Hợp tác quốc tế trong công tác đào tạo nghề cho thanh niên tại tỉnh Lào

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn tỉnh lào cai (Trang 91 - 97)

Lào Cai

Chất lượng nguồn nhân lực là khâu đột phá để thực hiện chiến lược kinh tế xã hội giai đoạn 2018 – 2025. Do vậy, phát triển, nâng cao chất lượng đào tạo nghề là yêu cầu, là đòi hỏi của đất nước nói chung và tỉnh Lào Cai nói riêng nhằm góp phần nâng cao chất lượng nguồn lực và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế đất nước. Thời gian qua, đào tạo nghề đã được nhà nước và xã hội quan tâm đầu tư tài chính và các nguồn lực, nên đã có những bước phát triển tích cực, từng bước đáp ứng được nhu cầu nhân lực qua đào tạo nghề. Bối cảnh thế giới có nhiều thay đổi, quá trình quốc tế hóa sản xuất, ứng dụng khoa học công nghệ và phân công lao động diễn ra ngày càng sâu rộng, chất lượng nguồn nhân lực được coi là yếu tố quyết định thắng lợi trong cạnh tranh phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia, đồng thời cạnh tranh về nhân lực chất lượng cao cũng sẽ diễn ra mạnh mẽ trên bình diện thế giới, khu vực. Để đáp ứng được các nhu cầu nêu trên, tỉnh Lào Cai cần phải có các chiến lược phát triển gắn với việc thực hiện đồng bộ các giải pháp trong từng giai đoạn để phát triển đào tạo nghề nói chung và ĐTN cho thanh niên nói riêng.

Để đào tạo đội ngũ thanh niên chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu hội nhập, trong thời gian tới các cơ sở đào tạo nghề chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cao cần, tìm kiếm cơ hội mở rộng quan hệ quốc tế với các trường đại học, các cơ sở đào tạo nghề của Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Canada… tiến tới ký các văn bản hợp tác về đào tạo giữa các cơ quan, tổ chức theo khuôn khổ hiệp định hợp tác về giáo dục. Từ đó thực hiện các nội dung trong Bản ghi nhớ hợp tác đào tạo đã ký với các trường đại học, cơ quan, tổ chức của các nước, cử cán bộ, giảng viên của nhà trường đi đào tạo ở nước ngoài để nâng cao trình độ, chuyên môn; học sinh - sinh viên được đào tạo chương trình học nâng cao, học chuyển tiếp lên đại học theo nội dung của Bản ghi nhớ đào tạo đã ký. Thực hiện tuyển sinh, tư vấn và liên kết đào tạo theo hai hình thức: Du học và chuyển tiếp đại học với các chuyên ngành: Cơ khí, lắp máy, sửa chữa hàng không và các ngành theo nhu cầu của người học nghề mà phía các quốc gia như Hàn Quốc, Nhật Bản đang đào tạo; triển khai chương trình hợp tác quốc tế về đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ, cán bộ,

giáo viên… nhằm trang bị cho người học năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khỏe, đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp; tạo điều kiện cho thanh niên có khả năng tìm việc làm, tiếp tục học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động tại tỉnh Lào Cai.

Để đào tạo được lực lượng thanh niên có chất lượng cao, các cơ sở đào tạo nghề cần tích cực đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy cho phù hợp yêu cầu nhiệm vụ, đối tượng học tập, tình hình địa phương, ngành, lĩnh vực; chú trọng trang bị kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn, nâng cao năng lực cho người học; không ngừng nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên bằng nhiều hình thức như: Cử giáo viên đi học nâng cao, bồi dưỡng nghiệp vụ hoặc tự rèn luyện trau dồi kiến thức đảm bảo tiêu chuẩn quy định và đặc biệt chú trọng công hợp tác quốc tế... Bên cạnh đó, các cơ sở giáo dục đào tạo cần phát huy và khai thác tiềm lực đội ngũ cán bộ khoa học trong công tác nghiên cứu các vấn đề: Ứng dụng khoa học công nghệ trong giảng dạy và thực hành; nghiên cứu, thiết kế và chế tạo mô hình dạy học có tính ứng dụng; biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy theo phương pháp mới… đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Tiểu kết chƣơng 3

