Tổ chức thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn tỉnh lào cai (Trang 62 - 66)

thanh niên ở tỉnh Lào Cai

2.3.3.1. Nội dung đào tạo nghề

Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên, UBND tỉnh Lào Cai đã triển khai thực hiện các nội dung đào tạo nghề cho thanh niên cụ thể như sau:

- Thành lập và kiện toàn Ban chỉ đạo về đào tạo nghề, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên liên quan đến chức năng nhiệm vụ công tác, trong đó phân công, giao nhiệm vụ cho cơ quan thường trực và tổ công tác giúp việc thực hiện đào tạo nghề cho thanh niên thực hiện đúng và đạt kế hoạch đề ra.

- Lào Cai đã thực hiện mô hình liên kết 3 nhà: Nhà nước – Nhà trường- và nhà doanh nghiệp, nhằm tăng cường công tác liên doanh liên kết đào tạo theo đơn đặt hàng của các doanh nghiệp, các nhà máy, xí nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh đóng trên địa bàn Tỉnh với trên 20.000 thanh niên được liên kết giữa các trường trong và ngoài tỉnh. Trên 4.500 thanh niên được liên kết đào tạo giữa các trường và doanh nghiệp. Tỷ lệ thanh niên có việc làm sau khi đào tạo là 75%.

Giai đoạn 2012 - 2017 đã giải quyết việc làm cho trên 69.000 lao động là thanh niên; trong đó lao động thanh niên là người dân tộc thiểu số được tạo việc làm mới là 34.040, chiếm 49,3% trên tổng thanh niên được tạo việc làm mới; 6.631 lao động thanh niên thuôc các hộ bị thu hồi đất nông nghiệp được tạo việc làm mới. Kết quả công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho thanh niên đã góp phần tích cực, từng bước nâng cao đời sống cho thanh niên (nhất là thanh niên vùng đồng bào dân tộc thiểu số, thanh niên vùng nông thôn và thanh niên trong vùng giải phóng mặt bằng), góp phần ổn định chính trị trên địa bàn tỉnh.

Đối với tỉnh Lào Cai, mặc dù nguồn ngân sách của tỉnh còn nhiều khó khăn, song cùng với sự hỗ trợ của Trung ương, hằng năm tỉnh đã trích một phần kinh phí

từ nguồn ngân sách địa phương bổ sung cho công tác đào tạo nghề cho thanh niên và Quỹ vay vốn tạo việc làm (giai đoạn 2013 - 2016 ngân sách tỉnh đã cấp trên 18 tỷ đồng cho Quỹ vay vốn tạo việc làm); ban hành cơ chế, chính sách học nghề và tạo việc làm cho thanh niên; giao chỉ tiêu học nghề và vay vốn tạo việc làm cho các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể triển khai thực hiện, do vậy đã đáp ứng cơ bản nhu cầu về lao động thuộc đối tượng thanh niên, việc làm cho các doanh nghiệp và người lao động, tạo ra nhiều mô hình học nghề, vay vốn làm ăn có hiệu quả.

2.3.3.2. Đa dạng hóa các hình thức đào tạo nghề

Công tác đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn tỉnh đã được cả hệ thống chính trị quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện; đáp ứng yêu cầu cấp thiết của thực tiễn, nhu cầu của nhân dân về nâng cao trình độ nghề cho thanh niên.

Giai đoạn 2012 – 2017 ngoài mô hình đào tạo nghề truyền thống tập trung tại các trường, các trung tâm dạy nghề, các cơ sở đào tạo nghề đã phát triển các mô hình đào tạo nghề đa từ đào tạo tập trung tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đến tổ chức đào tạo tại chỗ ngay tại địa phương (nhà văn hóa - nhà học tập cộng đồng tại xã, phường, thị trấn) để tạo điều kiện thuận lợi cho thanh niên tham gia học nghề, gắn đào tạo với thực tiễn sản xuất, lý thuyết với thực hành. Nhiều thanh niên sau khi được đào tạo nghề đã tự tạo việc làm cho mình bằng cách lập cơ sở sản xuất, phát triển kinh tế trang trại, đồi vườn nâng cao thu nhập cho bản thân và gia đình.

Xếp hạng các trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên; tăng cường đầu tư nguồn vốn để xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang - thiết bị dạy nghề cho các trung tâm giáo dục nghề nghiệp công lập hiện đang còn thiếu và chưa được đầu tư đồng bộ. Tăng nguồn kinh phí đào tạo nghề cho thanh niên. Bố trí thêm chỉ tiêu biên chế chuyên trách về dạy nghề cho phòng lao động - thương binh và xã hội các huyện, thành phố và giáo viên dạy nghề cho các trung tâm giáo dục nghề nghiệp công lập theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 1956/QĐ-TTg. Hằng năm tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ tuyên truyền, tư vấn về đào tạo nghề cho thanh niên...

