3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về việc làm đối vớ
3.2.5. Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát quá trình quản
quản lý nhà nước về việc làm đối với lao động nông thôn
Hoạt động thanh tra, kiểm tra không chỉ là hoạt động cùa cơ quan QLNN mà cần khuyến khích sự tham gia của mọi người dân, tổ chức xã hội trong việc thực hiện đánh giá, giám sát thực hiện chính sách nhằm đảm bảo tính công khai, minh bạch trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách giải quyết việc làm. Các địa phương, doanh nghiệp phải xây dựng và thực hiện nghiêm túc cơ chế thông tin công khai, minh bạch.
3.2.5.1. Nội dung
Cơ quan QLNN chủ động phối hợp với các cơ quan thanh tra tiến hành
109
công tác thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện các quy định của pháp luật trong lĩnh vực việc làm, đặc biệt là việc thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp; thủ tục, điều kiện thành lập các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giới thiệu việc làm, ... từ đó hướng dẫn, giúp đỡ các doanh nghiệp thực hiện tốt hơn các quy định của pháp luật về việc làm đồng thời kiến nghị với các cơ quan chức năng xử lý nghiêm minh đối với các trường hợp làm trái các quy định của pháp luật. Ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể việc triển khai, đôn đốc, nhắc nhở để giải quyết kịp thời những phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện QLNN về việc làm đối với LĐNT. Hàng năm tổ chức các đoàn công tác để trực tiếp trao đổi nắm rõ tình hình triển khai của địa phương, giải đáp những vướng mắc khi thực hiện.
Hướng dẫn các địa phương giám sát, đánh giá tình hình thực hiện các hoạt động, dự án về việc làm trong các Chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình mục tiêu trên địa bàn, đảm bảo việc thực hiện chính sách, chương trình theo đúng quy định, mục tiêu.
Ban hành các chỉ tiêu đánh giá để thực hiện đánh giá hiệu quả công tác QLNN về việc làm đối với LĐNT, có thể đánh giá bằng phiếu khảo sát hoặc phỏng vấn trực tiếp người lao động, đơn vị sử dụng lao động. Tiếp tục điều tra khảo sát về cung - cầu lao động để có chính sách định hướng về nhu cầu lao động trên địa bàn.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra với cấp huyện, xã và các các doanh nghiệp với nhiều hình thức kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất, kiểm tra các Cơ sở sản xuất, kinh doanh, kiểm tra công tác tổ chức triển khai, quản lý, sử dụng kinh phí, sử dụng cơ sở vật chất, và tuyển dụng lực lượng lao động. Đặc biệt cần đẩy mạnh sự giám sát của các tổ chức đoàn thể xã hội như: Ủy ban mặt trận tổ quốc, Đoàn thanh niên, Hội nông dân, Hội phụ nữ nhất là sự giám sát của nhân dân vê thực hiện pháp luật lao động đối với người lao động.
3.2.5.2. Điều kiện thực hiện
110
Hoàn thiện các khuôn khổ pháp lý có liên quan đến công tác thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện các quy định của pháp luật trong lĩnh vực lao động, việc làm nói chung và việc làm cho LĐNT nói riêng.
Xây dựng cơ chế giám sát, đánh giá tình hình thực hiện các quy định của pháp luật về lĩnh vực việc làm theo các quy định của pháp luật.
Thống nhất các chỉ tiêu đánh giá để thực hiện đánh giá hiệu quả công tác QLNN về việc làm đối với LĐNT. Yêu cầu có sự tham gia giám sát của các tổ chức đoàn thể xã hội.
3.2.5.3. Lợi ích
Công tác tham gia giám sát của các tổ chức đoàn thể xã hội như: Ủy ban Mặt trận tổ quốc, Đoàn thanh niên, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ và giám sát của nhân dân vê thực hiện pháp luật lao động đối với người lao động làm minh bạch hơn trong triển khai các hình thức hỗ trợ đối với LĐNT. Đồng thời, việc tổ chức các đoàn công tác để trực tiếp trao đổi nắm rõ tình hình triển khai của địa phương, giải đáp những vướng mắc khi thực hiện tạo ra cơ chế phản hồi thông tin giúp các nhà quản lý nắm bắt, kịp thời điều chỉnh những vấn đề bất cập trong thực thi chính sách. Qua đó, công tác hoạch định chính sách của các cấp từ Trung ương đến địa phương ngày càng được nâng cao về chất lượng để LĐNT thực sự được thụ hưởng sự hỗ trợ to lớn từ phía cơ quan quản lý nhà nước.