Chương 3 của luận văn nêu quan điểm, định hướng của Đảng và Nhà nước về quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên. Đề ra các giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn tỉnh Lào Cai như: Giải pháp đổi mới công tác ban hành văn bản, tổ chức triển khai thực thi chính sách đào tạo nghề cho thanh niên; tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp trong quản lý công tác đào tạo nghề cho thanh niên; hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý công tác đào tạo nghề cho thanh niên; nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên đào tạo nghề; hoàn thiện mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá, thực hiện kiểm định chất lượng đào tạo nghề; đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá, thực hiện kiểm định chất lượng đạo tạo nghề; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát; nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

KẾT LUẬN

Trong những năm qua, tỉnh Lào Cai đã có nhiều biện pháp, chính sách để phát triển kinh tế - xã hội, một trong những biện pháp được coi là đột phá, mang tính quyết định đó là vấn đề phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. Vấn đề phát triển nguồn nhân lực ở Lào Cai nói chung và nguồn nhân lực thanh niên nói riêng trong thời gian vừa qua đã có nhiều thành tựu quan trọng, bên cạnh đó cũng còn nhiều hạn chế. Điều này đặt ra yêu cầu cần có sự nghiên cứu một cách sâu sắc toàn diện vấn đề quản lý đào tạo nghề cho thanh niên ở Lào Cai. Để có giải pháp khắc phục những hạn chế trong lĩnh vực này, đảm bảo nâng cao công tác quản lý nhà nước về đào tạo nghề góp phần tạo cho tỉnh Lào Cai lực lượng thanh niên có tay nghề đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của Tỉnh.

Đề tài: “Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn tỉnh Lào Cai” đã thực hiện các nhiệm vụ sau:

Hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước đối với ĐTN cho thanh niên, khẳng định vai trò quan trọng của công tác ĐTN và quản lý nhà nước về ĐTN cho thanh niên. Tìm hiểu thực tiễn hoạt động ĐTN ở một số địa phương, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho tỉnh Lào Cai về công tác quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên.

Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn tỉnh Lào Cai: Trong giai đoạn 2012 – 2017 công tác quản lý nhà nước về đảo tạo nghề cho thanh niên tỉnh Lào Cai đã đạt được những thành tựu nhất định, góp phần nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề, tạo công ăn việc làm cho lực lượng thanh niên trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên công tác quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên còn một số tồn tại, yếu kém cần sớm giải quyết: các ngành nghề đào tạo còn hạn chế, đào tạo nghề chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao động nên tỷ lệ lao động được các doanh nghiệp tuyển dụng sau học nghề đạt tỷ lệ chưa cao.

Đề tài đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Giải pháp mà đề tài đưa ra phù hợp với tình hình phát triển chung của tỉnh Lào Cai. Các giải pháp đưa góp phần khắc phục và giải quyết những tồn tại, khó khăn, yếu kém mà công tác quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn tỉnh Lào Cai đang gặp phải.

Hoàn thành được luận văn này là kết quả của quá trình học tập kết hợp với kinh nghiệm thực tiễn và sự nỗ lực của bản thân trong thời gian học tập và nghiên cứu đề tài. Tuy nhiên, luận văn cũng không tránh khỏi những khiếm khuyết. Kính mong các thầy, cô trong Hội đồng chấm luận văn thạc sỹ bổ sung thêm những ý kiến, kinh nghiệm quý báu để việc nghiên cứu được hoàn thiện hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban chấp hành Trung ương Đảng (2017) Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành TW khóa VII.

2. Ban Tuyên Giáo Trung ương, Tổng cục Dạy nghề, Viện nghiên cứu phát triển Phương Đông (2012), Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo Việt

Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

3. Bộ NN và PTNT (2017) Tài liệu Hội nghị tổng kết công tác ngành năm 2016 và Kế hoạch phát triển 2017.

4. Nguyễn Văn Chữ (2016), Hoàn thiện nội dung quản lý nhà nước đối với

chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay, luận văn thạc sĩ

ngành Quản lý hành chính công, Học viện Hành chính Quốc gia.

