Đối với Sở y tế tỉnh Đắk Lắk

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực y tế tại các bệnh viện công lập trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 110 - 120)

7. Kết cấu của luận văn

3.4.3. Đối với Sở y tế tỉnh Đắk Lắk

- Cho phép mở rộng hình thức khám chữa bệnh theo yêu cầu để góp phần nâng cao năng lực chuyên môn, nâng cao y đức, tăng thu nhập cho nhân viện y tế

- Tiếp tục duy trì bền vững việc thực hiện đề án 1816 “Cử cán bộ chuyên môn luân phiên từ bệnh viện tuyến trên về hỗ trợ các bệnh viện tuyến dƣới nhằm nâng cao chất lƣợng khám, chữa bệnh”.

- Xây dựng cơ chế tuyển dụng bác sĩ phù hợp với điều kiện của tỉnh Đắk Lắk: không cần phải có hộ khẩu tại tỉnh Đắk Lắk, bác sĩ làm việc ở tuyến cơ sở chỉ qua xét tuyển mà không nhất thiết phải thi tuyện nhƣ hiện nay, hỗ trợ kinh phí đi lại, chỗ ở….

- Xây dựng chính sách tăng nguồn thu cho các bệnh viện, để “giữ chân” cán bộ và thu hút thêm đội ngũ y bác sỹ có trình độ chuyên môn về công tác tại địa phƣơng.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 3

Trong chƣơng 3, chúng tôi đã đề cập những nội dung khoa học sau:

Thứ nhất, trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội, các

chƣơng trình, đề án trọng điểm của tỉnh Đắk Lắk giai đoạn năm 2015-2020, tác giả đã nêu quan điểm định hƣớng về phát triển nguồn nhân lực y tế của tỉnh Đắk Lắk. Những quan điểm, định hƣớng này là căn cứ và cơ sở cho việc thực hiện các giải pháp phát triển nguồn nhân lực y tế của tỉnh đến năm 2020 tầm nhìn 2030.

Thứ hai, từ thực trạng quản lý nhà nƣớc về phát triển nguồn nhân lực y

tế tại tỉnh Đắk Lắk tác giả đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc về phát triển nguồn nhân lực y tế ở các bệnh viên công lập trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới.

Thứ ba, trên cơ sở phân tích đánh giá thực trạng, tác giả mạnh dạn đề

xuất kiến nghị đối với các cơ quan Nhà nƣớc và các cơ quan liên quan nhằm thực hiện tốt hơn công tác quản lý nhà nƣớc về phát triển nguồn nhân lực y tế tỉnh Đắk Lắk.

Những nội dung trên đây là những đóng góp về mặt thực tiễn của luận văn.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu cơ sở lý luận của QLNN về phát triển nguồn nhân lực y tế tại các bệnh viện công; phân tích thực trạng công tác QLNN về phát triển nguồn nhân lực y tế tại các bệnh viện công trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Bƣớc đầu, luận văn “Quản lý nhà nƣớc về phát triển nguồn nhân lực y tế tại các bệnh viện công lập trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk” xin đƣa ra một số kết luận sau:

Thứ nhất, luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về nguồn nhân lực nói

chung và nguồn nhân lực y tế nói riêng. Từ đó thấy đƣợc vai trò nguồn nhân lực nói chung, nguồn nhân lực y tế nói riêng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình tăng trƣởng và phát triển kinh tế xã hội. Hoạt động y tế với nhiệm vụ trọng tâm là chăm sóc, bảo vệ sức khỏe con ngƣời. Thông qua việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em, y tế góp phần tạo ra nguồn lực con ngƣời có thể lực tốt đáp ứng sự phát triển xã hội trong tƣơng lai. Chất lƣợng y tế đƣợc quyết định rất nhiều bởi nguồn nhân lực y tế đƣợc quyết định rất nhiều bởi nguồn nhân lực y tế, nâng cao chất lƣợng QLNN đối với nguồn nhân lực y tế là công việc rất cần thiết phải triển khai.

