Tình hình thanh niên tại tỉnh Lào Cai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn tỉnh lào cai (Trang 52 - 55)

2.2.1.1. Cơ cấu thanh niên trong tổng dân số của Tỉnh

Thanh niên luôn là lực lượng nòng cốt của xã hội nói chung và tỉnh Lào Cai nói riêng, trên địa bàn tỉnh Lào Cai lực lượng thanh niên luôn chiếm tỷ lệ cao trong tổng dân số của Tỉnh, cơ cấu thanh niên tỉnh Lào Cai giai đoạn 2012 – 2017 được thể hiện qua bảng 2.2.

Bảng 2.2. Cơ cấu thanh niên trong tổng dân số ở Lào Cai

Đơn vị tính: Người Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016 2017 1. Lực lượng thanh niên 321.568 323.768 324.327 326.252 327.643 328.640 2. Tổng dân số 668.523 669.721 670.426 672.431 673.128 674.530 3. Tỷ trọng (%) 48,10 48,34 48,38 48,52 48,67 48,72

(Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai năm 2012, 2013, 2014, 2015, 2016, 2017)

Qua số liệu bảng trên cho thấy dân số tỉnh Lào Cai biến động tăng năm sau cao hơn năm trước trong giai đoạn 2012 – 2017, trong đó lực lượng thanh niên hàng năm tăng khoảng gần 1.000 người. Tỷ trọng thanh niên trong tổng dân số luôn dao động trong khoảng 48%, chiếm tỷ trọng lơn trong tổng dân số của Tỉnh. Nguồn lao động trẻ chiếm trỷ lệ cao sẽ là một lợi thế cho tỉnh Lào Cai trong điều kiện nền kinh tế hội nhập, khi các khu công nghiệp đang đi vào hoạt động và cũng là nguồn nhân lực cho Tỉnh với các dự án đầu tư mới. Chính vì vậy, nếu công tác đào tạo nghề cho thanh niên đạt hiệu quả, sẽ tạo cho tỉnh Lào Cai lực lượng lao động hùng hậu có trình độ chuyên môn, tay nghề, góp phần tạo ra của cải, góp phần xây dựng tỉnh nhà phát triển giàu mạnh.

2.2.1.2. Cơ cấu thanh niên chia theo giới tính

Tình hình thanh niên tại Tỉnh Lào Cai trong giai đoạn 2012 – 2017 phân chia theo giới tính được thể hiện ở hình 2.2.

44.00% 45.00% 46.00% 47.00% 48.00% 49.00% 50.00% 51.00% 52.00% 53.00% Nữ Nam 47.30% 52.70% 47.70% 52.30% 48.20% 51.80% 48.90% 51.10% 49.30% 50.70% Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Hình 2.2. Cơ cấu thanh niên theo giới tính tại tỉnh Lào Cai 2012 - 2017

(Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai năm 2012, 2013, 2014, 2015, 2016, 2017)

Trong lực lượng thanh niên trên địa bàn tỉnh Lào Cai lao động nữ chiếm tỷ trọng thấp hơn và có xu hướng tăng lên, cụ thể năm 2012 tỷ trọng nữ thanh niên là 47,3% trong tổng số, sang năm 2014 là 48,2%, năm 2016 là 48,9% và năm 2017 là 49,3%, do Việt Nam nói chung và Lào Cai nói riêng vẫn còn nặng tư tưởng phong kiên phải sinh bằng được con trai, nên lực lượng lao động nữ thanh niên có tỷ trọng thấp hơn. Tuy nhiên, tỷ lệ nam thanh niên chiếm tỷ trọng cao trong tổng số lại là một lợi thế cho phát triển công nghiệp và xây dựng trên địa bàn Tỉnh.

2.2.1.3. Tình hình phân bố nguồn lao động là thanh niên theo các thành phần kinh tế

Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã làm tăng nhanh lực lượng lao động trong các ngành công nghiệp - xây dựng, thương mại và dịch vụ, giảm dần lực

lượng lao động thanh niên trong các ngành nông nghiệp, lâm, ngữ nghiệp. Tình hình thanh niên trong cơ cấu ngành nghề trên địa bàn tỉnh Lào Cai được thể hiện qua bảng 2.3.

