Xây dựng chính sách, pháp luật về việc làm cho lao động nông thôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về việc làm đối với lao động nông thôn tại việt nam (Trang 69 - 85)

2.3. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về việc làm đối với lao động nông

2.3.1. Xây dựng chính sách, pháp luật về việc làm cho lao động nông thôn

Việc xây dựng Chiến lược việc làm luôn là một trong những nội dung quan trọng mang tính chất định hướng của QLNN về việc làm. Chiến lược việc làm tại Việt Nam trong từng giai đoạn (2001 – 2010, 2011 - 2020 là sự cụ thể hoá những chủ trương, định hướng của Chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong lĩnh vực việc làm, đồng thời hướng tới thực hiện các mục tiêu về việc làm bền vững cũng như các tiêu chuẩn về việc làm theo khuyến nghị của Tổ chức lao động quốc tế, do đó các mục tiêu của Chiến lược việc làm đều thể hiện sự nhất quán với Chiến lược phát triển kinh tế xã hội và hướng tới các mục tiêu về việc làm đầy đủ, năng suất và bền vững cho tất cả mọi người, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ. Điều này được thể hiện rõ ở mục tiêu chính mà Chiến lược hướng đến, đó là thúc đẩy việc làm bền vững cho mọi người, cải thiện thu nhập, giảm nghèo và góp phần duy trì ổn định xã hội và cũng là định hướng cơ bản để nâng cao hiệu quả QLNN về việc làm.

Trong 10 năm thực hiện Chiến lược việc làm giai đoạn 2001 – 2010 và

62

đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế và giải quyết việc làm nhưng vẫn phải đối mặt với những thách thức về TTLĐ cũng như đảm bảo hài hoà giữa tạo việc làm, phát triển kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô. Đầu những năm 2012, việc làm vẫn là vấn đề bức xúc, quy mô lực lượng lao động tiếp tục tăng (bình quân khoảng 700 nghìn lao động/năm) gây sức ép về tạo việc làm cho người lao động; chất lượng nguồn lao động còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu của phát triển kinh tế; phần đông lao động Việt Nam vẫn làm việc chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp (48,7%) với năng suất thấp, do đó việc đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng phi nông nghiệp, phấn đấu đến năm 2020 cơ bản là nước công nghiệp theo hướng hiện đại (tỷ trọng lao động nông nghiệp chiếm khoảng 30%) thực sự là một thách thức lớn.

Chiến lược việc làm giai đoạn 2011-2020 đã góp phần thực hiện tốt Chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011-2020 và là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các Bộ, ngành, là trách nhiệm chung của doanh nghiệp và bản thân người lao động. Các chính sách pháp luật về việc làm đã được hoàn thiện; Bộ Luật lao động, Luật Việc làm đã được tập trung sửa đổi, bổ sung làm theo hướng bao phủ và điều chỉnh các vấn đề liên quan đến việc làm, TTLĐ; hoàn thiện cơ chế điều chỉnh tiền lương; cải cách thể chế TTLĐ theo hướng an ninh và linh hoạt.

Bảng 2.9. Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên phân theo thành thị và nông thôn từ 2014 – 2018 Đơn vị: Nghìn người Năm 2015 2016 2017 2018 Thành Thị 16.910,9 17.449,9 17.647,3 18.071,8 Nông Thôn 37.073,3 36.995,4 37.176,5 37.282,4 Tổng 53.984,2 54.445,3 54.823,8 55.354,2

Nguồn: Tổng Cục Thống kê - Niên giám thống kê năm 2018 [37]

Trong giai đoạn 2015-2018, qui mô lực lượng lao động tăng từ 53,9 triệu người năm 2015 lên khoảng 55,35 triệu người năm 2018. Trong đó qui mô lực lượng lao động nông thôn là 37,27 triệu người năm 2015, có giảm xuống năm

63

2016, tăng nhẹ trở lại năm 2017 và đạt 37,28 triệu người năm 2018. Nguyên nhân của việc thay đổi qui mô lực lượng lao động nông thôn ở trên là do tác động của sự già hóa dân số và việc chuyển dịch cơ cấu từ lao động nông thôn sang các ngành lao động hiện đại đòi hỏi trình độ cao tập trung tại các khu vực thành thị. Bằng chứng rõ nhất của quá trình này chính là việc qui mô lực lượng lao động tại khu vực thành thị tăng từ 16,91 triệu người năm 2015 lên 18,07 triệu người năm 2018.

