7. Kết cấu của luận văn
1.2.3.6. Công tác đánh giá nguồn nhân lực
Quy định về yêu cầu, nội dung, phƣơng pháp đánh giá nhân viên là một trong các nội dung QLNN. Quản lý nguồn nhân lực nói chung và công chức, viên chức nói riêng bao gồm nhiều nội dung; bố trí, phân công, điều động, thuyên chuyển công tác; đánh giá; khen thƣởng, kỷ luật v.v… Mỗi nội dung có một vị trí nhất định và có mối quan hệ mật thiết với nhau, trong đó đánh giá là khâu tiền đề, có ý nghĩa quan trọng và là cơ sở của các khâu khác.
Đánh giá là đo kết quả đạt đƣợc với mục tiêu đề ra, rút ra các điểm mạnh, điểm yếu và các bài học kinh nghiệm phục vụ cho kế hoạch hoạt động tiếp theo. Đây là một khâu cực kỳ quan trọng trong công tác quản lý nhân lực.
Mục tiêu của đánh giá viên chức: để làm căn cứ tiếp tục bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, đào tạo, bồi dƣỡng, khen thƣởng, kỷ luật và thực hiện chế độ, chính sách đối với ciên chức.
Lợi ích của việc đánh giá nhân lực
- Xác định rõ đƣợc khả năng công tác của mỗi cán bộ viên chức và các tiêu chuẩn đã đƣợc thực hiện đến đâu
- So sánh với mục tiêu, tiêu chuẩn xem đã đạt hay chƣa đạt. - Giúp xác định những tồn tại của cán bộ.
- Giúp định hƣớng cho sự phát triển của cán bộ trong tƣơng lai.
Có thể áp dụng các phƣơng pháp đáng giá cán bộ bằng một trong những phƣơng pháp:
- Phƣơng pháp đánh giá theo tiêu chuẩn và cho điểm - Phƣơng pháp đánh giá theo giao kết hợp đồng - Phƣơng pháp đánh giá theo nhận xét
1.2.3.7. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát:
việc kiện toàn hệ thống thanh tra, tăng cƣờng công tác kiểm tra giám sát, chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí hiện đã đƣợc coi là một trọng tâm trong công tác quản lý nhà nƣớc về phát triển nguồn nhân lực. Kiểm tra là xem xét việc thực hiện theo quy định, còn giám sát về mục đích và việc làm có khi cũng nhƣ kiểm tra nhƣng thƣờng xem xét về kỹ thuật chuyên môn. Về bản chất giám sát là một hình thức quản lí trực tiếp: thu thập thông tin tin liên tục, phân tích thông tin để đƣa ra những quyết định, những giải pháp hợp lý để giải quyết vấn đề. Giám sát còn có nghĩa là trong khi thực hiện, ngƣời giám sát xem xét và tìm ra các vấn đề rồi cùng với ngƣời đƣợc giám sát và những ngƣời có liên quan tìm cách giải quyết các vấn đề đó. Nhƣ vậy giám sát là một quá trình hỗ trợ, đào tạo con ngƣời tại chỗ liên tục trong khi triển khai các hoạt động y tế nhằm hoàn thành và nâng cao hiệu quả, chất lƣợng phục vụ.
1.2.4. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực y tế tại các bệnh viện công
Phát triển nhân lực khám bệnh, chữa bệnh (KBCB) theo tinh thần Nghị Quyết 46-NQ/TW của Bộ chính trị về “Công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới” với quan điểm “Nghề y là một nghề đặc biệt, cần đƣợc tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ đặc biệt” và theo quan điểm chung phát triển nhân lực y tế Việt Nam trong Quyết định 816/QĐ-BYT của Bộ trƣởng Bộ Y tế phê duyệt “Quy hoạch phát triển nhân lực y tế giai đoạn 2012- 2020” là một nhiệm vụ rất nặng nề đối với ngành y tế. Để thực hiện đƣợc nhiệm vụ trên, cần phải xây dựng tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc về phát triển nguồn nhân lực y tế tại các bệnh viện công. Theo quy định của Quyết định số 2992/QĐ- BYT ngày 17/07/2015 của Bộ Y tế về phê duyệt kế hoạch phát triển nhân lực
trong hệ thống khám bệnh chữa bệnh giai đoạn 2015 – 2020, tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc về phát triển nguồn nhân lực y tế tại các bệnh viện công, đƣợc thành lập từ Trung ƣơng xuống địa phƣơng bao gồm:
Thứ nhất, Chính phủ
Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ trong quản lý y tế và chăm sóc sức khỏe của Nhân dân đƣợc quy định cụ thể tại Điều 14 Luật Tổ chức Chính phủ 2015 số 76/2015/QH13 ngày 19 tháng 06 năm 2015, theo đó:
Chính phủ có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Thống nhất quản lý nhà nƣớc về y tế, chăm sóc sức khỏe của Nhân dân và dân số.
