3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về việc làm đối vớ
3.2.2. Tổ chức, hướng dẫn thi hành chính sách về việc làm, tuyên truyền, phổ
phổ biến pháp luật việc làm và giáo dục, truyền thông về chính sách việc làm
3.2.2.1. Nội dung
Để nâng cao hiệu quả và khắc phục những hạn chế trong công tác hướng dẫn và tổ chức thực hiện, tuyên truyền, phổ biến pháp luật việc làm cũng giáo dục, truyền thông về chính sách việc làm còn tồn tại, cần thực hiện các nội dung cụ thể sau:
-Tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện các chương trình, đề án nhằm đẩy mạnh hỗ trợ tạo việc làm cho người lao động như: Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm qua các giai đoạn, Chương trình mục tiêu giáo dục
99
nghề nghiệp - việc làm và an toàn lao động giai đoạn 2016-2020; Đề án xác định thiệt hại, thực hiện bồi thường, hỗ trợ; khôi phục sản xuất và đảm bảo an sinh xã hội cho người dân bị ảnh hưởng do sự cố môi trường ...
-Triển khai đồng bộ các nội dung về công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, đây là một bước đi quan trọng góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và đảm bảo việc làm bền vững, ổn định với thu nhập cao hơn cho lao động nông nghiệp, cụ thể: phát triển kinh tế hộ gia đình theo hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, tiềm năng, đặc biệt khuyến khích phát triển trang trại, khôi phục, mở rộng và phát triển các làng nghề, các nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống sản xuất hàng tiêu dùng, hàng thủ công mỹ nghệ phục vụ trong nước và xuất khẩu; hình thành những vùng chuyên canh nông nghiệp cung cấp nguyên liệu với quy mô lớn, gắn sản xuất nông nghiệp với công nghiệp chế biến và dịch vụ phục vụ sản xuất hình thành một dây chuyền sản xuất kinh doanh nông nghiệp; ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ sạch đảm bảo phát triển bền vững; phát triển các cụm công nghiệp nhỏ ở khu vực nông thôn để thu hút lao động nông nghiệp chuyển sang khu vực phi nông nghiệp.
-Thực hiện có hiệu quả dự án vay vốn giải quyết việc làm từ Quỹ Quốc gia về việc làm tại cấp địa phương, thông qua việc đổi mới cơ chế quản lý, điều hành trong giai đoạn tới sẽ đảm bảo đáp ứng nhu cầu vay vốn tạo việc làm ngày càng lớn của người lao động, trong đó ưu tiên cho vay tạo việc làm ở khu vực phi kết cấu, đặc biệt là lao động thanh niên. Với những đóng góp tích cực từ Quỹ Quốc gia về việc làm trong thời gian qua cho thấy tạo việc làm cho người lao động thông qua dự án vay vốn tạo việc làm là một trong những hướng tạo việc làm chủ đạo.
-Đẩy mạnh hoạt động đưa lao động nông thôn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, ổn định các thị trường hiện có và mở rộng thị trường nhận lao động Việt Nam sang các khu vực, các nước phù hợp với trình độ, kỹ năng của
100
lao động nông thôn Việt Nam đồng thời chú trọng tăng số lượng và nâng cao chất lượng lao động nông thôn nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trường lao động nước ngoài, tạo sự tin tưởng cho nước bạn. Quan tâm đào tạo nghề, giáo dục định hướng, rèn luyện ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp… cho lao động nông thôn.
- Hỗ trợ phát triển thị trường lao động nông thôn nhằm đẩy mạnh phát triển thị trường lao động nông thôn Việt Nam đáp ứng nhu cầu phát triển nông thôn trong bối cảnh hội nhập, cụ thể: Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động nhằm phổ biến thông tin cho người lao động và người sử dụng lao động ở nông thôn, xây dựng cơ sở dữ liệu về thị trường lao động. Nâng cao hiệu quả hoạt động giao dịch việc làm trên thị trường thông qua việc quy hoạch tổng thể hệ thống Trung tâm giới thiệu việc làm, đầu tư nâng cao năng lực các Trung tâm trong việc tổ chức sàn giao dịch việc làm định kỳ, thường xuyên, tổ chức các điểm giao dịch vệ tinh tại các vùng nông thôn, vùng xa, xây dựng 3 Trung tâm khu vực ở 3 vùng kinh tế trọng điểm đạt tiêu chuẩn khu vực, tiến tới kết nối hoạt động giao dịch việc làm trên phạm vi toàn quốc, tạo cơ hội cho mọi lao động, trong đó có lao động nông thôn tiếp cận với thông tin thị trường lao động, có cơ hội tìm kiếm việc làm phù hợp với khả năng và nguyện vọng của bản thân.
- Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật nói chung, pháp luật về việc làm cho LĐNT, đảm bảo chính sách pháp luật của Nhà nước thực sự đi vào cuộc sống. Chủ động tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật về việc làm thông qua nhiều biện pháp khác nhau, nâng cao nhận thức của người lao động và xã hội về vấn đề việc làm và thu nhập.
- Xây dựng các cổng thông tin điện tử về việc làm, với nhiều nội dung liên quan thông tin, chủ trương, chính sách của Nhà nước về lao động, việc làm, bảo hiểm thất nghiệp, quản lý lao động; thông tin TTLĐ tại các địa phương trên cả nước, tình hình chung về lao động, việc làm, nhu cầu việc làm của người lao
101 động, nhu cầu lao động của doanh nghiệp.
- Tổ chức các Hội nghị, hội thảo tuyên truyền về lao động, việc làm, nhất là các Hội nghị tuyên truyền về chính sách việc làm, các cuộc thi tìm hiểu chính sách việc làm kết hợp tư vấn, giới thiệu việc làm giỏi;
- Thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng: các báo đài, kênh truyền hình của Trung ương, địa phương về chính sách việc làm, bảo hiểm thất nghiệp...; xuất bản các ấn phẩm, tờ rơi, sách tìm hiểu, hỏi đáp về chính sách việc làm ...
- Giáo dục trong nhà trường phổ thông, nhất là những năm của cấp THPT, giáo dục trong các trường cao đẳng và đại học, cũng như hoạt động truyền thông cần giúp cho người lao động nhận thức đúng vấn đề lao động và việc làm. Điều này có nghĩa là họ chọn những nghề nào, công việc nào cho bản thân mình cần xuất phát từ các tiêu chí cơ bản sau: Năng lực thực tế của bản thân; yêu cầu của nghề, của công việc và nhu cầu thực tế của xã hội. Chỉ khi nào kết hợp được các tiêu chí trên thì việc xác định nghề và công việc của người lao động mới có hiệu quả.
- Thành lập các trung tâm, các điểm giới thiệu việc làm, cung cấp việc làm tạm thời, việc làm bán thời gian ở cửa ngõ các thành phố, đô thị lớn để giới thiệu, cung ứng trọn gói, miễn phí việc làm bán thời gian, việc làm tạm thời cho LĐNT nhằm khắc phục tính tự phát của các "chợ" lao động ở một số khu vực. Đối với các thành phố, khu công nghiệp tập trung, vùng kinh tế trọng điểm, thành lập các trung tâm, văn phòng giới thiệu việc làm đến cấp quận và có chi nhánh đến cấp phường; các trung tâm ở các trường Đại học, Cao đẳng và Dạy nghề quy mô lớn. Đối với các vùng nông thôn, vùng kinh tế chậm phát triển có thể thành lập trung tâm, văn phòng giới thiệu việc làm đến cấp tỉnh và một số thị xã…
- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin TTLĐ quốc gia và nối mạng, trước hết ở các thành phố lớn, khu công nghiệp tập trung, vùng kinh tế trọng
102 điểm, cho xuất khẩu lao động.
3.2.2.2. Điều kiện thực hiện
- Thực hiện triệt để cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho người LĐNT tiếp cận với TTLĐ, có cơ hội tạo việc làm, tự tạo việc làm thông qua việc đơn giản hóa các thủ tục, hồ sơ vay. Bổ sung nguồn vốn cho vay vào ngân hàng chính sách và chỉ dành riêng cho người lao động vay (có quy chế riêng) để người lao động tạo việc làm. Hỗ trợ người lao động vay vốn khi có những dự án khả thi.
- Nhà nước sắp xếp, bố trí các cơ sở đào tạo nghề miễn phí cho người lao động. Cần mở các chương trình đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ tay nghề và chuyên môn. Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức mọi mặt cho người lao động, tăng cường nhiều hơn nữa các chế độ đãi ngộ, chính sách, môi trường làm việc. Đưa công tác đào tạo gắn liền với công việc của từng doanh nghiệp, tăng cường các trung tâm đào tạo nghề. Đồng thời, có cơ chế đặc biệt dành cho con em người dân tộc thiểu số được học tập, đào tạo nghề.