Thứ hai, tỉnh Đắk Lắk là một tỉnh có dân số đông nhất trong khu vực Tây

Nguyên lại có tỷ lệ cao ngƣời đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Ngành y tế tỉnh Đắk Lắk, đặc biệt là hệ thống các bệnh viện công lập có nhiệm vụ chủ yếu trong công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân tỉnh Đắk Lắk và các tỉnh lân cận. Vì thế, việc tiến hành nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực y tế tại các bệnh viện công trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk là yêu cầu cần thiết, có ý nghĩa thời sự, khoa học, cả về lý luận và thực tiễn

Thứ ba, công tác QLNN về phát triển nguồn nhân lực y tế tại các bệnh

viện công lập trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã có những bƣớc chuyển tích cực, Công tác khám chữa bệnh, khoa học kỹ thuật về y tế đã có những tiếp cận y khoa tiên tiến với các bệnh viện hạng đặc biệt của Việt Nam, các nƣớc trong khu vực Đông Nam Á, Cùng với sự phát triển của chuyên môn, công tác QLNN về phát triển nguôn nhân lực y tế cũng đang đƣợc hoàn thiện hơn, các bệnh viện công

đang từng bƣớc đẩy mạnh cải cách hành chính, góp phần nâng cao chất lƣợng công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe ngƣời dân, giúp ngƣời dân đƣợc tiếp cận nhiều dịch cụ kỹ thuật y tế cao, hiện đại.

Tuy nhiên, công tác phát triển nguồn nhân lực y tế tại các bệnh viện công trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk cũng còn bộc lộ nhiều hạn chế về: công tác đào tạo, tuyển dụng, chính sách đãi ngộ…. Mặt khác, số lƣợng bệnh nhân đến khám bệnh chữa bệnh tại các bệnh viện ngày càng tăng, tính trạng quá tải diễn ra ở nhiều bệnh viện, mô hình bệnh tật thay đổi cũng góp phần tạo áp lực làm việc cho các viên chức ngành y tế.

Thứ tư, để nâng cao hiệu quả hoạt động QLNN về phát triển nguồn nhân

lực y tế tại các bệnh viện công trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp, trong đó cần tập trung vào giải pháp đột phá nhƣ:

- Điều chỉnh, sửa đổi và ban hành bổ sung các chính sách tuyển dụng cán bộ, chế độ phụ cấp ƣu đãi dành cho viên chức ngành y tế sao cho phù hợp hơn với thực tiễn, thỏa đáng hơn với đặc thù lao động của ngành và đảm bảo đủ sức hấp dẫn để thu hút và giữ chân cán bộ yên tâm công tác trong ngành y tế nói chung và những lĩnh vực ít lợi thế.

- Đổi mới công tác tuyển dụng, sử dụng nguôn nhân lực y tế.

- Cải thiện điều kiện làm việc cho một số chuyên ngành và vùng khó khăn.

- Đẩy mạnh các hình thức đào tạo: đào tạo mới, đào tạo liên tục, đào tạo ngắn hạn.

- Nâng cao năng lực cán bộ quản lý.

Tăng cƣờng hiệu quả, hiệu lực QLNN đối với phát triển nguồn nhân lực y tế công đòi hỏi có sựu tham gia tích cực cả hệ thống chính trị, trong đó Chính phủ, các Bộ, ban ngành trung ƣơng cần ban hành các cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật nhằm tăng cƣờng quản lý ngành y tế. Tỉnh Đắk Lắk cũng cần có cơ chế, mô hình đặc thù để tạo điều kiện quản lý và phát triển nguồn nhân lực y tế công một cách ổn định và bền vững.

Luận văn này đã cố gằng góp phần làm phong phú, làm sáng tỏ cơ sở lý luận - thực tiễn về QLNN đối với công tác phát triển nguồn nhân lực y tế tại các bệnh viện công trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Các nội dung QLNN về phát triển nguồn nhân lực y tế đƣợc nêu trong luận văn này là những nội dung QLNN cơ bản, phù hợp với thực trạng ngành y tế tỉnh Đắk Lắk, Tác giả luận văn rất mong muốn nhận đƣợc sự chỉ bảo hƣớng dẫn của các thầy cô để có đƣợc nhận thức thấu đáo, đánh giá chính xác và toàn diện hơn trong lĩnh vực QLNN về phát triển nguồn nhân lực y tế./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài chính (2008), Thông tƣ 135/TT-BYT ngày 31/12/2008 của Bộ Tài chính hƣớng dẫn thực hiện Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế , văn hóa, thể thao, môi trƣờng

2. Bộ Tài chính (2005), Thông tƣ 79/2005/ TT-BTC của Bộ tài chính về mức hỗ trợ việc đào tọa, bồi dƣỡng cán bộ, công chức nhà nƣớc

