Các yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn tỉnh lào cai (Trang 37 - 38)

Về tính chủ động của thanh niên trong đào tạo nghề, ý thức của thanh niên và động lực thanh niên cũng sẽ làm tăng nhu cầu đào tạo nghề, tăng khả năng tham gia thị trường lao động của họ. Những nhân tố như: thái độ bản thân, của gia đình, cha mẹ, vợ, chồng... đối với việc đào tạo nghề của một cá nhân, mức thu nhập bình quân của những thành viên trong gia đình, hoặc sống trong cảnh nghèo sẽ ít cơ hội mặc dù họ mong muốn điều này. Người nghèo sẽ ít có cơ hội được học tập, đào tạo nghề, họ thiếu thông tin, khó có điều kiện di chuyển để tìm việc làm cũng như dễ bị kỳ thị trên thị trường lao động.

Các đặc tính nhân khẩu học của người lao động như tuổi, giới tính cũng ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận: Một số nghiên cứu cho thấy giới tính nam dễ tiếp cận thành công việc làm sau đào tạo nghề hơn những lao động nhiều tuổi và giới tính nữ.

Với mỗi quốc gia, địa phương, nền giáo dục và đào tạo quyết định trực tiếp đến chất lượng đào tạo nghề. Giáo dục và đào tạo nhằm trang bị tri thức, năng lực, kỹ năng cần thiết cho người lao động. Nhiều nhà nghiên cứu về kinh tế - xã hội cho rằng nếu đầu tư một đơn vị vật chất cho giáo dục sẽ tiết kiệm được bẩy đơn vị vật chất trong tương lai. Bởi vậy, đa số các nước phát triển đều coi trọng phát triển giáo dục đào tạo. Để thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH, Đảng và Nhà nước ta coi giáo dục là quốc sách hàng đầu. Ở các quốc gia phát triển, lao động có thể lực tương đối tốt, trí lực tinh thông, được đào tạo khá bài bản nên chất lượng nguồn lao động khá tốt, đáp ứng cơ bản yêu cầu của nền kinh tế phát triển ở trình độ cao, có khả năng cung cấp đội ngũ chuyên gia có trình độ cao cho các quốc gia khác. Ngược lại các quốc gia kém phát triển, thể lực người lao động yếu, việc đào tạo không bài bản làm cho chất lượng lao động không đáp ứng yêu cầu, nhất là những lĩnh vực cần lao động ở trình độ cao. Do vậy, đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động phải tính tới thực trạng về trình độ chuyên môn, kỹ năng lao động, thể lực và trí lực của người lao động. Đối với thanh niên ở các huyện, xã, miền núi, do trình độ phát triển kinh tế - xã hội thấp hơn khu vực đô thị nên nhìn chung lao động có trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn kỹ thuật và nhận thức thấp hơn, khả năng thành thạo của người lao động, ý thức tổ chức kỷ luật cũng thấp hơn, bản thân người lao động có tầm vóc nhỏ bé hơn nên nhìn chung chất lượng lao động không cao. Lao động thanh niên ở khu vực này tuy có khá hơn về trình độ và thể lực so với mặt bằng chung của lực lượng lao động địa phương nhưng vẫn ở trình độ thấp. Vì vậy, đào tạo nghề cho thanh niên cần đặc biệt chú trọng đến yếu tố này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn tỉnh lào cai (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)