vụ quan trọng để phát triển kinh tế đất nước và là cơ sở cho quốc gia hội nhập kinh tế quốc tế trong xu thế toàn cầu hóa. Thông qua phát triển kinh tế mới tạo ra nguồn cung ứng việc làm cho lao động nói chung và LĐNT nói riêng; trong đó, Nhà nước giữ vai trò kiến tạo trong việc hoàn thiện thể chế, môi trường việc làm, xác lập các mối quan hệ chính sách và pháp luật về việc làm.

Thứ tư, góp phần làm giảm tệ nạn xã hội, hạn chế biến động dân số cơ học. Quá trình này có những tác động sâu sắc đến sự phát triển kinh tế - xã hội, nếu không làm giảm biến động dân số cơ học sẽ tạo nên sự mất cân đối cục bộ thay đổi trong cấu trúc và phân công lao động. Một trong những nguyên nhân của các tệ nạn xã hội là tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm, việc di dân cơ học có khởi đầu xuất phát từ việc không có việc làm, có việc làm không đầy đủ hoặc thu nhập thấp tại chỗ. Do đó, QLNN về việc làm đối với LĐNT là làm tốt công tác tạo việc làm cho LĐNT, giảm bớt sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn về thu nhập, điều kiện sinh sống để hạn chế biến động dân số cơ học và giảm tệ nạn xã hội để cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội được bền vững.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về việc làm đối với lao động nông thôn tại việt nam (Trang 36 - 38)