5. Trần Xuân Cầu (2008), Giáo trình kinh tế nguồn nhân lực, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

9. Nguyễn Hữu Hải (2002), Hoạch định và phân tích chính sách công, Nxb Thống kê, Hà Nội.

10. Trần Hùng Hậu (2002) Để góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Việt Nam, Tạp chí tài chính số 11.

11. Nguyễn Văn Hảo (2006), Giáo trình Kinh tế chính trị Mác Lê nin, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

12. Nguyễn Hùng (2008), Sổ tay tư vấn hướng nghiệp và chọn nghề, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

13. Nguyễn Thị Lan (2015), Quản lý đào tạo nghề cho phát triển kinh tế - xã hội

14. Đỗ Hoài Nam (2009), Những mũi đột phá trong kinh tế thời trước đổi mới,

Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

15. Đỗ Hoài Nam (1996), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và phát triển các

ngành trọng điểm, mũi nhọn ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

16. Đinh Văn Mậu, (2008) Hành chính nhà nước và công nghệ hành chính (Tài

liệu về Quản lí hành chính nhà nước (Phần II), Học viện Hành chính Quốc

gia, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

17. Phan Thành Khôi (2006), Một số vấn đề kinh tế - xã hội trong tiến trình công

nghiệp hóa, hiện đại hóa vùng đồng bằng sông Hồng, Nxb Lý luận chính trị,

Hà Nội.

18. Minh Phước (2016), “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp thành phố Cần Thơ theo hướng nâng cao giá trị gia tăng”, Tạp chí Cộng sản ra ngày 15/11/2016.

19. Nam Phương (2009), “Quản lý nhà nước về đào tạo nghề còn bất cập”, bài đăng trên trang Baomoi.com.

20. Quốc hội (2005), Luật Thanh niên số 53/2005/QH11 ngày 29/11/2005 21. Quốc hội (2006), Luật Dạy nghề số 76/2006/QH11.

22. Quốc hội (2014), Luật Giáo dục nghề nghiệp số 74/2014/QH13.

23. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Lào Cai (2017) Báo cáo công tác đào tạo nghề tỉnh Lào Cai giai đoạn 2012 - 2017

24. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Lào Cai (2015), Báo cáo công tác

quản lý nhà nước về đào tạo nghề giai đoạn 2013 – 2015, Lào Cai.

25. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Lào Cai (2016), Báo cáo công tác

quản lý nhà nước về đào tạo nghề năm 2016, Lào Cai.

26. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Lào Cai (2017), Báo cáo công tác

quản lý nhà nước về đào tạo nghề năm 2017, Lào Cai.

27. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Lào Cai (2017), Báo cáo tình hình

việc làm của thanh niên tỉnh Lào Cai 2012, 2013, 2014, 2015, 2016, 2017, Lào

28. Mạc Văn Tiến (2015), Cơ hội và thách thức đối với lao động Việt Nam khi gia nhập cộng đồng kinh tế ASEAN.

29. Sở Nội vụ tỉnh Lào Cai (2017), Báo cáo tình hình các cơ sở đào tạo nghề và

quy mô đào tạo nghề ở tỉnh Lào Cai.

30. Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cao (2012, 2013, 2014, 2015, 2016, 2017) Báo cáo

tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Lào Cai.

31. Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai (2012, 2013, 2014, 2015, 2016, 2017), Báo cáo

điều kiện tự nhiên, Lào Cai.

32. Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai (2018) Kế hoạch số 212/KH – UBND về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2018 – 2023 của tỉnh Lào Cai.

33. Ngô Doãn Vịnh (2010) Bàn về cải tiến cơ cấu nền kinh tế Việt Nam, Báo cáo nghiên cứu khoa học Viện chiến lược phát triển, Hà Nội.

34. Nguyễn Minh Vịnh (2013), Hỗ trợ của Nhà nước nhằm giải quyết việc làm cho người lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa ở huyện Từ Liêm – thành phố Hà Nội. Luận văn thạc sĩ kinh tế trường Đại học Quốc gia Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn tỉnh lào cai (Trang 91 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)