7. Kết cấu của luận văn
2.2.5. Thực hiện chính sách đãi ngộ, khen thƣởng, kỷ luật để phát triển
triển nguồn nhân lực
Ngành y là một ngành đặc biệt, vì vậy nhất thiết phải có chế độ tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và vãi ngộ đặc biệt có thể đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu khám chữa bệnh của ngƣời dân.
Không thể phủ nhận rằng, trong những năm gần đây lãnh đạo Bộ y tế, Sở y tế, UBND tỉnh Đắk Lắk đã có nhiều cải thiện chính sách, đãi ngộ cán bộ để tăng cƣờng phát triển nguồn nhân lực.
Khi thực hiện triển khai đề án 1816 “Cử cán bộ chuyên môn luân phiên từ bệnh viện tuyến trên về hỗ trợ các bệnh viện tuyến dƣới nhằm nâng cao chất lƣợng khám, chữa bệnh” của Bộ y tế, các cán bộ luân phiên tham gia đề án này đƣợc hƣớng chế độ đãi ngộ nhƣ:
- Cán bộ đi luân phiên đƣợc giữ nguyên biên chế và đƣợc hƣởng các chế độ nhƣ đang công tác tại đơn vị cử đi luân phiên.
- Cán bộ đi luân phiên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tại nơi luân phiên (có quyết định khen thƣởng của cơ sở, nơi cán bộ đến luân phiên) thì đƣợc đơn vị ƣu tiên xét nâng bậc lƣơng trƣớc trƣớc thời hạn, nâng ngạch khi đủ điều kiện và đƣợc hƣởng các chế độ khen thƣởng khác do đơn vị quy định.
Nội dung này khiến các cán bộ y tế yên tâm hơn khi đi về công tác, chuyển giao công nghệ tại các vùng khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ tốt hơn, qua đó chất lƣợng khám chữa bệnh, sức khỏe của ngƣời dân đƣợc cải thiện hơn. Các chế độ phụ cấp, phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật đã đƣợc thay đổi theo chiều hƣớng tốt hơn trƣớc.
Tuy nhiên, chính sách tiền lƣơng và chế độ đãi ngộ đói với cán bộ y tế (trong đó có các loại phụ cấp chƣa phù hợp, tƣơng xứng với thời gian học tập, công sức lao động và môi trƣờng, điều kiện làm việc, đây là một trong những nguyên nhân dẫn tới thiếu hụt nhân lực ở bệnh viện nhỏ, xa trung tâm, lĩnh vực
mà nhân viên y tế không thể làm dịch vụ thêm. Đối với các bệnh viện lớn hơn, nằm ở trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột, nhân viên y tế thƣờng làm thêm ở một cơ sở y tế tƣ nhân. Hiện tƣợng này dẫn đến ảnh hƣởng chất lƣợng khám chữa bệnh tại bệnh viện công, không toàn tâm toàn ý cho việc khám bệnh tại bệnh viện công (đơn vị công tác chính), không có thời gian để trau dồi chuyên môn (do bận làm thêm). Thời gian qua, chƣa có số liệu thống kê cụ thể, nhƣng số lƣợng nhân viên y tế chuyển sang làm việc tại các cơ sở y tế tƣ nhân cũng không phải là nhỏ, mà lý do di chuyển thƣờng đƣợc các nhân viên trả lời khi phỏng vấn là mức lƣơng hiện tại quá thấp không đủ chi phí sinh hoạt.
Định mức phụ cấp nhìn hung còn thấp, chƣa thỏa đáng, chƣa tƣơng xứng với lao động đặc thù của ngành. Định mức phụ cấp đã lạc hậu so với mức lƣơng tối thiểu và giá cả thị trƣờng nhất là với một số phụ cấp có cách tính chi trả chƣa hợp lý (tính bằng tiền theo giá trị tuyệt đối). Ví dụ theo nội dung hƣớng dẫn tại Quyết định 73/2011/QĐ-TTg ngày 28 tháng 12 năm 2011 quy định: mức cao nhất với bênh viện hạng đặc biệt, bệnh viện loại 1 (những bệnh viện thƣờng xuyên quá tải, nhiều ca bệnh nặng, khó) thì một phiên trực đƣợc quy định 14 ngƣời/ phiên trực/100 giƣờng bệnh kế hoạch đƣợc chi trả 115.000 đồng/ngƣời trực (nếu thƣờng trực 24/24 giờ) [43];
Ngƣời lao động tham gia thƣờng trực chống dịch 24/24 giờ đƣợc hỗ rợ tiền ăn là 5.000đồng/ngƣời/phiên trực. Mức phụ cấp này thật sự không đủ để tái sản xuất cho ngƣời lao động. Các chế độ phụ cấp hiện nay chƣa đảm bảo đƣợc tính công bằng giữa lao động ngành y tế so với các ngành khác và chƣa đủ sức hấp dẫn để thu hút CBYT về công tác tại vùng sâu vùng xa, các chuyên khoa đặc thù.
Hiện nay, tỉnh Đắk Lắk đã có một số chính sách hỗ trợ ƣu đãi đối với cán bộ y tế nhƣ trợ cấp lần đầu 10 triệu đồng/ bác sĩ về nhận công tác tại các bệnh viện, trung tâm y tế tuyến huyện và các bệnh viện Lao, Tâm thần, Khu điều trị phong, Trung tâm Pháp y.
Đối với các bác sĩ công tác tại các Bệnh viện chuyên khoa lao, tâm thần, phong, pháp y còn đƣợc hỗ trợ thêm hàng tháng 300.000 đồng. Đặc biệt, đối với cán bộ y tế chất lƣợng cao (bác sĩ chuyên khoa I, chuyện khoa II, dƣợc sĩ đại học) khi tuyển dụng mới hoặc từ nơi khác chuyển đến làm việc tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh đều đƣợc hƣởng trợ cấp 1 lần. Cụ thể dƣợc sĩ đại học hệ chính quy 10 triệu đồng, bác sĩ chuyện khoa I là 15 triệu đồng và chuyên khoa II là 20 triệu đồng/ ngƣời [29].
Chính sách tuyển dụng và đãi ngộ đối với nhân lực y tế chƣa đủ sức thu hút do vậy một số bệnh viện, một số ngành chữa bệnh không thể tuyển đƣợc bác sĩ, dƣợc sĩ đại học. Ngay tại các bệnh viện loại 1 cũng có một số chuyên ngành không tuyển đƣợc nhân lực vì không có nguồn, ví dụ chuyên ngành Tâm thần, phong, lao, giám định pháp y…Trong thời gian tới ngành Y tế tỉnh Đắk Lắk đã có các đề án đào tạo nhân lực tại các cơ sở đào tạo y, dƣợc đóng trên địa bàn; đồng thời đang xin cơ chế hỗ trợ cho sinh viên các trƣờng đại học y về công tác tại bệnh viện của tỉnh, đề xuất tuyển dụng bác sĩ cho ngành y tế tỉnh Đắk Lắk không cần phải có hộ khẩu tỉnh Đắk Lắk, bác sĩ làm việc ở tuyến huyện không cần qua thi tuyển, đƣợc hỗ trợ kinh phí đi lại, chỗ ăn.