1.5. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về việc làm đối với lao động nông thôn ở
1.5.2. Tỉnh Tiền Giang
Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, tỉnh Tiền Giang luôn xác định giải quyết việc làm cho lao động nông thôn là một nội dung quan trọng trong vấn đề phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Cơ cấu ngành nghề nông thôn những năm qua có sự chuyển dịch tích cực, đặc biệt cơ cấu trong nội bộ các nhóm ngành nghề có bước thay đổi đáng kể theo hướng phát huy các lợi thế của tỉnh. Tạo việc làm thường xuyên, việc làm mới cho người lao động, nâng cao thu nhập và đời sống của người dân, gia tăng tích luỹ cho nền kinh tế, thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa khu vực nông nghiệp nông thôn. Năm 2016, tỉnh đã đề ra mục tiêu đến năm 2020 tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo thuộc ngành nghề nông thôn lên 48%. Qua đó, tạo điều kiện cho LĐNT nâng cao trình độ, cải thiện thu nhập và làm giàu cho bản thân và gia đình.
Trong năm 2018, giới thiệu việc làm cho 25.772 lượt lao động (đạt 137,2% kế hoạch), trong đó: nữ 13.891 lượt lao động (chiếm 53,9%); có 1.784 lao động có được việc làm ổn định; có 203 lao động
42
đi làm việc ở nước ngoài; có 14.411 người đăng ký bảo hiểm thất nghiệp, trong đó có 14.499 người đã có quyết định hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp với tổng số tiền chi trả trên 175,7 tỷ đồng. Tổ chức 20 phiên giao dịch việc làm với 59 lượt doanh nghiệp tham gia tuyển dụng với nhu cầu tuyển dụng là 8.483 lao động, thu hút 1.079 lượt lao động tham gia trực tiếp và hàng ngàn lượt tham gia gián tiếp qua website của Trung tâm dịch vụ việc làm.[14]
Từ năm 2010 - 2019, tỉnh đã hỗ trợ đào tạo cho 60.825 lao động nông thôn, trong đó 13.455 lao động thuộc diện hộ nghèo. Qua kết quả khảo sát, đánh giá có 85% lao động nông thôn có việc làm sau khi tốt nghiệp lớp học nghề, thu nhập tăng thêm với mức khoảng 600.000 đồng/tháng/hộ đối với lao động học kỹ thuật nông nghiệp, 1,5 triệu đồng/tháng/lao động đối với lao động học nghề phi nông nghiệp. [1] Tính riêng trong “Giai đoạn 2016 - 2018, tỉnh Tiền Giang cũng đã hỗ trợ dạy nghề cho hơn 12.500 lao động nông thôn, mở 87 lớp dạy nghề ở 21 xã xây dựng nông thôn mới”. [33]
Để đạt được những kết quả trên, các cấp chính quyền tỉnh Tiền Giang đã thực hiện nhiều biện pháp triển khai thực hiện công tác QLNN về việc làm nói chung và QLNN về việc làm đối với LĐTN nói riêng. Cụ thể như sau:
- Ổn định quy mô dân số, phát triển dân số phải căn cứ và xuất phát từ sự phát triển kinh tế và khả năng tạo việc làm.
- Tập trung phát triển Kinh tế - Xã hội tạo nhiều việc làm mới cho người lao động tại khu vực nông thôn; Chuyển dịch cơ cấu kinh tế lao động nông thôn theo hướng hiện đại hóa, tập trung vào lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ.
- Tập trung phát triển cơ sở hạ tầng, gắn liền với việc cải cách thủ tục hành chính, có nhiều cơ chế chính sách thông thoáng khuyến khích thu hút vốn đầu tư nước ngoài, phát triển kinh tế đầu tư sản xuất, đồng thời, xúc tiến
43
đẩy nhanh tiến độ dạy nghề gắn với nhu cầu của thị trường trong và ngoài tỉnh, tăng cường xuất khẩu lao động. Đặc biệt, từ Năm 2018, tỉnh Tiền Giang đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách về đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, trong đó có Quyết định số 21/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh ban hành ngày 26/10/2018 về quy định cho vay đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Theo đó, người lao động đi làm việc ở nước ngoài được vay vốn tín chấp tối đa 100% chi phí theo hợp đồng. Chủ trương được ban hành cho thấy sự quyết tâm của tỉnh trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động tham gia đi làm việc ở nước ngoài. Qua đó, đẩy mạnh xuất khẩu lao động tới các nước phát triển với số lượng người lao động tham gia ngày càng tăng, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập. Theo đánh giá, mức tăng thu nhập trung bình trong 3 năm cho người đi lao động ở nước ngoài có thể tích lũy được từ 500 - 700 triệu đồng, bình quân thu nhập tăng từ 5 đến 10 lần so với thu nhập làm việc trong nước.[32]
- Thực hiện mạnh mẽ nhiệm vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới; Thực hiện đăng ký nông thôn mới tại các địa phương trong tỉnh, tập trung đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo, đảm bảo đào tạo người lao động vừa có chuyên môn, vừa có kỹ năng phù hợp với nhu cầu thị trường lao động nhằm huy động và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực ở nông thôn; hướng dẫn người nông dân có kiến thức cơ bản, kỹ năng tối thiểu và thái độ nghề nghiệp cần thiết, giúp họ có việc làm, ổn định thu nhập; tăng cường công tác tuyên truyền về mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp thông qua các đoàn thể như Hội Nông dân, Hội Liên hiệp phụ nữ.
- Định kỳ thực hiện công tác giám sát, đánh giá, kiểm tra, quá trình thực hiện chính sách hỗ trợ, tạo việc làm cho LĐNT. Qua đó, làm hạn chế vấn đề tiêu
44
cực, trục lợi chính sách, đồng thời phát hiện những tồn tại để kiến nghị sửa đổi, bổ sung kịp thời.