Bảng 2.10. Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi phân theo thành thị, nông thôn

Đơn vị tính: Phần trăm

Năm 2015 2016 2017 2018

Thành Thị 3.37 3.23 3.18 3.10

Nông Thôn 1.82 1.84 1.78 1.73

Cả Nước 2.33 2.30 2.24 2.19

Nguồn: Tổng Cục Thống kê - Niên giám thống kê năm 2018 [37]

Tỷ lệ thất nghiệp chung luôn ở mức thấp, chỉ dao động ở mức 2,19- 2,33%; tỷ lệ thất nghiệp nông thôn giảm từ 1,82% năm 2015 giảm còn 1,73% năm 2018. Tỷ lệ thiếu việc làm giảm từ 1.89% năm 2015 xuống 1,4% năm 2018. Tỷ trọng lao động trong nông nghiệp giảm nhẹ từ 57,6% năm 2015 xuống còn 57,3% năm 2018.

Bảng 2.11. Tỷ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động trong độ tuổi phân theo thành thị và nông thôn

Đơn vị tính: Phần trăm

Năm 2015 2016 2017 2018

Thành Thị 0,84 0,73 0,84 0,65

Nông Thôn 2,39 2,12 2,07 1,78

Cả nước 1,89 1,66 1,66 1,4

Nguồn: Tổng Cục Thống kê - Niên giám thống kê năm 2018 [37]

64

Ngoài ra, cơ cấu lao động dịch chuyển theo hướng tích cực, giảm tỷ trọng lao động trong nông nghiệp (từ 57,6% năm 2015 xuống còn 57,5% năm 2016, 57,3% trong năm 2018), tăng tỷ trọng lao động làm công nghiệp và dịch vụ; tỷ trọng lao động trong khu vực có QHLĐ tăng nhanh (từ 35% năm 2011 lên gần 43% năm 2017 và 43,80% trong Quý 2/2018). [34]

Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đạt được vẫn còn tồn tại một số vấn đề nhất định cụ thể:

Cơ cấu việc làm còn lạc hậu. Trong 10 năm qua, tỷ lệ lao động giản đơn chỉ giảm 3,42 điểm phần trăm, trong khi nhóm lao động có chuyên môn kỹ thuật bậc cao chỉ tăng nhẹ. Chất lượng việc làm thấp, phần lớn người lao động phải làm việc trong khu vực phi chính thức và khu vực nông nghiệp với đặc trưng là việc làm bấp bênh, thu nhập thấp và không ổn định, thời gian làm việc kéo dài, điều kiện làm việc không đảm bảo. Tỷ trọng lao động làm việc trong nông nghiệp và khu vực phi chính thức còn lớn (gần 60% tổng số lao động có việc làm năm 2018).

Chuyển dịch cơ cấu lao động còn chậm, chất lượng việc làm thấp; năng suất lao động thấp; tiền lương, tiền công cũng thấp chưa đủ để đảm bảo các chi phí nuôi gia đình (năm 2018, chỉ đạt mức bình quân 5,65 triệu đồng/tháng/người lao động làm công hưởng lương, chỉ bằng 1,36 lần lương tối thiểu Vùng 1; hơn 17% số lao động làm công hưởng lương có mức thu nhập thấp3).

Tỷ lệ thất nghiệp thanh niên cao (gấp 3 lần so với tỷ lệ thất nghiệp chung), tình trạng người có trình độ cao (tốt nghiệp cao đẳng, đại học) không tìm được việc làm còn lớn hoặc phải làm việc không đúng ngành/nghề được đào tạo, cho thấy đào tạo chưa đáp ứng nhu cầu thị trường.

Hệ thống dịch vụ việc làm và thông tin TTLĐ còn hạn chế về khả năng tư vấn, giới thiệu việc làm và cung cấp thông tin về cung - cầu lao động; hoạt động của các trung tâm chưa đồng bộ, chưa có sự gắn kết trở thành một hệ thống kết

3

Là mức lương thấp hơn 2/3 mức thu nhập trung vị.