- Đầu tƣ, phát triển nhân lực y tế có chất lƣợng ngày càng cao; phát triển nền y tế Việt Nam theo hƣớng kết hợp y tế dự phòng và khám bệnh, chữa bệnh, kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền; phát triển công nghiệp dƣợc theo hƣớng hiện đại, cung ứng đủ thuốc và trang thiết bị y tế đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của Nhân dân.
- Tạo nguồn tài chính y tế bền vững để bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của Nhân dân dựa trên thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân.
- Xây dựng chính sách chăm sóc sức khỏe của Nhân dân trình Quốc hội quyết định hoặc quyết định theo thẩm quyền để thực hiện các chính sách ƣu tiên chăm sóc sức khỏe cho đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào ở miền núi, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
- Thống nhất quản lý và thực hiện chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình. Duy trì quy mô và cơ cấu dân số hợp lý, nâng cao chất lƣợng dân số và phân bố dân cƣ phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, phát triển đô thị của cả nƣớc [30].
Thứ hai, Các Bộ có liên quan
- Bộ y tế: Bộ y tế, là cơ quan đại diện cho chính phủ, giúp chính phủ và
chịu trách nhiệm trƣớc Quốc hội và chính phủ quản lý nhà nƣớc về phát triển nguồn nhân lực y tế tại các bệnh viện công. Bộ y tế phân công cho các cơ quan
chức năng của Bộ tham mƣu cho Bộ trƣởng phát triển nguồn nhân lực y tế. Trong đó, Cục Quản lý Khám bệnh, chữa bệnh. Phối hợp với Cục Khoa học,
Công nghệ và Đào tạo, Vụ Tổ chức Cán bộ để soạn thảo các khuyến nghị chính sách, tham mƣu cho Lãnh đạo Bộ Y tế về các biện pháp thực hiện, giám sát và đánh giá việc thực hiện kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực y tế và nhân lực cho lĩnh vực khám chữa bệnh. Phối hợp với Cục Khoa học, Công nghệ và Đào tạo, Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Vụ Kế hoạch và Tài chính để xây dựng các dự án ƣu tiên cho đào tạo bác sỹ chuyên khoa tuyến huyện, đặc biệt các huyện thuộc khu vực nông thôn và miền núi và đào tạo chuyên khoa cấp I, cấp II cho các chuyên ngành đặc biệt ƣu tiên nhƣ ung thƣ, tim mạch, nhi khoa, chấn thƣơng chỉnh hình và y học gia đình [44].
- Bộ Nội vụ: Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quan hoàn thiện cơ chế, chính sách tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính cho các đơn vị sự nghiệp công lập. Hoàn thiện cơ chế chính sách về tuyển dụng, đào tạo, bồi dƣỡng, khen thƣởng, kỷ luật đối với nhân lực y tế [44].
- Bộ Giáo dục và Đào tạo: Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì và phối hợp
với Bộ Y tế, Bộ Nội vụ và các Bộ, ngành liên quan tổ chức, hoàn thiện mạng lƣới đào tạo, nâng cao năng lực, tổ chức bộ máy và biên chế, phát triển nhân lực y tế; kiện toàn hệ thống y tế trƣờng học, bảo đảm cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác y tế trƣờng học, phối hợp với ngành y tế triển khai các chƣơng trình chăm sóc sức khỏe cho học sinh, sinh viên [44].
Thứ ba, Ủy ban nhân dân các cấp.
UBND các cấp, chỉ đạo, tổ chức triển khai toàn diện và có hiệu quả các nội dung về phát triển nguồn nhân lực y tế đƣợc quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nƣớc cấp trên và các Chƣơng trình hành động cụ thể tại địa phƣơng mình.
Huy động các nguồn lực tại địa phƣơng, bố trí ngân sách cho các hoạt động chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt chú
trọng đến công tác xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực y tế, kế hoạch hoạt động cần đƣợc xây dựng trên cơ sở những nguồn lực có sẵn và giải quyết cụ thể những vấn đề liên quan đến nguồn nhân lực y tế của địa phƣơng.
