Đặc điểm kinh tế-xã hội của tỉnh Lào Cai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn tỉnh lào cai (Trang 46 - 50)

- Tăng trưởng kinh tế

Trong những năm qua, khai thác lợi thế vị trí "cầu nối" giữa nước ta và ASEAN với thị trường Trung Quốc, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh xác định và lựa chọn "phát triển dịch vụ, du lịch là mũi nhọn" và tập trung chỉ đạo thực hiện Chương trình Phát triển thương mại, du lịch và dịch vụ. Tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách thu hút đầu tư; chú trọng huy động và sử dụng mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển thương mại, dịch vụ trên địa bàn và đạt được nhiều kết quả quan trọng. Do vậy, tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP của tỉnh Lào Cai trong giai đoạn 2012 – 2017 đạt bình quân 14,5%. GDP bình quân đầu người đến hết năm 2017 đạt 52,6 triệu đồng/người/năm, tăng 11,3% so với năm 2016. Có được kết quả như vậy là nhờ có sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và toàn thể nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã vượt qua những khó khăn lớn để tập trung phát triển kinh tế [30, tr.14]. Điều kiện kinh tế phát triển, nhu cầu về lao động có thay nghề cao để đáp ứng nhu cầu của các đơn vị sử dụng lao động trong điều kiện kinh tế hội nhập.

- Cơ cấu kinh tế của Tỉnh Lào Cai

Cơ cấu kinh tế tỉnh Lào Cai trong giai đoạn 2012 – 2017 chuyển dịch đúng hướng, tích cực theo xu hướng giảm tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp và thủy sản, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và xây dựng, thương mại và dịch vụ. Cụ thể, tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 29,4% năm 2012 xuống còn 15,7% năm 2017; công nghiệp và xây dựng tăng từ 37,5% năm 2012 lên 43,1%

năm 2017; dịch vụ tăng từ 33,1% năm 2012 lên 41,2% năm 2017. Tình hình cơ cấu kinh tế tỉnh Lào Cai năm 2017 được thể hiện qua hình 2.1

Hình 2.1. Cơ cấu kinh tế tỉnh Lào Cai năm 2017

(Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế xã hội tỉnh Lào Cai năm 2017)

+ Nông nghiệp phát triển tương đối ổn định: Tổng sản lượng lương thực năm 2017 đạt 275.000 tấn (mục tiêu 245.000 tấn), tăng 47.000 tấn so với năm 2012; Góp phần quan trọng vào đảm bảo an ninh lương thực, ổn định cuộc sống cho nhân dân các dân tộc vùng cao và công tác xóa đói giảm nghèo ở khu vực nông thôn. Các dự án sản xuất hàng hóa được triển khai đồng bộ từ nhân giống đến sản xuất và tiêu thụ có sự liên kết của doanh nghiệp: Lúa chất lượng cao trên 5.000 ha; rau an toàn 586 ha; hoa cắt cành 119 ha; hoa lan và địa lan các loại trên 85 nghìn giò; cây dược liệu 228,3 ha. Tổng diện tích chè tập trung đạt 4.395 ha, trong đó: Chè kinh doanh 3.238 ha (có 1.035 ha chè đã được cấp chứng nhận sản xuất VietGAP). Phát triển cây ăn quả ôn đới; cải tạo vùng mận Tam hoa Bắc Hà với quy mô 600ha, áp dụng biện pháp kỹ thuật tiên tiến theo quy trình của Pháp, Australia; Các loại cây ăn quả có sản lượng lớn (dứa 818 ha, chuối 1.252 ha) đem lại giá trị và hiệu quả trong sản xuất; đã góp phần tăng mạnh giá trị sản phẩm thu được trên 1 ha canh tác (đạt trên 45 triệu đồng, mục tiêu 35 triệu đồng), tăng 12,75 triệu đồng/ha so với năm 2016.

+ Chăn nuôi từng bước phát triển theo hướng tập trung, mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng, đảm bảo vệ sinh môi trường, áp dụng tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi đạt hiệu quả cao như nuôi gà lạnh, sử dụng giống mới (lợn ngoại, lợn lai, các giống gia cầm công nghiệp cao sản, gà lai lông màu thả vườn...) đã tác động làm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả chăn nuôi; hình thành các vùng chăn nuôi tập trung, theo hình thức trang trại, phương thức công nghiệp, sử dụng giống tốt, thức ăn công nghiệp, đảm bảo vệ sinh môi trường và an toàn dịch bệnh. Sản xuất chăn nuôi tại chỗ cơ bản đã đáp ứng gần đủ nhu cầu tiêu dùng của tỉnh và đã có sản phẩm hàng hoá xuất ra ngoài tỉnh; hàng năm xuất bán ra ngoài tỉnh khối lượng lớn gia súc với trên 7.000 con.

