* Năng lực lãnh đạo, quản lý và trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ trong bộ máy Tài chính công
Ở bấy kỳ cấp nào, năng lực quản lý của người lãnh đạo và bộ máy quản lý có tầm quan trọng đặc biệt đối với công tác quản lý tài chính công. Nó quyết định sự hợp lý, phù hợp của các chiến lược phát triển KT-XH, tác động trực tiếp đến hiệu quả của việc quản lý các nguồn lực công. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ làm công tác chuyên môn về quản lý tài chính là yếu tố quyết định đến hiệu quả thu, chi Ngân sách nói chung cũng như đối với chi NSNN nói riêng. Việc sử dụng nguồn lực tài chính công đúng mục tiêu, đúng mức, đúng thời điểm để mang lại hiệu quả cao nhất là do khả năng chuyên môn của đội ngũ cán bộ tài chính trong quá trình sử dụng nguồn lực.
Tổ chức bộ máy quản lý chi NSNN tại địa phương và việc vận dụng quy trình nghiệp vụ quản lý vào thực tiễn địa phương có tác động rất lớn đến hiệu quả của hoạt động chi NSNN. Tổ chức bộ máy quản lý chi NSNN có trình độ, chuyên môn nghiệp vụ tốt, quản lý khoa học, rõ ràng sẽ góp phần nâng cao chất lượng quản chi NSNN và nâng cao hiệu quả quản lý NSNN trên địa phương.
* Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý chi NSNN cấp huyện
Ngày nay, công nghệ thông tin được xem như một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày, nó có mặt ở hầu hết tất cả các khía cạnh của cuộc sống xã hội. Ứng dụng công nghệ thông tin cũng là một phần không thể thiếu và tác động rất lớn trong công tác quản lý NSNN địa phương.
* Sự phối hợp với Kho bạc nhà nước và các cơ quan chức năng
Một trong những chức năng quan trọng của Kho bạc nhà nước là quản lý quỹ NSNN. Vì vậy, KBNN vừa có quyền, vừa có trách nhiệm phải kiểm soát chặt chẽ mọi khoản chi ngân sách nhà nước, đặc biệt là các khoản chi thường xuyên, chi đầu tư XDCB. KBNN phải kiểm tra việc sử dụng kinh phí NSNN cấp cho các đơn vị, tổ chức kinh tế bảo đảm đúng mục đích, đúng chế độ định mức chi tiêu của nhà nước, chịu trách nhiệm về tính hợp pháp, hợp lệ của việc sử dụng. Công việc kiểm tra đó được KBNN thực hiện thông qua việc xem xét các hồ sơ, tài liệu chi NSNN trên các phương diện như dự toán ngân sách được duyệt thẩm định, tiêu chuẩn định mức chi của Nhà nước. Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện thấy cơ quan, đơn vị sử dụng kinh phí được NSNN không đúng mục đích, không có hiệu quả hoặc không đúng
chế độ, chính sách kế toán, KBNN sẽ thực hiện việc thu hồi cho NSNN theo đúng trình tự quy định.