111
Tiểu kết chương 3
Để nâng cao hiệu quả QLNN về việc làm đối với LĐNT, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn đặt ra, trên cơ sở các phân tích tại Chương 2. Trong Chương 3 tác giả đã hệ thống hóa, phân tích các định hướng và đề xuất 05 giải pháp gồm:
Hoàn thiện thể chế, hệ thống văn bản pháp luật, chính sách về việc làm cho LĐNT; Hướng dẫn thi hành, tuyên truyền, phổ biến pháp luật việc làm và giáo dục, truyền thông về chính sách việc làm; Trách nhiệm của ngành và địa phương trong việc QLNN về việc làm cho đối với động nông thôn; Xây dựng các đề án cụ thể về việc làm; Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát quá trình QLNN về việc làm đối với LĐNT.
Đây là một hệ thống các giải pháp tương đối toàn diện và khả thi, nếu được tổ chức thực hiện sẽ góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của QLNN về việc làm đối với LĐNT.
112
KẾT LUẬN
Khẳng định việc làm là một vấn đề luôn có tính cấp thiết, giải quyết việc làm cho người lao động là một trong những ưu tiên hàng đầu trong các chính sách kinh tế – xã hội, Chiến lược Phát triển kinh tế – xã hội Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn 203. Theo đó, đã xác định: “Giải quyết việc làm là yếu tố quyết định để phát huy nhân tố con người, ổn định và phát triển kinh tế, làm lành mạnh xã hội, đáp ứng nguyện vọng chính đáng và yêu cầu bức xúc của nhân dân”. Chính vì vậy, để thực hiện mục tiêu của chiến lược nói trên về giải quyết việc làm, các cấp, ngành quản lý lao động tại Việt Nam cần nỗ lực hơn nữa nhằm đảm bảo giải quyết việc làm việc làm cho lao động nông thôn có nhu cầu làm việc; nâng cao năng suất lao động, tăng thu nhập và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người lao động tại khu vực nông thôn.
Qua đề tài nghiên cứu “Quản lý nhà nước về việc làm đối với lao động nông thôn tại Việt Nam”, luận văn đã đạt được một số kết quả sau:
1. Đề tài đã xác định một số vấn đề lý luận cơ bản làm cơ sở cho việc
nghiên cứu thực tiễn như: xác định các khái niệm cơ bản (quản lý nhà nước, việc làm, người lao động, nông thôn, QLNN về việc làm đối với LĐNT...).
2. Việc làm và thu nhập là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu đối
với nước ta hiện nay, nếu không nói là quan trọng nhất. Nó là vấn đề trung tâm trong cuộc sống của người lao động nói chung, với LĐNT nói riêng.
3. Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế hiện
nay của nước ta, LĐNT đang có nhiều cơ hội, song cũng có nhiều thách thức đối với vấn đề việc làm và thu nhập ở mọi địa phương.
4. Chất lượng LĐNT còn khá thấp. Số LĐNT chưa được đào tạo còn chiếm
đại đa số. Tỷ lệ LĐNT làm việc thuộc lao động giản đơn còn khá cao. Điều này không đáp ứng được yêu cầu lao động để phát triển sản xuất của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta hiện nay.
113
Tóm lại, QLNN về việc làm và vấn đề giải quyết việc làm cho LĐNT luôn là vấn đề cấp thiết của cả nước nói chung và từng địa phương nói riêng. QLNN về việc làm đối với LĐNT một cách hiệu quả không phải là dễ dàng, mà không thể làm nhanh chóng một sớm một chiều, đây là vấn đề rất cần được nhìn dưới một cái nhìn dài và sâu và có định hướng rõ ràng cho những năm đến 2025. Có như vậy thì vấn đề việc làm cho LĐNT không còn trở thành vấn đề bức xúc cho mỗi người lao động nữa.
Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nông nghiệp, hàng năm số lao động bước vào độ tuổi lao động là rất lớn nhưng luôn ở trong tình trạng cung lao động luôn nhỏ hơn cầu lao động, số lao động thiếu việc làm còn cao... Vì vậy, để góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao và cải thiện đời sống nhân dân cần phải có những biển đổi mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới để giải quyết việc làm cho người lao động tại nông thôn.
Hy vọng với những giải pháp đề ra trong đề tài này, có thể góp một phần nào nâng cao hiệu quả QLNN về việc làm đối với LĐNT và tăng cường giải quyết vấn đề thất nghiệp, thiếu việc làm tại khu vực nông thôn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lam Anh (2020), "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn: Tạo việc làm, tăng thu nhập", website tiengiang.gov.vn
2. Hoàng Tú Anh (2012), "Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Hòa Vang thành phố Đà Nẵng”, Luận văn thạc sĩ, Đại học Đà Nẵng
3. Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X (2008), Nghị quyết số 26- NQ/TW.
4. Bộ luật Lao động của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2012), Hà Nội.
5. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, “Báo cáo hàng năm về lĩnh vực quản lý lao động ngoài nước 2015 - 2018”, Hà Nội.
6. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2018), “Báo cáo tổng kết thi hành luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2017”, Hà Nội.
7. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2012), “Báo cáo tổng kết thi hành Luật Việc làm”, Hà Nội.
8. Bộ Lao động – Thương binh và xã hội năm (2018), “Báo cáo tổng kết công tác thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội”, Hà Nội.
9. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, “Điều tra Lao động Việc làm các năm 2012 đến 2018”, Hà Nội.
10. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2011), "Hoàn thiện chiến lược việc làm Việt Nam 2011-2020", Hà Nội
11. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, “Thông tư số 54/2009/TT- BNNTNT ngày 21-8-2009”, Hà Nội.
12. Chính phủ (2009), “Quyết định số 1956/QĐ-TTg về việc phê duyệt đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, Hà Nội.
13. Chính phủ (2018), “Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết T.Ư 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn”, Hà Nội
14. Cục thống kê tỉnh Tiền Giang (2019), "Tình hình kinh tế - xã hội
tỉnh Tiền Giang năm 2018", website tiengiang.gov.vn
15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), “Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX”, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), “Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI”, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
17. Nguyễn Hữu Dũng (2004), “Giải quyết vấn đề lao động và việc làm trong quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá nông thôn”, Tạp chí Lao động - Xã hội, số 247
18. Bùi Quang Dũng (2010),"Lao động và việc làm nông thôn", Báo cáo thường niên, Viện Xã hội học
19. Lương Mạnh Đông (2008), "Giải pháp chủ yếu nhằm đáp ứng nhu cầu việc làm của lao động nông thôn huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên”, luận văn Thạc sĩ , trường Đại học Thái Nguyên
20. Phạm Mạnh Hà (2013), “Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tỉnh Ninh Bình trong thời quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa”, Luận án tiến sĩ, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
21. Học viện hành chính quốc gia (2012), “Giáo trình Lý luận hành chính Nhà nước”, Hà Nội.
22. Nguyễn Thị Kim Hồng (2013), "Nghiên cứu một số giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội". Luận văn Thạc sĩ, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
23. Khánh Linh (2019), “Đào tạo nghề lao động nông thôn góp phần tái cơ cấu nông nghiệp”, Website/http://thoibaotaichinhvietnam.vn/
24. Nguyễn Thị Linh (2007), “Thực trạng và một số giải pháp nhằm tạo việc làm cho người lao động nông thôn thành phố Thái Nguyên”, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Thái Nguyên.
25. Hoàng Mạnh (2019), “Các cuộc ngừng việc, đình công trong toàn quốc giảm 35 %”, Website/dantri.com.vn
26. Ngân Hàng Chính sách Xã hội Việt Nam, “Báo cáo thường niên 2015 – 2018”, Hà Nội
27. Chu Tiến Quang (2001), “Việc làm ở nông thôn - Thực trạng và
giải pháp”. Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội.
28. Dương Ngọc Thành và Nguyễn Minh Hiếu, "Thực trạng lao động và việc làm nông thôn việt nam", Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ.
29. Nguyễn Thị Thơm, Phí Thị Hằng (2009), “Giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa”, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
30. An Phong (2020), "Để ngành nghề nông thôn phát triển bền vững", website baoquangtri.vn
31. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Trị (2020), "Báo cáo tổng kết công tác năm 2019, triển khai nhiệm vụ và công tác lao động, người có công và xã hội năm 2020 Tỉnh Quảng Trị", Quảng Trị
32. Hữu Tâm (2020), "Kết quả đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài trên địa bàn tỉnh Tiền Giang", website/tiengiang.gov.vn
33. Văn Thảo (2019), "Nhiều hoạt động hỗ trợ, đào tạo nghề cho nông dân", website baoapbac.vn
34. Tổng Cục Thống kê (2018), “Báo cáo lao động việc làm quý 2 2018”, website gso.gov.vn.
35. Tổng Cục Thống kê (2017), “Niên giám thống kê năm 2016”, NXB Thống kê, Hà Nội.
36. Tổng Cục Thống kê (2018), “Niên giám thống kê năm 2017”, NXB Thống kê, Hà Nội.
37. Tổng Cục Thống kê (2019), “Niên giám thống kê năm 2018”, NXB Thống kê, Hà Nội.
38. Nguyễn Thị Hải Vân (2012), “Tác động của đô thị hóa đối với lao động việc làm ở nông thôn ngoại thành Hà Nội”, Luận văn thạc sĩ, Viện khoa học xã hội Việt Nam
39. Ủy ban Dân tộc (2017), “Tổng quan thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số”, Hà Nội
40. Nguyễn Cửu Việt (2008), “Giáo trình Luật Hành Chính”, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội
1