- Các cấp từ Trung ương đến địa phương có nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của giáo dục và đào tạo trong việc nâng cao dân trí cho người dân và đào tạo nghề cho LĐNT; Coi việc nâng cao trình độ cho lao động nông nghiệp là trọng tâm mũi nhọn nhằm tháo gỡ những khó khăn trong sản xuất nông nghiệp. Xác định việc đào tạo nghề cho LĐNT cần đổi mới một cách có hiệu quả thiết thực, theo kịp bước tiến của khoa học công nghệ và phải gắn với thực tiễn sản xuất của địa phương để nông dân vừa có thể học nghề, vừa có thể áp dụng ngay vào sản xuất canh tác. Ngoài ra, cần có những chính sách tích cực trong việc giới thiệu việc làm cho lao động đã qua đào tạo, tìm đầu ra cho sản phẩm để những người đã tham gia đào tạo nghề tích cực phát triển sản xuất, tạo việc làm cho bản thân và cho ngước khác.
3.2.2.3. Lợi ích
- Thực hiện hiệu quả công tác hỗ trợ tạo việc làm thông qua các chương
103
trình, Đề án sẽ tạo điều kiện để LĐNT có cơ hội có được việc làm ổn định, nâng cao thu nhập. Ngoài ra, khi có đủ năng lực LĐNT chủ động tạo việc làm cho bản thân và người lao động khác.
-Triển khai đồng bộ các nội dung về công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn tạo động lực phát triển kinh tế hộ gia đình, làng nghề,... góp phần chuyển đổi cơ cấu lao động nông nghiệp từ khu vực nông nghiệp sang phi nông nghiệp. Bên cạnh đó, còn phát triển được nông nghiệp có ứng dụng công nghệ cao mang tới sự phát triển bền vững.
-Thực hiện có hiệu quả dự án vay vốn giải quyết việc làm từ Quỹ Quốc gia về việc làm tại cấp địa phương thông qua nhiều nội dung, giúp LĐNT mạnh dạn trong việc làm kinh tế, có cơ hội làm giàu cho bản thân, gia đình và giúp ích cho xã hội.
- Chương trình hỗ trợ cho lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng sẽ giúp LĐNT “bứt phá” về mặt thu nhập, đồng thời học được nhiều kinh nghiệm, kỹ năng, tác phong kỷ luật,... sau khi có thời gian làm việc tại nước ngoài. Những người lao động đi làm việc ở nước ngoài sau khi trở về với kiến thức, vốn, kinh nghiệm và tác phong công nghiệp sẽ tạo thuận lợi cho giải quyết việc làm phi nông nghiệp.
- Thị trường lao động nông thôn phát triển tạo nhiều cơ hội việc làm cho LĐNT. Thông qua hệ thống thông tin thị trường lao động, cổng thông tin điện tử việc làm thì giao dịch việc làm thị trường lao động nông thôn sẽ thay đổi theo hướng tích cực, năng động để người LĐNT tìm kiếm được việc làm phù hợp với bản thân.
- Công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật nói chung, pháp luật về việc làm thông qua các kênh truyền thông, các hội nghị,... cho LĐNT được đẩy mạnh giúp LĐNT nắm bắt được quyền lợi, nghĩa vụ của mình khi tham gia thị trường lao động, đảm bảo chính sách pháp luật của Nhà nước thực sự đi vào cuộc sống. Qua đó, nâng cao nhận thức của người lao động và xã hội về
104 vấn đề việc làm và thu nhập.
- Tổ chức các Trung tâm, điểm giới thiệu việc làm và định hướng sớm việc làm cho LĐNT thông qua công tác hướng nghiệp tạo điều kiện để phân bổ hiệu quả nguồn nhân lực. Qua đó LĐNT xác định được đúng nghề nghiệp mà bản thân mình yêu thích. Ngoài ra, với nhóm lao động tự do được tiếp cận nhiều thông tin việc làm thông qua các Trung tâm, điểm giới thiệu việc làm, tránh được tình trạng phải tham gia các “chợ lao động” tự phát.