Bảng 2.3. Tình hình phân bố lao động thanh niên theo lĩnh vực ở tỉnh Lào Cai

Năm

Nông lâm ngƣ

nghiệp Công nghiệp - Xây dựng Thƣơng mại - Dịch vụ

Tổng Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) 2012 95.827 29,8 72.031 22,4 153.710 47,8 321.568 2013 94.864 29,3 74.790 23,1 154.114 47,6 323.768 2014 92.433 28,5 79.460 24,5 152.434 47,0 324.327 2015 91.024 27,9 85.478 26,2 149.750 45,9 326.252 2016 89.447 27,3 88.791 27,1 149.405 45,6 327.643 2017 88.076 26,8 91.362 27,8 149.203 45,4 328.640

(Nguồn: Sở Lao động Thương binh và Xã hội Lào Cai - Báo cáo tình hình việc làm của Thanh niên tỉnh Lào Cai năm 2012, 2013, 2014, 2015, 2016, 2017)

Qua bảng trên cho thấy số thanh niên làm việc trong ngành thương mại dịch vụ ở Lào Cai có tỷ lệ cao nhất ( trong khoảng 45 – 47%), thấp nhất là tỷ lệ thanh niên lao động trong lĩnh vực nông – lâm – thủy sản (giảm từ 29 ,8% năm 2012 xuống còn 26,8% năm 2017), tỷ lệ thanh niên lao động trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng có xu hướng tăng lên từ 22,4% năm 2012 lên 27,8% năm 2017. Toàn Tình Lào Cai hàng năm có hàng ngàn thanh niên bước vào tuổi lao động và tỷ lệ thanh niên tham gia hoạt động kinh tế tăng đều qua các năm.

Thanh niên tham gia lao động trong các thành phần kinh tế có sự thay đổi đáng kể phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Những con số thống kê cho thấy lực lượng thanh niên ngày càng có vị trí to lớn trong các hoạt động sản xuất, nghề nghiệp, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh nhà. Tuy nhiên trong thực tế thực trạng mất cân đối về cung

cầu lao động, đặc biệt năng lực lao động của thanh niên chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động, vẫn có sự chênh lệch lớn giữa các nhóm ngành nghề. Thanh niên tìm được việc làm nhưng đó là những công việc không ổn định, mang tính thời vụ và thu nhập không cao, dẫn đến hay nhảy việc, thất nghiệp. Trong khi đó những công việc đòi hỏi trí tuệ, trình độ lao động cao thì vẫn không tìm được người phù hợp. Số lượng lao động trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ ngày càng lớn, nhưng dường như vẫn chưa thực sự mang lại hiệu quả, bởi vì đối với ngành thương mại dịch vụ thanh niên chỉ cần trang bị kiến thức vừa đủ cho ngành dịch vụ mình làm mà không cần áp dụng quá nhiều kiến thức chuyên môn về kinh tế, tài chính, nên hiệu quả kinh doanh không cao. Vấn đề lao động và việc làm của thanh niên có liên quan chặt chẽ với những định hướng nghề nghiệp của chính họ. Để có một nguồn nhân lực trẻ đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng cao của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vấn đề đặt ra là phải định hướng phát triển nghề nghiệp mới trong thanh niên, phù hợp với những yêu cầu mới của sự phát triển. Kết hợp giữa nhu cầu thực tế của sự phát triển thị trường lao động mới với xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của thanh niên. Mặt khác giữa yêu cầu về việc làm với định hướng nghề nghiệp của thanh niên, giữa mục tiêu đào tạo nghề và sử dụng lao động có nhiều mâu thuẩn. Hiện tượng “thừa thầy, thiếu thợ” tồn tại qua nhiều năm vẫn chưa được giải quyết một cách thấu đáo

Do vậy, mặc dù nền kinh tế hội nhập, cơ hội việc làm tăng lên, nhưng thực trạng thanh niên thất nghiệp thiếu việc làm vẫn là vấn đề cần giải quyết của xã hội nói chung và tỉnh Lào Cai nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn tỉnh lào cai (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)