1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về việc làm đối với lao động
1.4.1. Yếu tố chính trị
Hệ thống chính trị trong xã hội có ảnh hưởng to lớn tới mọi tổ chức trong xã hội và các nhà quản lý phải quan tâm tới điều này. Môi trường chính trị bao gồm: môi trường chính trị trong nước và môi trường chính trị quốc tế.
Môi trường chính trị trong nước là thuật ngữ nhằm nhấn mạnh đến phạm
31
vi nội bộ quốc gia của các yếu tố môi trường chính trị. Một hệ thống chính trị gồm ba bộ phận hợp thành là Đảng, Nhà nước và tổ chức Chính trị - Xã hội.
Thành phần quan trọng của môi trường chính trị trong nước chính là hệ thống thể chế chứa đựng các văn bản quy phạm pháp luật xác định vị trí, vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn của chính Đảng, Nhà nước và tổ chức Xã hội trong mối quan hệ lẫn nhau giữa ba bộ phận này. Môi trường chính trị trong nước còn hàm chứa cả những tập quán truyền thống, văn hóa chính trị, ý thức công dân...
Môi trường chính trị quốc tế là các yếu tố phát sinh từ mối quan hệ giữa các quốc gia trong trào lưu toàn cầu hóa. Môi trường chính trị quốc tế đang dần trở nên quan trọng trong bối cảnh hội nhập sâu rộng ở nhiều quốc gia.
Môi trường chính trị quốc tế bao gồm các yếu tố sau:
- Sự ổn định hay phức tạp trong quan hệ giữa các quốc gia.
- Quan hệ kinh tế, chính trị bình đẳng, hữu nghị và hợp tác.
- Các quan hệ văn hóa, sắc tộc, tôn giáo...
- Nền tự do, dân chủ xã hội dân sự.
Các yếu tố của môi trường chính trị quốc tế có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hệ thống chính trị trong một quốc gia. Ảnh hưởng trực tiếp thông qua sự thay đổi thể chế pháp luật của mỗi nước cho phù hợp với luật chơi chung được quốc tế thừa nhận. Ảnh hưởng gián tiếp thông qua sự thay đổi nhận thức của cán bộ, công chức và công dân về các mối quan hệ cơ bản với Nhà nước, chính Đảng từ việc so sánh nội tình chính trị của các quốc gia khác.
Vì thế, môi trường chính trị quốc tế và trong nước ngày càng gắn bó chặt chẽ hơn, tác động qua lại sâu sắc hơn với những ranh giới đang dần bị xóa bỏ.
Xu thế toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng, một yếu tố của môi trường chính trị quốc tế cũng có thể ảnh hưởng đến hoạt động QLNN tại Việt Nam, đặt ra nhiều vấn đề mới (ô nhiễm môi trường, hiệu ứng nhà kính...), phức tạp hóa nhiều vấn đề cũ cho hoạt động QLNN (ngoại giao, kinh tế đối ngoại, quốc phòng, chính trị...), tác động đến tập quán chính trị - pháp lý, thế giới quan, nhân
32
sinh quan, tâm lý của công dân thông qua sự so sánh với công dân các quốc gia khác.
Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta chủ trương mở rộng quan hệ hữu nghị hòa bình với tất cả các nước trên thế giới, không phân biệt chế độ chính trị, trình độ phát triển, giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ... Do đó, công tác QLNN về giải quyết việc làm nói chung và giải quyết việc làm cho LĐNT nói riêng có nhiều thuận lợi hơn. Hội nhập kinh tế quốc tế đồng nghĩa với việc có nhiều cơ hội cho người dân được có việc làm như với ưu thế nguồn lao động rẻ, nước ta có thể xuất khẩu lao động qua nước ngoài, vừa giải quyết việc làm cho người dân vừa tăng nguồn ngoại tệ phát triển đất nước. Đồng thời, với nhiều chính sách ưu đãi, chúng ta có thể thu hút được nhiều doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Việt Nam.