Các nội dung phát triển nguồn nhân lựcy tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực y tế tại các bệnh viện công lập trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 30 - 33)

7. Kết cấu của luận văn

1.1.2.2. Các nội dung phát triển nguồn nhân lựcy tế

Phát triển nguồn nhân lực y tế bao gồm nhiều nội dung, nhiều khâu nhƣ: tuyển dụng, sử dụng, xây dựng tiêu chuẩn chức danh, sắp xếp, bố trí, bổ nhiệm, đề bạt, luân chuyển, điều động nhân lực y tế. Các nội dung, khâu, bƣớc này luôn tác động qua lại, đan xen, gắn kết với nhau.

Nội dung phát triển nguồn nhân lực y tế bao gồm:

- Kế hoạch hóa nguồn nhân lực y tế: Kế hoạch hóa nguồn nhân lực là quá trình đánh giá, xác định nhu cầu về nguồn nhân lực y tế nhằm đề ra các giải pháp phát triển nguồn nhân lực y tế, thực hiện thành công các mục tiêu về nâng cao năng lực nguồn nhân lực y tế của các cơ sở y tế và của ngành y tế nói chung.

Kế hoạch hóa nguồn nhân lực ngành y tế là một nội dung rất quan trọng trong chính sách phát triển nguồn nhân lực, bởi vì nhân lực ngành y tế không chỉ là cán bộ chuyên môn y - dƣợc mà con bao gồm cả đội ngũ kỹ sƣ, cử nhân, kỹ thuật viên và công nhân lành nghề đang tham gia phục vụ ngành y tế ở tất cả các tuyến từ Trung Ƣơng đến cơ sở.

- Tuyển dụng nguồn nhân lực: Tuyển dụng nguồn nhân lực y tế đƣợc coi là bƣớc quan trọng, quyết định chất lƣợng của nguồn nhân lực y tế. Nói cách khác, chất lƣợng của nguồn nhân y tế lực phụ thuộc rất nhiều vào chính sách tuyển dụng. Muốn thực hiện tốt công tác này cần căn cứ vào các nguyên tắc sau:

+ Xuất phát vào yêu cầu công việc mà tuyển dụng ngƣời phù hợp. + Bảo đảm tiêu chuẩn theo chức danh cần tuyển.

+ Bảo đảm tính công khai, dân chủ và bình đẳng.

- Sử dụng nguồn nhân lực: Sử dụng nhân lực y tế là việc bố trí nhân lực vào một vị trí thích hợp với năng lực chuyên môn và phẩm chất tâm lý sinh lý của họ nhằm làm cho họ phát huy đƣợc hết năng lực vốn có của bản thân cho công việc. Sau đây là nội dung các hoạt động của quy trình:

+ Xây dựng tiêu chuẩn: là việc đƣa ra những quy định khách quan cho từng vị trí, chức danh nguồn nhân lực. Tiêu chuẩn đặt ra có thể bao gồm nhiều nội dung nhƣ về trình độ, phẩm chất, giới tính, độ tuổi tùy theo yêu cầu của mỗi tổ chức.

+ Bố trí, sắp xếp nhân lực y tế: Bố trí, sắp xếp nhân lực là khâu quan trọng nhất, nó quyết định trực tiếp đến chất lƣợng và hiệu quả của công tác sử dụng nhân lực của tổ chức. Bố trí, sắp xếp nhân lực ở nƣớc ta đang đƣợc thực hiện dƣới một số hình thức cụ thể:

+ Bổ nhiệm: là quyết định xếp ngạch chính thức cho ngƣời đạt yêu cầu tập sự, ngƣời đạt trong kỳ thi nâng ngạch và công chức lãnh đạo.

+ Đề bạt: là bổ nhiệm nhân lực vào vị trí cao hơn trong thang bậc lãnh đạo, quản lý của cơ quan nhà nƣớc. Việc đề bạt cán bộ, công chức đƣợc thực hiện theo hình thức tuần tự hoặc nhảy vọt.

