Các cơ quan quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên tại tỉnh Lào Cai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn tỉnh lào cai (Trang 60 - 62)

địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2012 – 2017

2.3.1. Các cơ quan quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên tại tỉnh Lào Cai tỉnh Lào Cai

Là một tỉnh vùng cao biên giới, thuần nông, trình độ tay nghề của thanh niên còn thiếu về cả số lượng và chất lượng so với nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội. Cùng với lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và nguồn tài nguyên khoán sản, tỉnh Lào Cai có nhiều thuận lợi dể phát triển kinh tế xã hội. Để khai thác các tiềm năng thế mạnh phục vụ phát triển kinh tế- xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, yêu cầu đặt ra về nâng cao chất lượng thanh niên trong đó trọng tâm là đào tạo nghề cho thanh niên luôn được tỉnh quan tâm chỉ đạo thực hiện.

Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai chịu trách nhiệm về phát triển đào tạo nghề của tỉnh, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đào tạo nghề nói chung và cho thanh niên nói riêng trên địa bàn tỉnh. Sở Lao động - Thương binh Xã hội có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh, trong đó tập trung vào các nhiệm vụ chính: quy hoạch và

phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo nghề, đa dạng hoá các hình thức đào tạo, quản lý nội dung chương trình đào tạo nghề và quản lý chất lượng đào tạo nghề.

2.3.2. Ban hành thể chế, chính sách về đào tạo nghề cho thanh niên tại tỉnh Lào Cai

Đào tạo nghề là một nội dung quan trọng, không thể thiếu trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia để hướng tới sự phát triển bền vững. Đảng và Nhà nước ta luôn coi công tác đào tạo nghề cho thanh niên là nhiệm vụ quan trọng nhằm sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực của đất nước, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng, đáp ứng nguyện vọng về học nghề của thanh niên, gia đình cũng như toàn xã hội. Những năm qua công tác đào tạo nghề cho thanh niên nói chung và thanh niên tỉnh Lào Cai nói riêng đã đạt được những kết quả bước đầu rất quan trọng. Cơ chế chính sách về đào tạo nghề, việc làm được chú trọng phù hợp với cơ chế thị trường và từng bước hội nhập với thị trường lao động trong nước và quốc tế. Hệ thống văn bản quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên của Trung ương và tỉnh Lào Cai ngày càng được bổ sung và hoàn thiện. Nhiều luật mới ra đời và đi vào thực tiễn như: Luật Dạy nghề, Luật Giáo dục nghề nghiệp, Luậtt Thanh niên, Bộ luật Lao động ... và nhiều văn bản hướng dẫn thi hành đã tạo hành lang pháp lý về đào tạo nghề cho thanh niên tỉnh Lào Cai như: Nghị định số 48/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2015 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục nghề nghiệp; Mức chi đào tạo nghề và mức hỗ trợ chi phí đào tạo nghề cho lao động nông thôn tham gia học nghề trên địa bàn tỉnh Lào Cai theo Quyết định 1956 (ban hành kèm theo Quyết định số 1257/QĐ-UBND ngày 23/5/2011của UBND tỉnh Lào Cai); Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” được phê duyệt tại Quyết định số 1511/QĐ-UBND ngày 20/6/2011 của UBND tỉnh Lào Cai; Tỉnh Lào Cai đã Ban hành Quyết định số 781/QĐ-UBND ngày 20/9/2017 về việc tổ chức điều tra, khảo sát nhu cầu đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn tỉnh Lào Cai và tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề của thanh niên. Việc điều tra nhu cầu học nghề nắm bắt được nhu cầu đào tạo nghề của thanh niên từ đó có kế hoạch giao chỉ tiêu đào tạo nghề cho các cơ sở đào

tạo nghề....cùng với cơ chế chính sách và hệ thống văn bản pháp luật là các chương trình mục tiêu như: chương trình phát triển công nghiệp dịch vụ, chương trình phát triển các khu công nghiệp ở Lào Cai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn tỉnh lào cai (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)