1.4. Kinh nghiệm quản lý chi NSNN ở một số địa phƣơng và bài học kinh nghiệm rút ra cho thị xã Hƣơng Thủy
1.4.1. Kinh nghiệm quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội
Trong điều hành chi ngân sách, cấp uỷ, chính quyền các cấp ở Chương Mỹ đã chỉ đạo sát sao, chặt chẽ và các cơ quan chuyên môn tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, giám sát ngay từ đầu năm nên việc chi tiêu được bám sát dự toán, bảo đảm cân đối tích cực. Chi đầu tư phát triển kinh tế- xã hội được bảo đảm tiến độ thực hiện dự án, chi tiêu dùng tiết kiệm, phục vụ hiệu quả các nhiệm vụ chính trị của huyện và cơ sở. Ngoài ra Chương Mỹ còn đáp ứng kinh phí phục vụ các khoản chi đột xuất của huyện, xã, thị trấn, đã tạo điều kiện cho các cấp, ngành hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Công tác quản lý tài chính ngân sách xã luôn được xác định là nhiệm vụ trọng tâm. KBNN huyện đã tích cực kết hợp với các ngành thuộc khối Tài chính quản lý chặt chẽ thu, chi, thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ quản lý, điều hành ngân sách trên địa bàn huyện. Đồng thời phòng tài chính – kế hoạch đã triển khai chương trình tin học kế toán ngân sách xã, nhằm đưa ứng dụng công nghệ vào việc hạch toán kế toán quản lý thu, chi, đáp ứng nhu cầu quản lý ngân sách xã trong giai đoạn hiện nay. Năm 2015, tổng thu NSNN dự kiến là 188.456 triệu đồng, tăng 13% so với dự toán đầu năm; ngân sách huyện, xã dự kiến thu 182.424 triệu đồng, tăng 15% so với dự toán đầu năm. Đối với chi ngân sách Chương Mỹ giữ ổn định theo dự toán mà HĐND huyện đã phê duyệt; Trên cơ sở một số nguồn thu tăng, huyện sẽ bổ sung thêm nhiệm vụ chi là 24.421 triệu đồng, như bổ sung tăng vốn đầu tư XDCB 9.385 triệu đồng, chi sự nghiệp kinh tế 1.649 triệu đồng, chi thường xuyên 13.387 triệu đồng. Để chủ động quản lý về điều hành ngân sách những tháng cuối năm, Chương Mỹ tập trung khắc phục những yếu kém, đề ra các biện pháp thực hiện, phấn đấu hoàn thành vượt dự toán thu, bảo đảm nhiệm vụ chi. Tập trung huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực, phấn đấu thực hiện đạt, vượt mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2015. Các cấp chính quyền, ngành thuế và một số
ngành chức năng làm rõ nguyên nhân thất thu đối với từng chỉ tiêu thu ở từng lĩnh vực, từng địa bàn. Tổ chức thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất, tạo vốn từ quỹ đất để xây dựng cơ sở hạ tầng. Tiếp tục củng cố công tác quản lý tài chính, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý điều hành của bộ máy chính quyền cấp xã.
1.4.2. Kinh nghiệm quản lý chi ngân sách nhà nước tại thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị Quảng Trị
Thành phố Đông Hà là trung tâm kinh tế - chính trị - hành chính của tỉnh Quảng Trị. Đây là đơn vị có số thu nội địa lớn nhất của tỉnh. Giai đoạn 2015-2019, nhờ sự phân cấp tối đa nguồn thu, nhiệm vụ chi và mở rộng tỷ lệ (%) phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách do HĐND tỉnh ban hành mà đã góp phần khuyến khích và tạo điều kiện cho thành phố Đông Hà tăng cường công tác quản lý, khai thác nguồn thu, tạo nguồn lực cho đầu tư phát triển, đảm bảo nhiệm vụ chi được giao, từng bước đáp ứng nhu cầu chi tại chỗ, nâng cao tính chủ động trong quản lý điều hành ngân sách của thành phố.
Thành phố Đông Hà đã áp dụng hệ thống TABMIS (hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc) trong quản lý, điều hành ngân sách. Vì vậy mà việc quản lý các nguồn kinh phí chặt chẽ, minh bạch, góp phần giúp thành phố chủ động cân đối nguồn vốn để bố trí dự toán cho các nhiệm vụ chính trị quan trọng của địa phương. Các khoản chi tiêu bảo đảm đúng chế độ chính sách theo Luật NSNN và các quy định hiện hành. Nhờ quản lý tốt các nguồn kinh phí nên sau khi dành 50% tăng thu để tạo nguồn cải cách tiền lương, thành phố đã ưu tiên dành phần lớn kết dư ngân sách để chi đầu tư phát triển và xây dựng chỉnh trang kết cấu hạ tầng đô thị. Việc xác định số bổ sung cân đối, bổ sung mục tiêu bảo đảm phù hợp với khả năng ngân sách theo hướng phân cấp mạnh cho cơ sở. Thành phố Đông Hà có gần 35% số xã, phường đã chủ động được ngân sách, không phải bổ sung cân đối. Trong công tác quản lý chi thường xuyên, thành phố đã thực hiện giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính theo Nghị định 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ cho 100% đơn vị hành chính và giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của
Chính phủ cho 100% đơn vị sự nghiệp công lập. Kết quả, các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập được giao tự chủ đã chủ động trong việc sử dụng biên chế, tổ chức, thực hiện nhiệm vụ được giao, khai thác tối đa nguồn thu theo quy định, quản lý chặt chẽ và sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả kinh phí được ngân sách cấp và kinh phí được chi từ nguồn thu để lại, từ đó sắp xếp bộ máy hợp lý, bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ và tăng thu nhập cho cán bộ, công chức. Công tác quản lý và điều hành ngân sách của các đơn vị, các địa phương trên địa bàn thành phố bám sát dự toán giao, không có phát sinh lớn ngoài dự toán.