65

nối trên phạm vi toàn quốc; việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dịch vụ việc làm còn hạn chế; tần suất, phạm vi các hoạt động giao dịch việc làm còn hạn chế trong vươn tới khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

Mục tiêu xây dựng QHLĐ hài hòa còn khó khăn, thiếu cơ sở vững chắc để xây dựng QHLĐ lành mạnh và bền vững. Số lượng các vụ đình công đã giảm, “năm 2018 là số lượng các cuộc ngừng việc, đình công đều giảm tại 3 vùng so với năm 2017. Theo đó, khu vực miền nam giảm 84 cuộc (khoảng 39,81%) so với năm 2017, miền Bắc giảm 29 cuộc, tương đương 27,88% so với năm 2017, miền Trung giảm 2 cuộc, (14,28%) so với năm 2017” [25] và 100% số cuộc đình công xảy ra đều không do công đoàn tổ chức và lãnh đạo, không qua trình tự thủ tục pháp luật quy định; tỷ lệ doanh nghiệp ký kết thỏa ước lao động tập thể vẫn còn thấp (21% số doanh nghiệp sử dụng từ 10 lao động trở lên và chiếm 53% số doanh có tổ chức công đoàn năm 2017); nhiều doanh nghiệp không thực hiện quy trình thương lượng tập thể, đa số các bản thỏa ước lao động tập thể đều mang tính hình thức, chưa đóng vai trò công cụ để xây dựng QHLĐ lành mạnh như vai trò vốn có của nó.

Chất lượng lao động đưa đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài còn hạn chế (ngoại ngữ và tay nghề yếu; ý thức tuân thủ pháp luật, tuân thủ các cam kết trong hợp đồng thấp) và đa số người lao động đi nước ngoài không được hưởng chính sách an sinh xã hội. Hoạt động quản lý lao động người nước ngoài làm việc tại Việt Nam còn bất cập, không hiệu quả (một bộ phận lao động người nước ngoài không có giấy phép đang làm các công việc giản đơn, trái với pháp luật Việt Nam – chiếm khoảng 10% trong tổng số lao động người nước ngoài đang làm việc ở Việt Nam năm 2018).

“Mức thu nhập bình quân của người DTTS còn rất thấp - năm 2017, khoảng 1,161 triệu đồng/tháng/người, chỉ bằng 44,02% mức thu nhập tương ứng của cả nước. Với người nghèo, người DTTS nghèo (trên 40% đồng bào dân tộc thiểu số) thì mức thu nhập bình quân đầu người còn thấp hơn nữa. ” [39, tr.51]

“Tỷ lệ lao động trong nông nghiệp của đồng bào DTTS còn lớn, vẫn còn khoảng 78% lao động DTTS làm nghề nông trong khi tỷ lệ này của người Kinh/Hoa đã giảm còn khoảng 35,67% (năm 2016).” [35]

66

Do vậy, việc xây yêu cầu đặt ra trong chiến lược lao động việc làm và phát triển kỹ năng giai đoạn 2021-2030 là phải hoàn thiện thể chế TTLĐ. Đảm bảo TTLĐ được vận hành đầy đủ theo các nguyên tắc của kinh tế thị trường, theo quy luật cung cầu để lao động xã hội được phân bố và sử dụng hiệu quả. Muốn vậy, khuôn khổ luật pháp về lao động phải tạo ra sân chơi bình đẳng, loại bỏ các rào cản cho mọi hoạt động lao động, mọi doanh nghiệp và đối tác tham gia TTLĐ. Chính sách lao động việc làm và phát triển kỹ năng cũng phải được thiết kế theo hướng bao trùm, để không ai bị bỏ lại phía sau, tăng cường công bằng xã hội và phát triển bền vững. Quyền của người dân và của người lao động phải được tôn trọng và đảm bảo trong thực tế.

2.3.2. Ban hành chính sách, pháp luật về việc làm cho lao động nông thôn

Hệ thống pháp luật về lao động, việc làm một mặt thể chế hoá quyền và nghĩa vụ của người lao động trong làm việc, tự do lựa chọn việc làm, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp, bảo đảm tiền lương được thực hiện theo cơ chế thị trường (thỏa thuận, thương lượng), mặt khác bảo vệ người lao động có mức tiền lương đầy đủ theo năng suất, chất lượng công việc, song phải bảo đảm không bị rơi vào nghèo đói (không thấp hơn tiền lương tối thiểu do Nhà nước qui định). Trong những năm qua, các Luật liên quan và các văn bản dưới luật cũng được sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới để hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách về lao động, việc làm; hợp nhất một số chương trình mục tiêu để trở thành Chương trình mục tiêu Giáo dục nghề nghiệp - Việc làm và An toàn, vệ sinh lao động giai đoạn 2016-2020.

