cho thanh niên ở Lào Cai
- Công tác tuyên truyền
Hiện nay có một thực tế là các thanh niên học xong thường hay vào miền nam kiếm sống lý do là ở lại quê hương thì cũng có những công việc như phụ hồ, thợ xây thu nhập ngày khoảng 100 ngàn đồng/ngày nhưng thanh niên với sở thích theo bạn bè, bệnh sính nên vào nam kiếm sống nhưng cuộc sống lại vất vả hơn nhiều, tiền kiếm ra không đủ trang trải, đến các dịp tết không đủ tiền về đành ở lại nơi đất khách. Do vậy các cơ quan chức năng phải làm sao giáo dục làm thay đổi tư tưởng cho lao động thanh niên trẻ, có các chính sách khuyến khích họ quay về quê hương làm ăn. Bên cạnh đó một vấn đề cũng rất quan trọng đó là muốn giải quyết việc làm cho thanh niên thì cần phát triển kinh tế, các khu công nghiệp, xí nghiệp nhà máy lớn khi đó sẽ thu hút được nhiều lao động thanh niên làm ăn xa trở về quê hương. Bởi vậy cần chú trọng:
Nâng cao nhận thức của thanh niên về dạy nghề, lập nghiệp. Đoàn Thanh
niên cần phối hợp với Sở và phòng Lao động – Thương binh và Xã hội và chính quyền địa phương tổ chức tuyên truyền, giáo dục để tạo sự chuyển biến về nhận thức của thanh niên, học sinh về dạy nghề, lập nghiệp; xác định rõ vai trò trách
nhiệm của thanh niên trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ hội nhập và phát triển. Đồng thời, tuyên truyền, giáo dục pháp luật lao động, ý thức tuân thủ pháp luật, tác phong làm việc để thanh niên có đủ điều kiện và chủ động tham gia thị trường lao động
Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm
của cấp ủy Đảng, chính quyền, Đoàn thể các cấp và các tầng lớp nhân dân về chính sách thu hút đầu tư phát triển kinh tế; di dân tái định cư đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng, các tổ chức đoàn thể, hiệp hội, các doanh nghiệp, trường học, trung tâm dạy nghề, trung tâm KTTH – DN tại các huyện, thành thị để các tầng lớp nhân dân nhận thức đầy đủ về yêu cầu nâng cao, trình độ tri thức và kỹ năng nghề nghiệp trong thời kỳ hội nhập.
- Thông tin
Thông tin cho những thanh niên có nhu cầu đào tạo nghề: Nhu cầu đào tạo nghề là khá lớn, trong khi đó nhiều trường, trung tâm đào tạo lại thiếu học sinh. Có nhiều lý do tác động đến dẫn đến tình trạng trên, song có một lý do quan trọng là lượng thông tin đến với người có nhu cầu là quá ít và không đầy đủ, thiếu sức thuyết phục. Để thu hút được nhiều đối tượng, học nghề ngoài việc nâng cấp đầu tư trang thiết bị, cơ sở hạ tầng, tìm kiếm đầu ra… thì phải có các hình thức truyền tải các thông tin đó (giới thiệu phương thức hoạt động, quy mô, ngành nghề đào tạo, công tác sau đào tạo…) tới các đối tượng lao động có nhu cầu học nghề. Có thể truyền tải thông tin dưới các kênh sau:
Thông qua các kênh truyền tin của tỉnh, huyện, xã như: hệ thống đài phát thanh, truyền hình tỉnh, huyện; hệ thống truyền thanh của xã, báo cáo tại các buổi sinh hoạt tại các chi hội của các tổ chức đoàn thể…
Hình thức tuyên truyền dưới dạng phóng sự, quảng cáo, qua các thông báo, tờ rơi…
Việc thông tin tuyên truyền rộng rãi về hoạt động của các trung tâm, trường dạy nghề sẽ có sức hút lớn đối với các đối tượng lao động, tạo sự cạnh tranh lành
mạnh giữa các cơ sở đào tạo, buộc các cơ sở này phải đổi mới hình thức, nội dung và phương thức hoạt động, tạo đầu ra là những công nhân kỹ thuật có tay nghề cao, nâng cao uy tín của cơ sở, đáp ứng yêu cầu sử dụng lao động của địa phương và các khu vực khác.