Xây dựng cơ chế chính sách phù hợp với từng điều kiện hoàn cảnh của địa phƣơng nhằm tạo lập một hành lang pháp lý để các tổ chức, tập thể và nhân dân tham gia tích cực vào công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân trên địa bàn [44].
Thứ tư, Các Sở, ngành có liên quan - Sở y tế.
+ Tham mƣu giúp Ủy ban Nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch phát triển nguồn nhân lực KBCB của tỉnh dựa trên các đặc điểm về tình hình kinh tế xã hội, nhu cầu chăm sóc sức khỏe và thực trạng nhân lực y tế của tỉnh;
+ Làm đầu mối để xây dựng và triển khai các đề án, dự án liên quan đến đào tạo nhân lực KBCB của tỉnh;
+ Ƣu tiên bố trí kinh phí đào tạo để nâng cao trình độ của đội ngũ nhân viên y tế trên địa bàn tỉnh [55].
- Sở Nội vụ
+ Là cơ quan đầu mối tổng hợp nhu cầu thu hút nhân lực bác sỹ, dƣợc sỹ đại học, sau đại học trong các cơ quan, đơn vị và tham mƣu UBND tỉnh xem xét, phê duyệt.
+ Chủ trì phối hợp với Sở Y tế, các cơ quan, đơn vị có liên quan ban hành văn bản hƣớng dẫn liên ngành thực hiện Quyết định này.
+ Phối hợp với Sở Y tế, các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các chính sách thu hút và sử dụng nhân lực y tế thuộc phạm vi đối tƣợng thực hiện chính sách theo Quy định này [55].
- Sở Tài chính
Hàng năm, căn cứ vào khả năng cân đối ngân sách địa phƣơng, thẩm định, tổng hợp tham mƣu UBND tỉnh phân bổ kinh phí từ ngân sách của tỉnh
để thực hiện các chính sách trong Quy định này để trình HĐND tỉnh xem xét, phê chuẩn [55].
- Sở Giáo dục và Đào tạo:
Phối hợp với Sở Y tế tuyên truyền vận động, khuyến khích học sinh phổ thông trung học thi vào các trƣờng Đại học y khoa để có điều kiện về phục vụ tại tỉnh [55].
- Sở Kế hoạch và Đầu tư:
Phối hợp, cân đối, bố trí kinh phí thực hiện Đề án hàng năm.
Các đơn vị trực thuộc Sở Y tế, Sở Lao động - Thƣơng binh và Xã hội hàng năm căn cứ nhu cầu phát triển nguồn nhân lực, xây dựng kế hoạch tuyển dụng, thu hút, đào tạo Bác sỹ, Dƣợc sỹ đại học và sau đại học theo từng vị trí, chức danh gửi Sở Y tế và Sở Lao động - TB và XH để tổng hợp [55].
1.3. Kinh nghiệm về phát triển nguồn nhân lực y tế của một số địa phƣơng và bài học kinh nghiệm cho tỉnh Đắk Lắk phƣơng và bài học kinh nghiệm cho tỉnh Đắk Lắk
1.3.1. Kinh nghiệm của một số địa phƣơng
1.3.1.1. Kinh nghiệm của tỉnh Hà Giang
Hà Giang là một tỉnh miền núi biên giới ở cực bắc của Tổ quốc, có vị trí chiến lƣợc đặc biệt quan trọng. Hiện tại tổng số cán bộ y tế toàn tỉnh bác sĩ đa khoa. Tỷ lệ bình quân hiện nay là 6,68 bác sĩ và 0,53 dƣợc sĩ/vạn dân. là 3.803 ngƣời, trong đó có 11 thạc sĩ, 117 bác sĩ chuyên khoa I, 10 bác sĩ chuyên khoa II và 473
Để có đủ số lƣợng bác sĩ và dƣợc sĩ đại học thì đào tạo và “chiêu hiền bác sĩ” là hai khâu đóng vai trò then chốt vì nghề y là nghề đặc biệt nên cần phải đƣợc “đào tạo đặc biệt” và có những chính sách đủ mạnh để thu hút đƣợc lực lƣợng thầy thuốc có trình độ chuyên môn cao về công tác tại các địa phƣơng trong tỉnh. Để giải bài toán nâng cao chất lƣợng nhƣng vẫn đảm bảo số lƣợng nguồn nhân lực ngành y tế, nhất là đối với chuyên ngành dƣợc, Tỉnh Hà Ging thực hiện chế độ đãi ngộ, thu hút lực lƣợng bác sĩ và dƣợc sĩ Đại học lên với Hà Giang và có thể đãi ngộ đối với đội ngũ cán bộ có tay nghề cao
hiện ngành đang quản lý. Đồng thời tiếp tục cử cán bộ đào tạo nâng cao tay nghề tại tuyến Trung Ƣơng. Hiện tại, ngoài hệ đào tạo chính quy, ngành y tế vẫn đang duy trì các hệ thống đào tạo theo địa chỉ và liên thông đi đôi với việc giảm sat, kiểm định chất lƣợng đào tạo của trƣờng y thông qua việc đánh giá chất lƣợng cán bộ y tế sau khi ra trƣờng. Ngoài ra, yêu tố cần thiết để nâng cao chất lƣợng đào tạo là kênh thông tin phản hồi từ phía đơn vị sử dụng nguồn nhân lực với cơ sở đào tạo để đào tạo “trúng” với nhu cầu ngành y tế của tỉnh.
