Kinh nghiệ mở một số tỉnh trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn tỉnh lào cai (Trang 38 - 40)

- Kinh nghiệm của tỉnh Thanh Hóa

nghề cho thanh niên góp phần xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Thanh Hóa đã triển khai thực hiện đào tạo nghề cho thanh niên được 1.255 lớp dạy nghề cho 38.395 thanh niên/119.984 thanh niên có nhu cầu học nghề, đáp ứng 32% số thanh niên có nhu cầu học nghề. Trong đó, nghề nông nghiệp là 20.665 người (chiếm 53%); Làng nghề 6.627 người (chiếm 17%); Công nghiệp-Dịch vụ 10.368 người (chiếm 27%); đánh bắt xa bờ 1.185 người (chiếm 3%). Tổng kinh phí thực hiện các hoạt động đào tạo nghề giai đoạn 2012 – 2017 là 181.422,403 triệu đồng. Riêng năm 2016, Thanh Hóa đã đào tạo 6966 thanh niên.

Để thực hiện quản lý đào tạo nghề cho thanh niên, Tỉnh ủy xác định công tác tuyên truyền, vận động là nhằm nâng cao nhận thức và tạo nên sự đồng thuận cao trong các cấp, các ngành và nhân dân là một trong những yếu tố quyết định sự thành công trong việc thực hiện đào tạo nghề cho thanh niên nên Thanh Hóa quan tâm và triển khai thực hiện với nhiều hình thức và nội dung phong phú như: Sở Thông tin và Truyền thông Thanh Hóa phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy thường xuyên định hướng các cơ quan báo chí thực hiện công tác tuyên truyền thông qua các hội nghị giao ban báo chí hàng tháng. Kết quả trong giai đoạn 2013 - 2017 đã có 11.215 tin, bài tuyên truyền về công tác đào tạo nghề cho thanh niên; 997 cán bộ làm công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề, việc làm được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ; 61.197 thanh niên được tư vấn học nghề và việc làm.

- Kinh nghiệm quản lý đào tạo nghề cho thanh niên ở Hải Phòng

Tại Hải Phòng ngành LĐ-TB&XH đã chỉ đạo các cơ sở đào tạo, các địa phương tiếp tục tập trung làm tốt công tác tuyển sinh các hệ đào tạo, đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực với người học, đổi mới quy trình kiểm tra, đánh giá phù hợp với phương thức đào tạo, hình thức học tập. Cùng với tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về đào tạo nghề nhằm thay đổi nhận thức của người dân về học nghề, hỗ trợ công tác tuyển sinh của các trường cao đẳng, trung cấp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các trường trên địa bàn tỉnh trong quá trình tuyển sinh đào tạo nghề ở trình độ cao đẳng, trung cấp.

Tổng nguồn vốn đầu tư cho công tác dạy nghề năm 2016 là 51,8 tỷ đồng, tăng 27,4% so với năm 2015. Riêng thành phố Hải Phòng đã đầu tư 26,95 tỷ đồng, tăng 57,9% so với năm 2015. Nhờ vậy, nhiều cơ sở dạy nghề của địa phương đang thực hiện các dự án nâng cấp bao gồm: Trường đào tạo thuỷ sản, hơn 9,8 tỷ đồng; Trường đào tạo nghề giao thông công chính đang triển khai dự án xây dựng Trung tâm sát hạch lái xe với kinh phí đầu tư hơn 25 tỷ đồng…Một số công ty duy trì tốt hoạt động đào tạo nghề với việc mở rộng nhà xưởng và phát triển sản xuất. Năm 2016, thành phố đào tạo nghề cho 6600 ngời, tăng 66,8% so với kế hoạch đề ra và gấp 2,6 lần so với năm 2014. Hiện tỷ lệ tuyển sinh dạy nghề dài hạn của các trường ngoài công lập chiếm 25% trong tổng quy mô tuyển sinh dạy nghề dài hạn của các trường thuộc thành phố quản lý. Điều đáng mừng là tỷ lệ tuyển sinh ở khu vực nông thôn tăng từ 45% năm 2016 lên khoảng 80% năm 2015. Đặc biệt, thành phố dành hơn 1 tỷ đồng đào tạo nghề ngắn hạn cho hơn 500 quân nhân hoàn thành nghĩa vụ quân sự, đào tạo nghề ngắn hạn cho lao động khu vực nông thôn, nơi có nhiều diện tích đất bị thu hồi khi xây dựng các khu công nghiệp. Học sinh tốt nghiệp các trường dạy nghề từng bước đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động, khoảng 80% học sinh dạy nghề tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp.

Kết quả công tác quản lý đào tạo nghề năm 2017 đã góp phần nâng tỷ lệ thanh niên qua đào tạo toàn thành phố đạt 51%, trong đó: tỷ lệ thanh niên qua đào tạo nghề đạt 35%; tỷ lệ thanh niên qua đào tạo từ 3 tháng trở lên có văn bằng, chứng chỉ công nhận kết quả đào tạo đạt 26,2%. Nguồn nhân lực tiếp tục được nâng lên là yếu tố quan trọng góp phần để tỉnh hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đề ra trong năm [25, tr. 16].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn tỉnh lào cai (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)