1.4.3. Kinh nghiệm quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình Quảng Bình
Tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình công tác quản lý chi thường xuyên đã được UBND huyện tiến hành bằng cách khoán biên chế và khoán chi kinh phí quản lý hành chính nên các đơn vị trực thuộc đã chủ động trong sử dụng kinh phí được ngân sách cấp, sắp xếp bộ máy, bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ và tăng thu nhập cho cán bộ, công chức. Thực hiện nghiêm túc việc công khai ngân sách các cấp, nhất là các quỹ nhân dân đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng.
Việc phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi cũng như tỷ lệ điều tiết các khoản thu giữa các cấp ngân sách được thực hiện ổn định, đã từng bước nâng cao được tính chủ động và trách nhiệm của chính quyền địa phương trong điều hành ngân sách, tăng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.
1.4.4. Bài học rút ra cho thị xã Hương Thủy
Từ kinh nghiệm quản lý chi NSNN của các địa phương nêu trên, có thể rút ra một số bài học quản lý chi NSNN cấp huyện ở thị xã Hương Thủy như sau:
Thứ nhất, kinh nghiệm tại các huyện đều cho thấy, phải xác định được mục tiêu ưu tiên trong chi NSNN. Trong khâu lập và phân bổ dự toán chi NS cần cân đối nguồn lực hợp lý để bố trí nguồn chi cho các mục tiêu ưu tiên, nhất là chi cho mục tiêu đầu tư XDCB phù hợp với yêu cầu phát triển KT-XH trên địa bàn, chú trọng đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông, hạ tầng giáo dục, tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, qua đó tăng khả năng cân đối thu – chi NSNN, tăng quyền chủ động của địa phương.
Thứ hai, phải đảm bảo cân đối giữa chi thường xuyên và chi đầu tư XDCB. Trong quản lý chi đầu tư XDCB phải hạn chế tình trạng phân bổ vốn dàn trải, dẫn đến chậm tiến độ thi công các công trình và nợ đọng XDCB kéo dài, ngăn ngừa hành vi gây thất thoát, lãng phí do áp sai đơn giá, lập dự toán kinh tế, kỹ thuật chưa sát với thực tế…
Thứ ba, tích cực khuyến khích các đơn vị sử dụng NSNN thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính, về thực hiện nhiệm vụ, quản lý biên chế và kinh phí. Cần khuyến khính nâng cao hiệu quả sử dụng kinh phí do NSNN cấp nhằm phát huy tối đa khả năng huy động nguồn thu của các đơn vị, xóa bỏ tâm lý trông chờ, ỷ lại vào NSNN. Các đơn vị hành chính sự nghiệp phải xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, đưa các phương án tiết kiệm chi thường xuyên vào chương trình hành động. Đẩy mạnh thực hiện cơ chế khoán chi hành chính đi đôi với khoán biên chế trong cơ quan hành chính.
Thứ tư, tập trung quản lý chặt chẽ công tác quản lý chi ngân sách trên tất cả các khâu của chu trình ngân sách, từ khâu lập dự toán, chấp hành dự toán, quyết toán ngân sách và công tác thanh tra, kiểm tra.
Thứ năm, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát góp phần thực hiện tốt kỷ cương tài chính; phấn đấu thực hiện mục tiêu tiết kiệm, hiệu quả, chống thất thoát lãng phí đối với các khoản chi, bảo đảm tính công khai minh bạch. Coi việc thực hiện công khai tài chính ngân sách các cấp là biện pháp để tăng cường giám sát của cán bộ, công chức và nhân dân trong việc quản lý sử dụng ngân sách ở địa phương, đơn vị, nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách. Kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm những khoản chi sai chế độ, chính sách, những hành vi tham ô, tham nhũng làm lãng phí, thất thoát công quỹ.
