Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn tỉnh lào cai (Trang 89 - 91)

Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước và để đạt mục đích đặt ra thì việc làm không thể thiếu là tăng cường công tác giám sát, kiểm tra tình hình triển khai thực hiện các nội dung, các khâu công việc. Công tác ĐTN cho thanh niên cũng vậy, để đạt được hiệu quả như mục tiêu đặt ra thì công tác giám sát, kiểm tra phải thực hiện chặt chẽ và thường xuyên từ khâu tuyển sinh và duy trì lớp học. Do quy định về chỉ tiêu tuyển sinh không được trùng đối tượng, mỗi người chỉ được hỗ trợ tham gia học nghề một lần trừ trường hợp đặc biệt, do đó khâu tuyển sinh liên quan đến ý nghĩa chính sách và việc thanh quyết toán cho nên cần giám sát chặt để không ảnh hưởng đến thời gian tổ chức lớp học và lòng tin của người dân. Mặt khác trong quá trình tổ chức lớp học, cũng do thói quen làm việc cảm hứng nên có những người đăng ký học nhưng khi bận công việc riêng lại nhờ ngườii đi học hộ để đủ điều kiện sát hạch và cấp giấy chứng nhận học nghề. Vì thế quá trình duy trì lớp học cần kiểm tra thường xuyên, tăng cường hình thức kiểm tra đột xuất để phát hiện những vấn đề chưa chuẩn để điều chỉnh. Không để xảy ra tình trạng học hộ, đánh trống ghi tên, một học viên tham gia 2 lớp. Một vấn đề nữa cần quan tâm ở đây là việc giám sát kết quả đánh giá, xác nhận quá trình lĩnh hội và trình độ kỹ năng nghề nghiệp của học viên. Việc báo cáo kết quả kiểm tra và tỷ lệ lao động có việc làm sau học nghề của các đơn vị tham gia đào tạo nghề cho thanh niên cần được kiểm chứng lại để đánh giá sát thực. Quá trình đánh giá kết quả học nghề cần có sự tham gia của doanh nghiệp. Việc tổ chức rà soát, theo dõi thanh niên đã được đào tạo nhằm đánh giá hiệu quả của công tác đào tạo nghề, sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí đào tạo nghề do Trung ương, UBND thành phố cấp và các nguồn kinh phí khác.

Vì vậy công tác kiểm tra giám sát quá trình tổ chức và duy trì lớp học cần được các cấp, các ngành từ thành phố đến xã, phường và nhân dân quan tâm hơn nữa, đặc biệt là sự giám sát của nhân dân địa phương và chính quyền cấp xã sẽ giúp

cho công tác quản lý nhà nước về ĐTN hoàn thiện hơn. Để thực hiện tốt hơn việc kiểm tra giám sát cần phải thực hiện:

Thứ nhất: tăng cường kinh phí cho công tác kiểm tra giám sát: Ngoài kinh phí do Trung ương cấp cho hoạt động kiểm tra, giám sát đào tạo nghề cho thanh niên hàng năm tỉnh Lào Cai cần trích một khoản kinh phí từ ngân sách nhà nước của Tỉnh cho công tác kiểm tra, giám sát đào tạo nghề để dảm bảo hoạt động kiểm tra giám sát này được thường xuyên hơn, kịp thời phát hiện những vướng mắc, hạn chế để có hướng điều chỉnh kịp thời, đúng đắn. Từ đó đảm bảo thực thi chính sách đào tạo nghề cho thanh niên được diễn ra thuận lợi, đúng mục đích.

Thứ hai, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động đào tạo nghề cho thanh niên: Với đặc trưng của công tác đào tạo nghề cho thanh niên là có nguồn kinh phí riêng đầu tư cho cơ sở đào tạo nghề, ưu đãi cho giáo viên và cho người học nghề thì công tác kiểm tra, giám sát hoạt động đào tạo nghề dành riêng cho thanh niên là rất cần thiết, góp phần đảm bảo mục đích thực thi chính sách đào tạo nghề cho thanh niên. Công tác kiểm tra, giám sát cần tập trung vào các vấn đề sau:

- Xây dựng tiêu chí kiểm tra, giám sát đánh giá đào tạo nghề cho thanh niên. - Xây dựng phương pháp thu thập và xử lý thông tin, xây dựng phần mềm quản lý đào tạo nghề cho tỉnh Lào Cai.

- Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên ở các cấp hằng năm và giữa kỳ, cuối kỳ.

- Báo cáo tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện các mục tiêu, nội dung chính sách đào tạo nghề cho thanh niên, tình hình quản lý và sử dụng ngân sách tỉnh cho đào tạo nghề.

- Kiểm tra giám sát về các đối tượng được hưởng lợi ích từ đào tạo nghề, trong đó chú trọng đến lợi ích của cán bộ giáo viên và lợi ích của học viên.

- Tăng cường kiểm tra giám sát hoạt động đào tạo nghề đảm bảo cho việc thực thi chính sách đào tạo nghề được diễn ra đúng mục đích, đạt hiệu quả nhờ phát hiện vướng mắc, hạn chế trong quá trình thực thi, từ đó có phương hướng điều chỉnh, bổ sung, khắc phục.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn tỉnh lào cai (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)