Những tồn tại hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn tỉnh lào cai (Trang 69 - 73)

Bên cạnh những kết quả đạt được trong công tác quản lý nhà nước về ĐTN cho thanh niên trên bàn tỉnh Lào Cai thời gian qua còn có những tồn tại, hạn chế như sau:

- Một số Sở, ban, ngành, địa phương chưa quan tâm đến việc tạo điều kiện cho thanh niên sau học nghề có điều kiện phát triển kinh tế bằng kiến thức nghề đã học như vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, thị trường tiêu thụ sản phẩm...

- Việc tham mưu thực hiện công tác quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên còn gặp khó khăn, do nhiều huyện trên địa bàn tỉnh Lào Cai chưa bố trí biên chế chuyên trách đào tạo nghề tại Phòng Lao động – TB&XH.

- Mạng lưới cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh tuy được thành lập và phân bố rộng khắp các huyện, thành phố nhưng vẫn chưa được hợp lý, đào tạo theo hướng đa ngành nghề, chưa xây dựng quy hoạch mạng lưới trường nghề trên cơ sở năng lực thế mạnh của trường; chưa hình thành được những trường nghề chất lượng cao. Hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp của tỉnh tuy ngày càng được mở rộng, nâng cấp nhưng chủ yếu vẫn là cơ sở đào tạo công lập, chưa có cơ sở đào tạo ngoài công lập có quy mô lớn và được đầu tư xây dựng hoàn chỉnh để cùng tham gia giáo dục nghề nghiệp cho thanh niên.

- Công tác tuyên truyền, vận động và tư vấn về nghề đào tạo, cơ hội việc làm, thu nhập … cho thanh niên còn hạn chế. Chưa xác định trọng tâm công tác

tuyên truyền, vận động, tư vấn học nghề; chưa gắn kết công tác tuyển sinh với cơ hội tạo việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động và chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh, chưa có sự vào cuộc thực sự của cả hệ thống chính trị.

- Một số quy định, định mức về hỗ trợ ĐTN cho thanh niên chưa phù hợp, chưa đáp ứng nhu cầu ĐTN tại tỉnh, chậm được sửa đổi, bổ sung: Các quy định về mức chi hỗ trợ tiền ăn, chi phí đi lại quá thấp và bất cập về cự ly từ nơi cư trú đến cơ sở đào tạo nghề.

- Chưa phát huy tốt vai trò các doanh nghiệp tham gia đào tạo và dạy nghề, thu hút và giải quyết việc làm cho thanh niên cho nên phần lớn thanh niên sau khi học nghề vẫn làm nghề cũ.

- Đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về đào tạo nghề chưa mang tính chuyên nghiệp, thiếu kinh nghiệm quản lý dạy nghề. Biên chế cán bộ cho phòng đào tạo nghề còn chưa tương xứng với nhiệm vụ được giao. Cán bộ quản lý ở một số trung tâm giáo dục thường xuyên vừa quản lý lĩnh vực giáo dục chuyên nghiệp vừa quản lý lĩnh vực đào tạo nghề nên kinh nghiệm quản lý còn hạn chế. Đội ngũ cán bộ quản lý dạy nghề của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp vẫn còn chưa được bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý đào tạo nghề

- Kinh phí đầu tư chưa tương xứng với số lượng thanh niên cần đào tạo theo độ khó của từng nghề, công tác điều tra khảo sát nhu cầu học nghề của thanh niên động và khảo sát nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp chưa được quan tâm đúng mức, cơ sở dạy nghề trên địa tỉnh còn yếu, thủ tục hồ sơ thanh quyết toán kinh phí rườm rà.

Nguyên nhân của những hạn chế

- Tác động, ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, trong nước nên hầu hết các lĩnh vực sản xuất đều sụt giảm, đình trệ, sản xuất kinh doanh kém hiệu quả đã ảnh hưởng rất lớn đến thị trường lao động, việc làm.

- Nhận thức của cán bộ và nhân dân chưa đầy đủ, chưa quan tâm đúng mức đến công tác quản lý ĐTN, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho thanh niên trong quá trình thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Tư tưởng trông chờ, ỉ lại vào sự bao cấp vẫn còn nặng nề.

- Bản thân thanh niên chưa nhận thức đúng, chưa hiểu được tầm quan trọng của việc học nghề để lập nghiệp, chưa mạnh dạn tham gia, động viên con em học nghề. Chưa coi việc học nghề là yếu tố cần thiết để tạo việc làm, tăng thu nhập, bảo đảm cuộc sống cho bản thân và gia đình.

- Tổng số biên chế của tỉnh Lào Cai bị khống chế đảm bảo tiết kiệm chi ngân sách nhà nước, vì thế biên chế của các phòng chuyên môn của tỉnh cũng được khống chế về số lượng nhân sự, do đó không thể bố trí cán bộ chuyên trách theo dõi, quản lý công tác ĐTN cho thanh niên dễ dàng.

- UBND các huyện, thành phố, các ngành kinh tế chưa xây dựng được chiến lược, kế hoạch dài hạn và hàng năm về đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; chưa dự báo, xác định được ngành nghề, cơ cấu và lộ trình đào tạo, từ đó bị động trong việc cân đối nguồn nhân lực cho phát triển.

- Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành, các địa phương trong tổ chức thực hiện đào tạo nghề cho thanh niên có lúc, có nơi chưa đồng bộ, thiếu chặt chẽ. Việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội; doanh nghiệp và người dân về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của đào tạo nghề còn hạn chế, chưa đầy đủ và chưa được thường xuyên.

- Tiền lương đối với giáo viên dạy nghề còn thấp, chưa có bảng lương riêng cho giáo viên dạy nghề; chưa có chính sách thu hút học sinh - sinh viên tốt nghiệp nghề loại giỏi, những người có chuyên môn kỹ thuật, có tay nghề cao, có kinh nghiệm sản xuất vào làm giáo viên dạy nghề.

- Đầu tư kinh phí tổ chức giáo dục nghề nghiệp chưa tương xứng với yêu cầu, nhiệm vụ phát triển của ngành; chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển đào tạo về quy mô và chất lượng, chưa tập trung, đồng bộ theo nghề; các nguồn lực khác đầu tư cho giáo dục nghề nghiệp còn hạn chế. Ngoài ra, việc cấp kinh phí thường xuyên từ ngân sách nhà nước cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp chưa căn cứ vào chi phí đào tạo theo từng nghề và kết quả đầu ra;

- Các trường đào tạo nghề chưa thực sự quan tâm, chú trọng đến công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên tham gia đào tạo nghề, đặc biệt là nâng cao trình độ kỹ năng nghề.

Tiểu kết chƣơng 2

Chương 2 của luận văn nêu các đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội văn hóa của tỉnh Lào Cai ảnh hưởng đến công tác quản lý đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn tỉnh, phân tích những thuận lợi và khó khăn của tỉnh Lào Cai đối với công tác đào tạo nghề cho thanh niên; Phân tích thực trạng về đào tạo nghề cho thanh niên của tỉnh Lào Cai trong giai đoạn 2012 - 2017; Thực trạng quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên. Qua đó luận văn cũng làm rõ được những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân dẫn đến những hạn chế tồn tại trong công tác quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn tỉnh, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn tỉnh Lào Cai ở chương 3.

Chƣơng 3

PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO THANH NIÊN TRÊN

ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn tỉnh lào cai (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)