+ Điều động: là chuyển nhân lực từ cơ quan, đơn vị này sang việc ở một cơ quan, đơn vị khác. Mục đích của việc điều động là nhằm bổ sung số lƣợng và chất lƣợng đội ngũ cho cơ quan đơn vị khác những cơ quan, đơn vị này hoàn thiện tốt nhiệm vụ.

+ Biệt phái: là đến làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khác trong một thời gian nhất định theo yêu cầu nhiệm vụ. Mục đích của công tác này là để giải quyết những nhiệm vụ cân thiết cấp bách hoặc những công việc cần giải quyết trong thời gian nhất định.

+ Luân chuyển : là điều động nhân lực một cách kế hoạch, có tổ chức nhằm bồi dƣỡng, rèn luyện cán bộ, đổi mới, nâng cao chất lƣợng cán bộ tạo ra sức vƣơn lên cho cả đội ngũ. Trong quá trình luân chuyển, cán bộ vẫn giữ chức danh cũ, chỉ thay đổi nơi công tác.

Trong chính sách sử dụng nguồn nhân lực ngành y tế, việc đánh giá nguồn nhân lực là một yêu cầu và một khâu quan trọng trong quản lý, sử dụng nguồn nhân lực. Việc đánh giá chính xác các hoạt động, các mức độ hoàn thành công việc của nguồn nhân lực trong tổ chức giúp nhà lãnh đạo, quản lý đƣa ra đƣợc phƣơng án sử dụng, đãi ngộ, bổ nhiệm, đề bạt, khen thƣởng, kỷ luật một cách kịp thời và đúng đắn.

- Đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực y tế: Là một trong những nội dung quan trọng trong phát triển nuồn nhân lực y tế là chính sách đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực. Tiến trình đổi mới, phát triển và hội nhập đòi hỏi nguồn nhân lực ở bất cứ cơ quan, tổ chức, ngành nào cũng phải đảm bảo cả về số lƣợng và chất lƣợng.Để có đủ số lƣợng và không ngừng nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực thì đào tạo, bồi dƣỡng là một chính sách quan trọng.

- Tạo động lực cho nguồn nhân lực: Tạo động lực cho cán bộ ngành y tế là một bộ phận trong hệ thống các chính sách của nhà nƣớc cũng nhƣ của ngành y tế để phát triển nguồn nhân lực. Đó là hệ thống các chính sách tiền lƣơng, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội và các chính sách đãi ngộ và phúc lợi xã hội khác. Những chính sách này tác động đến quá trình phát triển nguồn nhân lực, phục vụ cho sự phát triển của ngành y tế nói riêng, của đất nƣớc nói chung.

Bên cạnh chính sách tiền lƣơng, thƣởng và các đãi ngộ về vật chất, cần ban hành một hệ thống các chính sách khác để phát huy tiềm năng của con ngƣời lao động, nhƣ tạo môi trƣờng làm việc, chính sách thi đua, khen thƣởng,

chế độ thăng tiến. Nhà nƣớc ban hành các chính sách này nhằm khuyến khích, động viên đội ngũ cán bộ, công chức ngành y tế luôn trau dồi kiến thức và các kỹ năng, nghiệp vụ, nâng cao hiệu quả làm việc.

Chính sách sử dụng nguồn nhân lực ngành y tế cần phải chú trọng thu hút đƣợc những ngƣời tài, có phẩm chất đạo đức tốt vào công tác trong ngành; phải đề ra và thực hiện nghiêm túc các nguyên tắc trong tuyển chọn, sử dụng nguồn nhân lực; gắn các chính sách đãi ngộ, chính sách tiền lƣơng với sắp xếp, bố trí, sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức; khắc phục tình trạng mất cân đối trong cơ cấu nguồn nhân lực ngành y tế nhằm phát huy các nguồn lực, thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ của ngành y tế hiện nay và những năm tiếp theo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực y tế tại các bệnh viện công lập trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)