Yếu tố thuộc về cơ chế chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về việc làm đối với lao động nông thôn tại việt nam (Trang 42 - 43)

1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về việc làm đối với lao động

1.4.3. Yếu tố thuộc về cơ chế chính sách

Đảng xây dựng chủ trương đường lối và đảm bảo thực hiện nó trong thực tiễn để có tác động cơ bản, chủ yếu tới mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Khi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước phù hợp với điều kiện và tốc độ phát triển về việc làm sẽ tạo điều kiện giải quyết có hiệu quả vấn đề việc làm. Nếu không phù hợp sẽ là rào cản đối với tình hình phát triển việc làm cũng như giải quyết việc làm cho người LĐNT và nền kinh tế - xã hội của đất nước.

Cơ chế chính sách của chính phủ, chính quyền địa phương là nhóm yếu tố rất quan trọng tạo việc làm cho người LĐNT. Tùy vào từng thời kỳ khác nhau, Nhà nước sẽ đề ra các chính sách cụ thể, tạo hành lang pháp lý cho mở rộng sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân, các chính sách mở rộng hay thu hẹp việc làm của ngành này hay ngành khác, các chính sách tạo môi trường cho người LĐNT và người sử dụng lao động gặp nhau mỗi địa phương là khác nhau. Nhóm các công cụ này rất đa dạng từ vi mô, vĩ mô, có thể theo ngành, vùng, lĩnh vực, sẽ ảnh hưởng đến quy mô, cơ cấu lao động theo ngành kinh tế, theo vùng từ đó tác động vào người LĐNT và người sử dụng lao động. Cụ thể các chính sách, cơ

35

chế kinh tế xã hội sẽ tác động vào cầu lao động của TTLĐ, cầu lao động của các doanh nghiệp, từ đó tác động đến cách đối xử của người sử dụng đối với người lao động. Không chỉ tác động đến số lượng thông qua cầu lao động mà còn tác động đến chất lượng người LĐNT thông qua nhu cầu tuyển dụng lao động.

Những cơ chế, chính sách, sự quan tâm của các cấp, các ngành đến vấn đề tạo việc làm cho người LĐNT như các chính sách: cho vay vốn với lãi suất ưu đãi; chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần; chính sách tín dụng ưu đãi để các doanh nghiệp đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ; ban hành luật đầu tư thuận lợi cho cả người LĐNT và người sử dụng lao động, đồng thời phải làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, đào tạo cho người dân, phổ biến tốt các vấn đề xã hội khác đang được quan tâm…Việc áp dụng nó vào thực tiễn có tác động mạnh mẽ đến cầu lao động của doanh nghiệp, của TTLĐ. Từ đó quyết định đến cơ hội việc làm cho người lao động.

Cơ chế, chính sách của Nhà nước được ra đời phù hợp với điều kiện, thực trạng về việc làm, tạo việc làm nói chung và việc làm cho LĐNT nói riêng. Các cơ chế, chính sách có tính thực tế, phù hợp với từng địa phương, từng vùng lãnh thổ giúp cho người lao động có cơ hội việc làm tốt hơn, việc QLNN về việc làm đối với LĐNT theo chủ trương, chính sách của Đảng sẽ theo đúng hướng, phù hợp với định hướng và xu thế chung.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về việc làm đối với lao động nông thôn tại việt nam (Trang 42 - 43)