3. Bộ Trƣởng Bộ Y tế (2015), Quyết định số 2992/QĐ-BYT ngày 17 tháng 07 năm 2015 của Bộ trƣởng Bộ Y tế, phê duyệt Kế hoạch phát triển nhân lực trong hệ thống khám bệnh, chữa bệnh giai đoạn 2015 - 2020

4. Bộ Trƣởng Bộ Y tế (2013), Thông tƣ 22/2013/TT-BYT ngày 09 tháng 8 năm 2013 của Bộ Trƣởng Bộ Y tế hƣớng dẫn về đào tạo liên tục cho cán bộ y tế,

5. Bộ Trƣởng Bộ Y tế (2012), Quyết định số 816/QĐ-BYT ngày 16/3/2012 phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực y tế giai đoạn 2012-2020.

6. Bộ trƣởng Bộ y tế (2011), Thông tƣ số 12/2011/TT-BYT ngày 15 tháng 3 năm 2011 của Bộ trƣởng Bộ Y tế, quy định tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch viên chức hộ sinh.

7. Bộ Y tế (2009), Nhân lực y tế Việt Nam, báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2009.

8. Bộ trƣởng Bộ y tế (2008), Quyết định số 1816/2008/QĐ-BYT ngày 26/5/2008 của Bộ trƣởng Bộ y tế về phê duyệt đề án “Cử cán bộ chuyên môn luân phiên từ bệnh viện tuyến trên về hỗ trợ các bệnh viện tuyến dƣới nhằm nâng cao chất lƣợng khám, chữa bệnh”.

9. Bộ Trƣởng bộ Y tế (2006), Chỉ thị số 06/2006/CT-BYT ngày 24/6/2006 của Bộ trƣởng Bộ Y tế, về việc tiếp tục bảo đảm chất lƣợng đào tạo nhân lực y tế.

10. Bộ Trƣởng Bộ Y tế (1997), Quy chế bệnh viện số 1895/1997/QĐ- BYT ngày 19 tháng 09 năm 1997

11. Bộ Y tế và nhóm đối tác Y tế (HPG) (2009), Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2009.

12. Bộ Y tế-Bộ Nội vụ (2007), Thông tƣ liên tịch 08/2007/TTLT-BNV ngày 5/6/2007 của Bộ Y tế- Bộ Nội vụ hƣớng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế Nhà nƣớc.

13. Bộ Trƣởng Bộ Y tế (2006), Quyết định số 15/2006/QĐ-TTg ngày 28 tháng 4 năm 2006 của Bộ trƣởng Bộ y tế về việc ban hành 03 quy định về quản lý Cán bộ, công chức trong cơ quan Bộ Y tế

14. Chính phủ (2009), Nghị định số 64/2009 NĐ-CP, ngày 30/7/2009, về chính sách đối với cán bộ, viên chức y tế công tác ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn.

15. Chính phủ (2011), Nghị định 56/2011/ NĐ-CP, ngày 4/7/2011, quy định chế độ phụ cấp ƣu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức công tác tại các cơ sở y tế công lập

16. Chính phủ (2015), Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ, quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập

17. Chính phủ, 15/10/2012, Nghị định 85/2012/NĐ-Cp về cơ chế tài chính

của đơn vị sự nghiệp y tế công lập.

18. Chính phủ (2012), Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản l ý viên chức.

19. Chính phủ (2010), Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 03 năm 2010 của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.

20. Chính phủ (2010), Nghị định Số: 06/2010/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ quy định những ngƣời là công chức.

21. Đảng cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ƣơng khóa VIII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội,

22. Đảng cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 46/NQ-TW, ngày 23/02/2005 của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.

23. Phạm Minh Hạc (2001), Nghiên cứu con ngƣời và nguồn nhân lực đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

24. Vũ Thị Minh Hạnh và cộng sự (2009), Đánh giá nguồn lực và các yếu tố kinh tế, xã hội ảnh hƣởng đối với công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ

25. Vũ Văn Hóa & Lê Văn Hƣng, Giáo trình tài chính công, Đại học kinh doanh và Công nghệ Hà nội, 2010.

26. Lê Quang Hoành và cộng sự (2006), Quản lý nguồn nhân lực y tế trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa, Viện Chiến lƣợc và Chính sách Y tế, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ

27. Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Lắk (2014), Nghị quyết 143/2014/NQ- HĐND ngày 13/12/2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Lắk khóa VII, Quy định chính sách hỗ trợ đào tạo sau đại học, điều động, luân chuyển đối với cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh Đắk Lắk

28. Phạm Ngọc Hùng chủ biên (2008), Quản lý ngân sách nhà nước, Nhà

xuất bản thống kê, Hà nội.

