Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Lào Cai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn tỉnh lào cai (Trang 40 - 44)

Từ thực tiễn công tác quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên ở tỉnh Hà Giang và tỉnh Yên Bái, có thể thấy những bài học cho tỉnh Lào Cai để nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên như sau:

Thứ nhất: Rà soát, bổ sung qui hoạch phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo nghề trên cơ sở quy hoạch phát triển kinh tế xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo

thanh niên kỹ thuật chất lượng cao cho thị trường lao động trong nước và xuất khẩu lao động.

Thực hiện rà soát, đánh giá lại quy mô đầu tư, mật độ, danh mục ngành nghề và năng lực của các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh, trên cơ sở đó đánh giá đúng thực trạng của hoạt động đào tạo nghề hiện nay cũng như nhu cầu việc làm của thanh niên; qua đó sắp xếp, quy hoạch lại mạng lưới cơ sở đào tạo nghề cho thanh niên cho phù hợp với nhu cầu thực tế của từng địa phương để tránh đầu tư dàn trải, kém hiệu quả.

Mạng lưới cơ sở đào tạo nghề của tỉnh sẽ phát triển theo hướng xã hội hóa, đa dạng hóa, linh hoạt, năng động, thiết thực, thích ứng với cơ chế thị trường và đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động trong - ngoài tỉnh. Hình thành và phát triển đào tạo thanh niên là công nhân kỹ thuật lành nghề trình độ cao theo yêu cầu của một số ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, của các khu công nghiệp và xuất khẩu lao động. Đồng thời các điạ phương cần phải có chính sách đầu tư phát triển mạng lưới ĐTN phù hợp với nhu cầu đào tạo và khả năng tài chính của từng điạ phương.

Thứ hai, cần mở rộng quy mô, đi đôi với nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho thanh niên, gắn đào tạo nghề với giải pháp tạo việc làm cho thanh niên, tự tạo việc làm, tăng thu nhập cho thanh niên. Tranh thủ mọi nguồn lực để đầu tư cho công tác đào tạo nghề.

Phát triển cơ sở đào tạo nghề tại doanh nghiệp: Khuyến khích các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đóng trên điạ bàn tỉnh thành lập cơ sở đào tạo nghề, lớp dạy nghề phục vụ nhu cầu thanh niên là lao động kỹ thuật phù hợp với công nghệ sản xuất của doanh nghiệp. Phát triển mạnh đào tạo nghề theo hướng này sẽ gắn đào tạo nghề với nhu cầu sử dụng lao động, khắc phục được tình trạng thiếu giáo viên, thiếu trang thiết bị, cơ sở vật chất đào tạo, đảm bảo cho thanh niên sau khi học nghề sẽ có việc làm ổn định. Duy trì và phát triển hình thức kèm cặp, truyền nghề, dạy nghề tư nhân, chuyển giao công nghệ trong sản xuất.

Đa dạng hóa trình độ đào tạo nghề, ngành nghề đào tạo và phương thức đào tạo, tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều người và điều kiện phát triển kinh tế xã hội ở

từng địa phương. Chú trọng đào tạo lao động cho phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn và đào tạo thanh niên nông thôn tạo điều kiện để chuyển nhanh lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp. Nâng cao hiệu quả dạy nghề của các cơ sở đào tạo công lập trên địa bàn tỉnh. Đẩy mạnh công tác tư vấn nghề nghiệp và việc làm cho học sinh trước và sau khi học nghề, quản lý tốt vấn đề việc làm của học sinh sau khi tốt nghiệp. Ưu tiên đào tạo nghề cho thanh niên người dân tộc, hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, bộ đội xuất ngũ.

Đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên: Đẩy mạnh công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giao viên dạy nghề theo tiêu chuẩn quy định để bổ sung, cung cấp đội ngũ giáo viên cho Trường Cao đẳng nghề tỉnh và các Trung tâm Dạy nghề cấp huyện, thành phố trong những năm tới. Phát triển đội ngũ giáo viên thỉnh giảng bao gồm các công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ trình độ cao trong các doanh nghiệp, các sở ban ngành, các giảng viên của các Trường cao đẳng, đại học trong khu vực.

Thứ ba: Tăng cường công tác tuyên truyền nhằm thay đổi nhận thức của xã hội về học nghề, lập nghiệp; thông tin cho xã hội về hiệu quả hoạt động ĐTN, kết quả đào tạo nghề trên các phương tiện thông tin truyền thông. Đổi mới công tác quản lý nhà nước về ĐTN.

Tuyên truyền sâu rộng về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với công tác ĐTN, về vai trò vị trí của ĐTN đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và có vai trò quyết định đối với việc lập thân, lập nghiệp của thanh niên nhằm thu hút ngày càng nhiều thanh niên tham gia học nghề.

Tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa các cơ sở giáo dục, đào tạo, hướng nghiệp - dạy nghề, các tổ chức khoa học - công nghệ với các phương tiện thông tin đại chúng để tuyên truyền các chủ trương, chính sách, pháp luật về phát triển nhân lực của Đảng, Nhà nước và Tỉnh. Đặc biệt, đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về năng lực đào tạo của các cơ sở đào tạo và cơ hội việc làm từ các doanh nghiệp. Phối hợp các hoạt động tư vấn nghề nghiệp tại cơ sở đào tạo, dạy nghề và tại doanh nghiệp, tạo điều kiện cho thanh niên lựa chọn ngành nghề phù hợp ngay từ khi vào trường, đồng thời có nhiều thông tin cần thiết về việc làm khi sau khi được đào tạo.

Tiếp tục chấn chỉnh củng cố lại công tác quản lý nhà nước về ĐTN tại điạ phương theo hướng cơ chế quản lý, điều hành phải được đổi mới theo hướng vừa phát huy tính chủ động, năng động của từng cơ sở đào tạo nghề, từng điạ phương vừa phải tuân thủ và thực hiện những quy định chung của pháp luật về ĐTN trên cơ sở đó kiện toàn hệ thống quản lý đào tạo nghề. Đưa nhanh công nghệ thông tin vào công tác quản lý. Thường xuyên bồi dưỡng và đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về ĐTN của điạ phương.

Tiểu kết chƣơng 1

Trong chương 1 tác giả đã làm rõ một số khái niệm về nghề và đào tạo nghề, thanh niên và đào tạo thanh niên, quản lý nhà nước về dào tạo nghề cho thanh niên. Hệ thống hóa những lý luận cơ bản của quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên như: Nội dung quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên, vai trò, mục tiêu quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên; các yếu tố ảnh hưởng đến đào tạo nghề cho thanh niên. Tác giả cũng đã nghiên cứu kinh nghệm quản lý nhà nước đối với đào tạo nghề cho thanh niên của tỉnh Hà Giang và tỉnh Yên Bái, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm về đào tạo nghề cho thanh niên ở Việt Nam nói chung và tỉnh Lào Cai nói riêng.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO THANH NIÊN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn tỉnh lào cai (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)