Để từng bƣớc khắc phục thực trạng về nguồn nhân lực ngành y tế, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh cho nhân dân các dân tộc trong tỉnh, những năm qua, Tỉnh Ủy, Ủy Ban Nhân Dân tỉnh đã chỉ đạo ngành y tế tìm giải pháp, tập trung mọi nỗ lực để đào tạo, đáp ứng yêu cầu số lƣợng và nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực của ngành. Bên cạnh đó, để chủ động giải bài toán về nguồn nhân lực trong những năm tiếp theo, một số giải pháp hiện nay của ngành y tế đã và đang triển khai đó là:
Một là, chú trọng và phát triển hình thức đào tạo theo địa chỉ. Hàng
năm ngành y tế chủ động xây dựng kế hoạch và quy hoạch chỉ tiêu nhân lực y tế cần đào tạo để tham mƣu cho UBND tỉnh. Dựa trên kế hoạch chỉ tiêu đó, UBND tỉnh có công văn đề nghị với Bộ Y tế, Bộ giáo dục và đào tạo để đào tạo đủ chỉ tiêu. Đối tƣợng học hệ này đƣợc UBND tỉnh đầu tƣ về kinh phí, và có cam kết sau khi ra trƣờng về địa phƣơng công tác tối thiểu 5 năm. Hiện tại, toàn tỉnh có hơn 400 sinh viên đại học y khoa hệ chính quy theo địa chỉ, trên 100 cán bộ học chuyên tu bác sĩ và dƣợc sĩ đại học, trên 100 cử nhân điều dƣỡng, bác sĩ và dƣợc sĩ đại học chuyên khoa I, bác sĩ chuyên khoa II và nhiều cử nhân chuyên khoa nhƣ y tế công cộng, y học cổ truyền, xét nghiệm đang theo học dài hạn ở các trƣờng đại học và bệnh viện Trung Ƣơng, góp phần bổ sung nguồn nhân lực có chất lƣợng cao cho ngành, từ đó nâng cao chất lƣợng hoạt động trong các lĩnh vực y tế dự phòng, khàm chữa bệnh và bổ
sung nguồn nhân lực có trình độ bác sĩ, dƣợc sĩ đại học đang thiếu hụt trong những năm tới.
Hai là, hợp đồng trách nhiệm với các trƣờng đại học về quản lý chặt
chẽ chất lƣợng ngay từ đầu vào trong suốt quá trình đào tạo. Đồng thời tăng cƣờng đào tạo quản lý nhà nƣớc, quản lý ngành cho cán bộ ngành y tế và đào tạo chuyên khoa cấp I và cấp II cho các bác sĩ tại địa phƣơng. Từ đó nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ trong toàn mạng lƣới.
Ba là, đa dạng hóa loại hình đào tạo, khuyến khích học sinh, sinh viên
tham gia học tại mộ số ngành còn thiếu nhân lực nhƣ: y tế dự phòng, nhi khoa bác sĩ.
Bốn là, tham mƣu, đề xuất của UBND tỉnh về chính sách đãi ngộ hợp
lý với những ngƣời có trình độ, kinh nghiệm chuyên môn và có tâm, có đức với nghề y đến và ở lại công tác tại Hà Giang.