2.3.3.3. Quản lý nội dung chương trình đào tạo nghề

Kết quả đào tạo nghề của một cơ sở đào tạo nghề luôn phụ thuộc lớn vào kế hoạch đào tạo và chương trình đào tạo. Nhận thức rõ tầm quan trọng đó, những năm gần đây tỉnh Lào Cai đã tăng cường công tác quản lý việc thực hiện xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch đào tạo, chương trình đào tạo của các cơ sở đào tạo nghề nhằm mục đích từng bước nâng cao công tác quản lý đào tạo nghề, đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh. Hàng năm UBND tỉnh Lào Cai đã giao trách nhiệm cho các sở ngành chuyên môn thực hiện rà soát kiểm tra việc xây dựng kế hoạch đào tạo của các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh đồng thời chỉ đạo điều chỉnh hay chuẩn y đối với kế hoạch đào tạo của các cơ sở đào tạo nghề đã xây dựng

Nội dung, chương trình đào tạo nghề cho thanh niên từng bước đổi mới phù hợp với sự thay đổi của kỹ thuật và công nghệ sản xuất. Các cơ sở đào tạo nghề đã tổ chức rà soát, xây dựng lại chương trình đào tạo nghề trình độ sơ cấp đối với một số nghề phổ biến sát với yêu cầu của thực tế sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi cho lao động học nghề nhất là thanh niên. Bên cạnh việc đào tạo kiến thức, kỹ năng các cơ sở đào tạo nghề đã chú ý đến việc giáo dục đạo đức, an toàn vệ sinh lao động, ý thức công nhân và tác phong công nghiệp cho thanh niên học nghề.

Các Trường đào tạo nghề, Trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp có hoạt động đào tạo nghề (đào tạo trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề) đã xây dựng và ban hành giáo trình, phân phối chương trình chi tiết cho các nghề đào tạo như: Điện công nghiệp, Hệ thống điện, Kỹ thuật Xây dựng, Kế toán doanh nghiệp, Kỹ thuật may và Thiết kế thời trang, Công nghệ ô tô, Hàn, Quản trị mạng, Quản trị cơ sở dữ liệu, Vận hành cần trục, Vận hành thiết bị sàng tuyển than; Vận hành máy Xúc; Luyện kim mầu, luyện kim đen, Kỹ thuật lò hơi, Nguội sửa chữa máy công cụ.... Các cơ sở đào tạo đã từng bước tiếp cận với chương trình đào tạo và phương pháp dạy nghề hiện đại, đáp ứng và phù hợp với yêu cầu thực tế sản xuất của các doanh nghiệp.

Sau khi kế hoạch đào tạo nghề đã được phê duyệt Tỉnh thành lập các đoàn kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch đào tạo và chương trình đào

tạo đối với các cơ sở đào tạo nghề bằng các hình thức kiểm tra việc triển khai kế hoạch, chương trình đào tạo bằng văn bản và kiểm tra thực tế đối với việc người học vận dụng kiến thức lý thuyết vào thực hiện các giờ thực hành tại các cơ sở thực hành của cơ sở đào tạo nghề hay tại các cơ sở thực hành của doanh nghiệp liên kết đào tạo nghề. Bên cạnh sự quan tâm trong công tác quản lý của tỉnh thì các cơ sở đào tạo nghề cũng luôn y thức nâng cao kết quả đào tạo và uy tín của cơ sở đào tạo nghề. Các cơ sở đào tạo nghề cũng thường xuyên tăng cường thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá, giám sát việc thực hiện kế hoạch, chương trình đào tạo của giáo viên và người học nhằm đánh giá đúng kết quả đào tạo của cơ sở đào tạo nghề từ đó có biện pháp điều chỉnh kế hoạch và chương trình đào tạo cho phù hợp đáp ứng tốt nhất thị trường việc làm và sử dụng lao động của các cơ sở sản xuất, dinh doanh.

2.3.3.4. Quản lý chất lượng đào tạo nghề

Công tác đào tạo nghề cho thanh niên nhận được sự quan tâm, phối hợp của các sở, ban, ngành và các tổ chức chính trị - xã hội. Trong giai đoạn 2012 - 2017, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì xây dựng chương trình phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội tham mưu triển khai thực hiện các chương trình, đề án đào tạo nghề cho thanh niên, đặc biệt quan tâm đến các nhóm đối tượng thanh niên người dân tộc thiểu số, phụ nữ, người khuyết tật. Các Trung tâm dạy nghề - dịch vụ việc làm của các hội đoàn thể đã tổ chức đào tạo cho 4.277 thanh niên. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương phối hợp với các cơ sở đào tạo nghề tổ chức trên 110 lớp với gần 4.600 học viên, tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp, thương mại, dịch vụ,... góp phần việc tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.

Kết quả và hiệu quả đào tạo nghề được nâng lên góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Từ năm 2012 đến hết tháng 6/2017 có 11.142 thanh niên đã hoàn thành chương trình học nghề, trong đó có 8.931 người có việc làm sau đào tạo, đạt 80,2%. Có thể khẳng định rằng, thông qua chương trình đào tạo nghề, thanh niên tại các địa phương trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã chủ động tạo thêm việc làm và ứng dụng khoa học kỹ thuật sản xuất, kinh doanh, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu

kinh tế tăng năng suất lao động, nâng cao thu nhập, xóa đói, giảm nghèo, góp phần ổn định đời sống nhân dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn tỉnh lào cai (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)