7. Kết cấu của luận văn
1.1.1.4. Khái niệm nguồn nhân lựcy tế tại các bệnh viện công
Để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển đất nƣớc nói chung và của mỗi tỉnh, thành phố nói riêng phải cần có vốn, tài nguyên thiên nhiên, công nghệ. Tuy nhiên, mức độ ảnh hƣởng của những nguồn lực này phụ thuộc vào trình độ phát triển của lực lƣợng sản xuất mà chủ yếu là phụ thuộc vào khả năng của con ngƣời. Khi có tài nguyên thiên nhiên, có vốn, có khoa học công nghệ nhƣng nếu không có con ngƣời đảm nhiệm quá trình sản xuất thì những yếu tố kia coi nhƣ vô nghĩa. Vì thế nguồn nhân lực là nguồn lực của mọi nguồn lực, tham gia chủ yếu và quyết định mọi quá trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quá trình và mỗi quốc gia.
Trong hoạt động y tế thì nguồn nhân lực y tế giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lƣợng, hiệu lực, hiệu quả của hoạt động cung cấp dịch vụ y tế và khám chữa bệnh cho nhân dân. Nguồn nhân lực y tế bao gồm hai loại nguồn lực chính là nguồn nhân lực y tế trong khu vực công (mà chủ yếu là ở các bệnh viện công lập) và nguồn nhân lực y tế ở khu vực tƣ.
Nguồn nhân lực y tế trong khu vực tƣ là nguồn nhân lực thực hiện các hoạt động y tế tại các cơ sở y tế phi nhà nƣớc do các tổ chức, cá nhân thành lập theo quy định của pháp luật và đƣợc nhà nƣớc công nhận.
Nguồn nhân lực y tế trong các bệnh viện công lập là đội ngũ công chức, viên chức (bao gồm đội ngũ bác sỹ, y tá, hộ sinh, cán bộ ngành dƣợc) trong biên chế, hƣởng lƣơng từ ngân sách nhà nƣớc và một phần thu sự nghiệp từ các hoạt động y tế. Ngoài ra trong các bệnh viện công lập còn có những ngƣời lao động khác ký kết hợp đồng lao động với bệnh viện công để thực hiện một hoặc một số công việc chuyên môn nghiệp vụ hoặc thực hiện một số hoạt động mang tính chất phục vụ và đƣợc bệnh viện trả lƣơng từ nguồn thu nhập tăng thêm của bệnh viện.