Tăng cường thực thi các chính sách, pháp luật về đào tạo nghề cho thanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn tỉnh lào cai (Trang 77 - 81)

thanh niên trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp trong thực thi các chính sách, pháp luật về đào tạo nghề cho thanh niên, quản lý công tác đào tạo nghề cho thanh niên trên cơ sở phân cấp nhiệm vụ quản lý công tác đào tạo nghề, bảo đảm quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm và phát huy tính tích cực, năng động, sáng tạo của các cấp, các ngành. Quản lý nhà nước tập trung vào việc xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược phát triển, trình độ đào tạo và quy mô đào tạo nghề trong từng thời kỳ.

Tăng cường vai trò của cộng đồng, của các đoàn thể, đặc biệt là các hội nghề nghiệp trong việc giám sát chất lượng đào tạo nghề, công tác tuyên truyền. Các cơ sở đào tạo nghề được quyền quyết định và tự chịu trách nhiệm về đào tạo, nghiên cứu, tổ chức, nhân sự và tài chính.

Nâng cao năng lực quản lý của cơ quan quản lý công tác đào tạo nghề các cấp. Thực hiện xã hội hóa các hoạt động đào tạo nghề, huy động các nguồn lực trong xã hội và cộng đồng cho phát triển đào tạo nghề cho thanh niên. Xây dựng cơ chế chính sách tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trở thành một chủ thể quan trọng trong đào tạo nghề.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh Lào Cai quản lý công tác đào tạo nghề, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các chính sách đối với cơ sở đào tạo nghề, tạo sự bình đẳng giữa các cơ sở đào tạo nghề công lập và ngoài công lập trên địa bàn tỉnh; chính sách đối với người dạy nghề, người học nghề; chính sách đối với doanh nghiệp trong đào tạo nghề. Chính sách hỗ trợ người học nghề thuộc các nhóm yếu thế, đồng thời đáp ứng các nhu cầu học nghề của những người có khả năng tài chính, theo cơ chế thị trường.

Các cấp ủy, chính quyền địa phương cần có những biện pháp chỉ đạo tích cực trong việc khảo sát nhu cầu học nghề để xây dựng kế hoạch đào tạo nghề cũng

như công tác tổ chức thực hiện nhằm huy động sức mạnh của toàn bộ hệ chính trị - xã hội vào chương trình mục tiêu giải quyết việc làm, đào tạo nghề cho thanh niên

Xây dựng chính sách thu hút nguồn nhân lực, nhân tài và chế độ đãi ngộ thích hợp kết hợp thông tin rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng. Hiện tại, Lào Cai đang thực hiện chính sách thu hút con em Lào Cai về làm việc tại các cơ quan, ban ngành, đoàn thể của tỉnh. Theo chính sách này, những thanh niên có hộ khẩu thường trú tại Lào Cai, trình độ đại học đạt loại khá trở lên, tùy theo nhu cầu tuyển dụng sẽ được xem xét đặc cách vào trực tiếp làm việc tại các cơ quan đóng trên địa bàn tỉnh phù hợp với chuyên môn, chuyên ngành theo học.

Thực hiện các quy định, chế độ, chính sách đối với giáo viên, cán bộ quản lý đào tạo nghề cũng như tạo điều kiện đảm bảo việc thực hiện các chính sách, chế độ đó, nhằm tạo động lực thúc đẩy, thu hút đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý đào tạo nghề toàn tâm, toàn ý phục vụ công tác đào tạo nghề. Kết hợp chặt chẽ giữa giảng dạy và nghiên cứu khoa học, tạo cơ sở pháp lý để giáo viên có quyền và trách nhiệm tham gia nghiên cứu khoa học.

Nâng cao công tác tuyên truyền, đổi mới nhận thức cơ bản cần phải được thực hiện một cách triệt để và sâu sắc tới cả người học (đối tượng học viên và gia đình của họ), người dạy (các cơ sở đào tạo), người sử dụng lao động (các doanh nghiệp), người quản lý (cơ quan quản lý công tác đào tạo nghề) và các đối tác xã hội khác có liên quan tới vấn đề đào tạo và sử dụng lao động.

Để tăng cường thực thi chính sách pháp luật của nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên cần có những giải pháp trước mắt và lâu dài như:

Tổ chức các lớp tập huấn, các hội nghị quán triệt: Biện pháp này mang tính truyền thống, thời gian tập huấn không nhiều nhưng chuyển tải thông tin cơ bản, hệ thống. Đối tượng tham gia các lớp tập huấn là cán bộ cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, cán bộ, giáo viên tham gia trong lĩnh vực đào tạo nghề và trong các ban, ngành, đoàn thể. Đó là hội nghị tập huấn, quán triệt các văn bản, nghị quyết, chỉ thị có liên quan đến xã hội hóa đào tạo nghề để mọi người nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách để vận dụng vào thực tiễn chỉ đạo.

+ Tổ chức các buổi hội thảo, tọa đàm, ký kết với các Doanh nghiệp, Trường nghề… Đây là biện pháp tuyên truyền có thể tiến hành rộng rải ở nhiều nơi với những chuyên đề, nội dung tuyên truyền cụ thể. Hình thức tổ chức hội thảo, tọa đàm rất phong phú, đa dạng. Các buổi hội thảo, tọa đàm có thể do chính các cơ sở đào tạo nghề tổ chức, song cũng có thể do các công ty, các khu công nghiệp, khu chế xuất … cùng phối hợp tổ chức.

+ Tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng: Đây là biện pháp tuyên truyền khá hiệu quả. Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các cơ quan quản lý công tác đào tạo nghề, các tổ chức xã hội nghề nghiệp tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân nhằm tạo chuyển biến nhận thức về vai trò, vị trí đào tạo nghề, vị trí của người công nhân kỹ thuật trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng để kêu gọi nhân dân trong việc tham gia vào công tác xã hội hóa đào tạo nghề ở địa phương; không phân biệt đối xử với các sản phẩm, dịch vụ của các cơ sở đào tạo nghề công lập và ngoài công lập.

+ Tăng cường sự tham gia phối hợp hoạt động của các đối tác xã hội, tổ chức đoàn thể và đặc biệt là Đoàn thanh niên, doanh nghiệp trong các chương trình giảng dạy, buổi giao lưu về định hướng nghề nghiệp cho thanh niên.

+ Đẩy mạnh và duy trì thường xuyên hoạt động hướng nghiệp, phân luồng học sinh tại trường phổ thông, qua đó từng bước thay đổi xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của học sinh phổ thông nhằm giảm tỷ trọng học sinh lựa chọn học cao đẳng, đại học không phù hợp với khả năng của mình và tăng tỷ trọng học sinh lựa chọn và học các trường đào tạo nghề. Xác định đúng mục đích thông tin về giáo dục hướng nghiệp cho học sinh để có nhận thức đúng đắn về nghề nghiệp; nội dung tuyên truyền ngắn gọn, hấp dẫn, thiết thực, bổ ích; hiện đại hóa các chương trình hướng nghiệp và dạy nghề phổ thông, đảm bảo tính hệ thống của chương trình, tính kế thừa kiến thức và kỹ năng các môn học khác, kiến thức và kỹ năng nghề cần phải gắn với yêu cầu của sản xuất và xã hội; chú trọng nhóm đối tượng tuyên truyền có hoàn cảnh gia đình khó khăn, học lực từ trung bình trở xuống.

+ Mở các lớp đào tạo định hướng cho sinh viên trước khi tham gia thị trường lao động, đặc biệt là cung cấp các kỹ năng trả lời phỏng vấn, xây dựng đề án khởi sự doanh nghiệp. Phát triển các mô hình sinh hoạt câu lạc bộ sinh viên về lựa chọn nghề nghiệp, thành lập hoặc đặt cơ sở giao dịch giới thiệu việc làm cho sinh viên tại các trường cao đẳng, đại học để sinh viên có điều kiện tiếp cận thông tin thị trường lao động kịp thời, cập nhật và thuận tiện.

+ Tăng cường hoạt động và năng lực hoạt động định hướng nghề nghiệp ngoài nhà trường như: hoạt động tư vấn nghề nghiệp tại các trung tâm dịch vụ việc làm, đào tạo nghề; tư vấn hướng nghiệp thông qua các phương tiện thông tin đại chúng; tư vấn hướng nghiệp thông qua các bậc cha mẹ, người bảo trợ, các tổ chức xã hội đặc biệt là đoàn thanh niên. Hoạt động này nhằm cung cấp thông tin về yêu cầu nghề nghiệp, các chế độ, chính sách, địa chỉ liên quan đến hoạt động nghề nghiệp, đào tạo nghề và tuyển dụng lao động trẻ.

+ Liên kết nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ mới và các dịch vụ khác: Về phía các trung tâm đào tạo nghề sẽ chịu trách nhiệm lập đề cương chi tiết, tính toán chi phí cho việc nghiên cứu, tổ chức tập huấn về chuyển giao công nghệ với sự tham gia góp ý của các chuyên gia nghiên cứu khoa học. Tăng cường công tác tuyên truyền để tuyển sinh học viên học nghề, giới thiệu năng lực đào tạo của doanh nghiệp. Về phía doanh nghiệp sẽ tiến hành đặt hàng công trình khoa học, chuyển giao công nghệ xuất phát từ nhu cầu thực tế sản xuất kinh doanh. Hợp đồng với các đối tác nước ngoài trong việc trao đổi lao động, xuất khẩu lao động.

Mở rộng nhóm đối tượng tuyển dụng và sử dụng. Tất các công dân có đủ điều kiện về sức khỏe, trình độ, phù hợp với chuyên ngành, chuyên môn giảng dạy đều có thể đăng ký tham gia tuyển dụng vào vị trí đào tạo nghề cho các trung tâm ĐTN trên địa bàn tỉnh. Ưu tiên đối với các trường hợp đối tượng là người có học hàm, học vị tiến sỹ, thạc sỹ được đào tạo đúng chuyên ngành, người dân tộc thiểu số, anh hùng lực lượng vũ trang, con thương binh, liệt sỹ, thanh niên tri thức trẻ tình nguyện phục vụ nông thôn, miền núi vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo…

Huy động các nguồn lực cho đào tạo nghề: nhà nước, các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước và của xã hội, trong đó nhà nước vẫn đóng vai trò chủ đạo để phát triển đào tạo nghề.

Bên cạnh đó, cần có những chính sách khen thưởng kịp thời đối với đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên dạy nghề; các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh tham gia tịch cực vào hoạt động đào tạo nghề đem lại hiệu quả cao trong công tác đào tạo nghề và sử dụng lao động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn tỉnh lào cai (Trang 77 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)