29. http://www.soyteđaklak.gov.vn/, 30. http://www.daklak.gov.vn..

31. Nguyễn Tuấn Hƣng (2011), khảo sát thực trạng nguồn nhân lực công lập ngành Y tế công lập toàn quốc năm 2009-2010, tạp chí Y học thực hành số 8 (778).

32. Đỗ Nguyên Phƣơng, 1996, Phát triển sự nghiệp y tế ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, NXB Y học.

33. Quốc hội (2015), Luật Tổ chức Chính phủ 2015 số 76/2015/QH13 ngày 19 tháng 06 năm 2015,

34. Quốc Hội (2010) Luật Viên chức số 58/2010/QH12

35. Quốc Hội (2008), Luật Cán bộ, Công chức số 22/2008/QH 12

36. Quốc hội (2008), Nghị quyết số 18/2008/QH 12 ngày 03 tháng 06 năm 2008 của Quốc hội về đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật xã hội hóa để nâng cao chất lƣợng chăm sóc sức khỏe nhân dân

37. Bùi Huy Quyết (2007), Hoàn thiện quản lý nhà nƣớc đối với phát triễn nguồn nhân lực y tế khu vực công tại Hà Nội, Luận văn Thạc sỹ Kinh tế trƣờng Đại Học Đà Nẵng

38. Vũ Trọng Tuấn, 2012), Quản lý nhà nƣớc về phát triển nguồn nhân lực y tế trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, Luận văn Thạc sỹ Kinh tế trƣờng Đại Học Đà Nẵng

39. Văn Đình Tấn (2012), Nguồn nhân lực trong công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa ở nƣớc ta, Nội san trƣờng Chính trị Nghệ An.

40. Võ Xuân Tiến (2010), Một số vấn đề về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, tạp chí Khoa học và Công nghệ - đại học Đà Nẵng, số 5/2010.

41. Đỗ phƣơng Thảo (2010), nghiên cứu thực trạng nhân lực y tế và hoạt động khám chữa bệnh của một số bệnh viên tuyến huyện thuộc thành phố Hà Nội 2008 – 2010, Khóa luận tốt nghiệp bác sỹ đa khoa, Đại học y Hà Nội.

41. Phí Văn Thâm-Trƣơng Việt Dũng - (2010), Phát triển nhân lực Y tế ở

tuyến tỉnh, NXB Y học.

43. Thủ Tƣớng Chính phủ (2011), Quyết định 73/2011/QĐ-TTg ngày 28 tháng 12 năm 2011 về việc quy định một số chế độ phụ cấp đặc thù đói với công chức, viên chức, ngƣời lao động trong các cơ sở y tế công lập và chế độ phụ cấp chống dịch.

44. Thủ tƣớng Chính phủ (2006), Quyết định số 153/2006/QĐ-TTg ngày 30 tháng 6 năm 2006, phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế đến năm 2010 và tầm nhìn 2020 [35].

45. Thủ tƣớng Chính phủ (2006), Quyết định số 153/2006/QĐ-TTg ngày 30/6/2006 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt nam giai đoạn đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.

46. Trƣờng Đại học Y tế công cộng (2012), Đánh giá thực trạng đào tạo nhân lực y tế Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Lê Vũ Anh là chủ nhiện.

47. Sơ y tế tỉnh Đắk Lắk, Báo cáo thống kê công tác đào tạo nguồn nhân lực y tế tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2010 -2016

48. Sơ y tế tỉnh Đắk Lắk, Báo cáo kết quả thực hiện công tác bảo vệ và CSSKND giai đoạn 2010 – 2015 định hướng 2016 – 2020

49. Sở Y tế Đắk Lắk, Báo cáo tổng kết công tác y tế và kế hoạch phát triển sự nghiệp y tế Đắk Lắk các năm 2012-2015, Sở Y tế Đắk Lắk

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực y tế tại các bệnh viện công lập trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 110 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)