+ Thuỷ sản phát triển mạnh, đã bước đầu khai thác có hiệu quả những ưu thế về mặt nước, khí hậu để phát triển nuôi trồng thuỷ sản đa dạng; tiến bộ khoa học kỹ thuật được áp dụng vào sản xuất, nhất là trong khâu sản xuất giống, đã chủ động cung cấp giống tốt cho sản xuất nuôi trồng thuỷ sản trong tỉnh, diện tích, sản lượng tăng nhanh, đặc biệt nuôi Cá nước lạnh đạt 392 tấn (tăng 287 tấn) so với năm 2017. Tỷ trọng chăn nuôi - thủy sản tăng lên 36,68%; dịch vụ trong sản xuất nông lâm nghiệp tăng lên 2,49%; trồng trọt giảm từ 67,4% xuống còn 60,83%.

+ Kinh tế nông thôn tiếp tục có bước chuyển dịch tích cực: Ngành nghề nông thôn được khuyến khích phát triển; số lượng làng có nghề tăng, quy mô nhiều làng nghề được mở rộng với 24 nghề truyền thống, 8 làng nghề và 17 làng nghề truyền thống và trên 7.200 cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp đã tạo được nhiều việc làm, làm gia tăng giá trị nông sản. Công tác khuyến nông, dạy nghề, tập huấn cho nông dân được đẩy mạnh

- Văn hóa xã hội

Do lợi thế về tự nhiên đã tạo cho Lào Cai có nhiều danh lam thắng cảnh gắn với các địa danh như : Sa Pa, Bắc Hà, Bát Xát, đặc biệt khu du lịch Sa Pa đã có tiếng trong nước và quốc tế, với nhiều sản phẩm du lịch độc đáo: du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa, du lịch leo núi, mạo hiểm. Cùng với 25 dân tộc còn lưu giữ được bản sắc văn hóa dân tộc rất đa dạng, phong phú và độc đáo.

- Cơ sở hạ tầng

trình trọng điểm là các tuyến đường: đường Quốc lộ chạy trên địa bàn tỉnh có chiều dài khoảng 400 km, tỉnh lộ, huyện lộ và nội thị khoảng 1.350 km, đường thôn bản khoảng 4.000 km. Nhìn chung trong 10 năm trở lại đây, băng nhiều nguồn vốn tỉnh Lào Cai đã đầu tư nhiều công trình giao thông: Nâng cấp 75 công trình giao thông với chiều dài 520 km, tăng 645 tuyến giao thông nông thôn với tổng chiều dài 2.150 km. Trên địa bàn tỉnh đã có 100% số xã có đường ô tô tới trung tâm xã, 85% số thôn bản có đường giao thông. Sự phát triển của hệ thống giao thông đường bộ trong những năm qua đã góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế- xã hội nói chung và nông nghiệp, nông thôn nói riêng trên địa bàn Lào Cai. Tuy nhiên, tuyến đường còn ở cấp thấp, nhỏ hẹp, nhiều tuyến đường nông thôn chỉ có nền đất, ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng lưu thông hàng hoá, thu hoạch và bảo quản nông sản, phát triển sản xuất và nâng cao đời sống, nhất là trong mùa mưa.

- Tình hình dân số của tỉnh Lào Cai

Theo số liệu thống kê năm 2017, dân số tỉnh Lào Cai đạt 674.530 người, mật độ mật độ 484 người/km2. Trong đó 33% dân số sống ở thành thị và 67% dân số sống ở nông thôn. Cộng đồng dân cư trên địa bàn Tình gồm 26 dân tộc, trong đó dân tộc kinh chiếm 66,1%. Tình hình phân bố dân cư theo huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2017 được thể hiện qua bảng 2.1.

Bảng 2.1. Tình hình phân bố dân cƣ trên địa bàn tỉnh Lào Cai TT Huyện/ Thành phố Dân số trung bình (ngƣời) Tỷ lệ %

1 Thành phố Lào Cai 110.218 16,34

2 Huyện Bát Xát 75.757 11,23

3 Huyện Mường Khương 58.593 8,69

4 Huyện SiMaCai 35.766 5,30

5 Huyện Bắc Hà 60.529 8,97

6 Huyện Bảo Thắng 106.969 15,86

7 Huyện Bảo Yên 82.817 12,28

8 Huyện SaPa 59.172 8,77

9 Huyện Văn Bàn 84.709 12,56

Qua bảng 2.1 cho thấy dân số của tỉnh Lào Cai tập trung nhiều nhất ở thành phố Lào Cai với số dân 110.218 người chiếm tỷ lệ 16,34% dân số toàn tỉnh, tiếp đến là huyện Bảo Thắng có 106.969 người chiếm tỷ lệ 15,86% dân số toàn tỉnh. Bảo Thắng là huyện nằm cách thành phố Lào Cai khoảng 40 km về hướng đông nam, thuận đường giao thông sắt, thủy, bộ và là địa bàn có biên giới, lại là cửa ngõ vào thành phố nên thuận lợi phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội, nên dân cư tập trung ở đây nhiều. Huyện Sa Pa là địa điểm du lịch nổi tiếng ở Lào Cai nhưng dân số tập trung ở đây chỉ có 59.172 người, chiếm tỷ lệ 8,77%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn tỉnh lào cai (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)