Giải quyết việc làm cho người lao động luôn là một trong những mục tiêu hàng đầu của Việt Nam xuyên suốt quá trình phát triển nhằm phát huy tối đa nội lực để phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an sinh xã hội. Do đó, công tác QLNN về việc làm là một nội dung hết sức quan trọng nhằm đảm bảo việc thực thi các quy định, chính sách về việc làm một cách hiệu quả. Các quy định về QLNN đối với LĐNT ngoài được bao gồm trong các quy định thì ở một số văn bản cũng được nêu cụ thể.

Bộ luật Lao động năm 1994 (được sửa đổi, bổ sung vào các năm 2002, 2006 và 2007), Bộ luật lao động năm 2012 đã tạo khung pháp lý cho việc thực

67

hiện quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động một cách đầy đủ, đồng thời quy định rõ vai trò quản lý Nhà nước về lao động nói chung, về việc làm nói riêng. Đặc biệt, nhằm cụ thể hoá Hiến pháp năm 2013 và thể chế hoá chủ trương, đường lối, quan điểm và định hướng xây dựng đất nước của Đảng Cộng sản Việt Nam, ngày 16/11/2013, Quốc hội khóa XIII, Kỳ họp thứ 6 đã thông qua Luật Việc làm. Đây là văn bản luật quy định đầy đủ, điều chỉnh toàn diện các quan hệ về việc làm và TTLĐ, là cơ sở pháp lý quan trọng nhằm tạo cơ hội việc làm theo hướng bền vững cho mọi lao động trong xã hội, đồng thời, lần đầu quy định rõ nội dung công tác QLNN về việc làm.

Tại Luật Việc làm năm 2013 đã quy định một mục riêng về Chính sách hỗ trợ chuyển dịch việc làm đối với người lao động động ở khu vực nông thôn bao gồm 03 Điều (từ Điều 15 đến Điều 17). Trong đó, có quy định trong việc hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động khu vực nông thôn. Theo đó, căn cứ chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Nhà nước hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động ở khu vực nông thôn. LĐNT được tham gia chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm và được hưởng các chế độ như: Hỗ trợ học nghề; Tư vấn miễn phí về chính sách, pháp luật về lao động, việc làm, học nghề; Giới thiệu việc làm miễn phí; Vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm theo quy định.

Quy định về hỗ trợ học nghề cho người lao động ở khu vực nông thôn gồm: Người lao động ở khu vực nông thôn học nghề dưới 03 tháng hoặc học nghề trình độ sơ cấp ở cơ sở đào tạo nghề được hỗ trợ chi phí học nghề theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. Đối với việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh tạo việc làm cho người lao động ở khu vực nông thôn Nhà nước hỗ trợ để phát triển sản xuất, kinh doanh, mở rộng việc làm tại chỗ cho người lao động ở khu vực nông thôn thông qua các hoạt động như: Vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm; Hỗ trợ cung cấp thông tin về thị trường tiêu thụ sản phẩm; Miễn, giảm thuế theo quy định của pháp luật về thuế.

Trên cơ sở các quy định của pháp luật về việc làm, Chính phủ cũng đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách cụ thể liên quan đến quyền có việc làm của người lao động và quyền tuyển dụng lao động của người sử dụng lao động, đảm bảo

68

hài hoà quyền lợi và nghĩa vụ của các bên trong QHLĐ. Song song với đó, Chính phủ cũng ban hành nhiều chính sách về hỗ trợ tạo và tự tạo việc làm cho người lao động, nhất là cho các nhóm lao động yếu thế; các chính sách hỗ trợ người lao động thất nghiệp nhanh chóng quay trở lại TTLĐ (chính sách bảo hiểm thất nghiệp); các chính sách về tư vấn, giới thiệu việc làm, cung ứng lao động, định hướng nghề nghiệp, thông tin dự báo TTLĐ nhằm kết nối cung cầu lao động; các chính sách bảo hiểm xã hội, an toàn vệ sinh lao động, bệnh nghề nghiệp… góp phần đẩy mạnh giải quyết việc làm cho người lao động, nâng cao thu nhập và cải thiện cuộc sống cho người dân. Cụ thể bao gồm:

- Luật an toàn, vệ sinh lao động, 84/2015/QH13 ngày 01/07/2016;

- Nghị định số 44/2016/ NĐ-CP ngày 15/05/2016 về việc quy định chi tiết một số điều của luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về việc làm đối với lao động nông thôn tại việt nam (Trang 69 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)