Tiểu kết chương 1
Trong chương này, tác giả đã nêu tổng quan cơ sở lý luận về NSNN cấp huyện và chi NSNN cấp huyện. Tiếp đó tác giả cũng đã tập trung trình bày lý luận về quản lý chi NSNN cấp huyện, nêu bật được vị trí vai trò của chi NSNN và quản lý cho NSNN đối với phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh của địa phương, sự cần thiết, tính tất yếu khách quan phải tăng cường công tác quản lý chi NSNN huyện. Đồng thời tác giả làm rõ công tác quản lý chi NSNN qua các nội dung như lập dự toán chi ngân sách, chấp hành dự toán chi NSNN, quyết toán chi NS và kiểm tra, kiểm soát việc quản lý chi NSNN cấp huyện.
Chương 1 cũng đề cập đến những nhân tố khách quan và chủ quan có ảnh hưởng đến công tác quản lý chi NSNN cấp huyện. Toàn bộ nội dung chương 1 là cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu các Chương tiếp theo của Luận văn.
Những vấn đề lý luận trên đây sẽ được vận dụng để phân tích, đánh giá thực trạng quản lý chi NSNN trên địa bàn thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ HƢƠNG THỦY, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thị xã Hƣơng Thủy
2.1.1. Vị trí địa lý, lịch sử hình thành và phát triển của thị xã Hương Thủy
Hương Thủy là thị xã nằm ở cửa ngõ phía Đông Nam của thành phố Huế, có tổng diện tích tự nhiên 456,02 km2, có tọa độ 16o29' vĩ bắc, 107o41 kinh đông. Phía Đông Nam giáp Huyện Phú Lộc; phía Tây Bắc giáp Thành phố Huế, Thị xã Hương Trà; phía Tây Nam giáp huyện A Lưới; phía Nam giáp huyện Nam Đông; phía Bắc giáp huyện Phú Vang.
Hương Thủy nằm tiếp cận phía đông nam Thành phố Huế, kéo dài về phía đông nam đến Phú Lộc và tây nam đến Nam Đông, đồng thời, trải rộng ra hai phía đông tây đến tận địa giới Phú Vang, Hương Trà, A Lưới; hầu hết phần lãnh thổ phía tây đường quốc lộ 1A là đồi núi. Đồi núi là quang cảnh nổi bật trong địa hình và thiên nhiên Hương Thủy, chiếm đến 76,33% diện tích. Đồng bằng hẹp, chạy thành một dải phía đông và đông bắc dọc Lợi Nông và Đại Giang. Trên địa phận Hương Thủy, sông Hương chảy qua các xã ở trung lưu như Phú Sơn, Dương Hòa, Thủy Bằng (nhánh Tả Trạch), các phường, xã ở hạ lưu như Thủy Dương, Thủy Phương, Thủy Châu (nhánh Lợi Nông)... Sông Hương vùng đầu nguồn và trung lưu chảy qua vùng địa hình dốc đá cứng, tạo nên nhiều ghềnh thác (Tả Trạch có 55 thác, Hữu Trạch có 14 thác).
Thị xã Hương Thủy được thành lập ngày 09/02/2010. Việc thành lập thị xã Hương Thuỷ sẽ phát huy mạnh mẽ hơn chức năng trung tâm đô thị phía Đông Nam của tỉnh Thừa Thiên - Huế, tạo ra động lực mới cho sự phát triển, góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Thị xã gồm có 12 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm 5 phường: Phú Bài, Thủy Lương, Thủy Châu, Thủy Phương, Thủy Dương và 7 xã: Thủy Bằng, Thủy Phù, Thủy Tân, Thủy Thanh, Thủy Vân, Dương Hoà, Phú Sơn.
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cho nên thời tiết diễn ra theo chu kỳ 4 mùa, mùa xuân mát mẻ, ấm áp; mùa hè nóng bức; mùa thu dịu và mùa đông
gió rét. Ở địa phương, hình thành hai thời kỳ khô và ẩm khác nhau. Thời kỳ ẩm từ